1. Định
nghĩa (theo Trung tâm Nghiên cứu
Lý Học Đông Phương)
- Ngoại cảm là một khả năng đặc biệt của con người. Người có khả năng ngoại cảm không sử dụng những giác quan bình thường, mà khả năng cảm nhận bằng giác quan thứ sáu rõ ràng và liên tục hơn những người thường, như khả năng nói chuyện với người chết, khả năng theo dõi con người, tiên đoán tương lai, biết được quá khứ của một thực thể nào đó v.v…
- Thực ra, khả năng ngoại cảm của con người được biết đến từ thời xa xưa. Các nước trên thế giới, từ lâu, đã nghiên cứu và ứng dụng ngoại cảm vào nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có cả quân sự. Đối với các bậc chân sư Phật giáo, khả năng đặc biệt của các nhà ngoại cảm là chuyện bình thường, không có gì xa lạ cả. Những thiền sư, nhờ tu tập thiền định mà thành tựu Tam minh và Lục thông.
- Trong khi đó, khả năng của các “nhà ngoại cảm” hiện nay có thể xem như là một phần nhỏ của Thiên nhãn thông (năng lực thấy rõ mọi thứ, không ngăn ngại), Thiên nhĩ thông (năng lực nghe được tất cả các dạng âm thanh) và Tha tâm thông (năng lực biết được tâm ý của người khác).
2. Phân loại (theo trungtâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương)
- Theo nguyên nhân, nguồn cơn:
- Ngoại cảm là một khả năng đặc biệt của con người. Người có khả năng ngoại cảm không sử dụng những giác quan bình thường, mà khả năng cảm nhận bằng giác quan thứ sáu rõ ràng và liên tục hơn những người thường, như khả năng nói chuyện với người chết, khả năng theo dõi con người, tiên đoán tương lai, biết được quá khứ của một thực thể nào đó v.v…
- Thực ra, khả năng ngoại cảm của con người được biết đến từ thời xa xưa. Các nước trên thế giới, từ lâu, đã nghiên cứu và ứng dụng ngoại cảm vào nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có cả quân sự. Đối với các bậc chân sư Phật giáo, khả năng đặc biệt của các nhà ngoại cảm là chuyện bình thường, không có gì xa lạ cả. Những thiền sư, nhờ tu tập thiền định mà thành tựu Tam minh và Lục thông.
- Trong khi đó, khả năng của các “nhà ngoại cảm” hiện nay có thể xem như là một phần nhỏ của Thiên nhãn thông (năng lực thấy rõ mọi thứ, không ngăn ngại), Thiên nhĩ thông (năng lực nghe được tất cả các dạng âm thanh) và Tha tâm thông (năng lực biết được tâm ý của người khác).
2. Phân loại (theo trungtâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương)
- Theo nguyên nhân, nguồn cơn:
* Ngoại cảm bẩm sinh: Tức là sinh ra đã có khả năng ngoại cảm.
* Ngoại cảm hình thành sau khi phải trải qua một biến cố ngoại cảnh : chấn thương, bệnh tật...
* Ngoại cảm có do rèn luyện theo những phương pháp đặc biệt.
* Ngoại cảm hình thành sau khi phải trải qua một biến cố ngoại cảnh : chấn thương, bệnh tật...
* Ngoại cảm có do rèn luyện theo những phương pháp đặc biệt.
- Theo tính chất, công năng:
* Thần giao cách cảm (telepathy): khả năng giao lưu ý nghĩ giữa những người không giao tiếp với nhau, không nhìn thấy nhau.
* Tiên tri (precognition): khả năng biết trước các việc xảy ra trong tương lai.
* Thấu thị (clairvoyance): khả năng nhìn thấy các vật ngoài tầm mắt hay bị che khuất.
* Tâm vận (psychokinesis): khả năng dùng năng lực tâm linh để di chuyển các vật thể.
* Tiên tri (precognition): khả năng biết trước các việc xảy ra trong tương lai.
* Thấu thị (clairvoyance): khả năng nhìn thấy các vật ngoài tầm mắt hay bị che khuất.
* Tâm vận (psychokinesis): khả năng dùng năng lực tâm linh để di chuyển các vật thể.
3. Hiện trạng “ngoại cảm và việc tìm hài cốt”
Hiện nay, các “nhà ngoại cảm” thường tìm kiếm hài cốt theo hai hướng:
- Khuynh hướng thứ nhất là các nhà ngoại cảm “thấy” được hài cốt, vẽ lại sơ đồ chi tiết khu vực ấy và hướng dẫn thân nhân tìm kiếm. Trường hợp này nhà ngoại cảm chỉ sử dụng khả năng “thiên nhãn thông” của mình để tìm kiếm và phát hiện hài cốt mà không cần trợ giúp của “chủ nhân” chính hài cốt ấy. Tuy nhiên, vì nhà ngoại cảm “thấy khi mờ khi tỏ”, nên có thể phải điều chỉnh nhiều lần mới tìm ra vị trí chính xác của hài cốt.
- Khuynh hướng thứ hai thì ngược lại, có những người tự xưng mình là “nhà ngoại cảm”, có thể tiếp xúc với người “cõi âm” và họ chỉ cho nhà ngoại cảm thấy hài cốt của chính họ hoặc những người khác. Trường hợp này, “nhà ngoại cảm” hoặc thân nhân của người chết cần phải thắp nhang cúng bái, gọi hồn… để có thể biết được mộ phần của người đã khuất, rồi sau khi tìm được “hài cốt”, đôi khi chỉ là “chút đất màu đen”… thì phải lập “Đàn” để cúng tế…
4. Giáo hội và vấn đề ngoại cảm
4.1. Nguyên tắc chung
- Đạo lý: Phạm vi chuyên môn của Giáo Hội là phán đoán hành vi tốt hoặc xấu xét theo luân lý, dựa trên Thánh Kinh và Thánh Truyền. Về phương diện này, những hành vi nào trái ngược lại với việc tôn kính Thiên Chúa đều bị ngăn cấm :
* Không ai được phép thờ lạy ma quỷ, hoặc kêu cầu chúng đến trợ lực.
* Không ai được phép đòi buộc Thiên Chúa phải tỏ cho biết tương lai của mình.
* Không ai được phép kêu hồn người chết. (Linh hồn những người chết ở trong tay Chúa, chứ không đi lang thang đến không trung).
* Không ai được phép đòi buộc Thiên Chúa phải tỏ cho biết tương lai của mình.
* Không ai được phép kêu hồn người chết. (Linh hồn những người chết ở trong tay Chúa, chứ không đi lang thang đến không trung).
- Khoa học: Giáo Hội không can thiệp vào công việc nghiên cứu của các nhà khoa học. Nói đến chuyện khoa học có nghĩa là tìm hiểu sự thực như thế nào, hay chỉ là chuyện ảo giác, và tệ hơn nữa, chuyện lừa đảo, bịp bợm.
- Tâm lý: Có khi một chuyện không xấu xét về mặt luân lý nhưng có hại cho sức khoẻ (dù thể lý hay tâm lý) thì người có trách nhiệm giáo dục phải khuyên can. Sự ngăn cấm này nằm trong mối quan tâm mục vụ.
4.2. Trường hợp cụ thể
- Có nên cấm giáo dân nhờ các nhà ngoại cảm can thiệp trong việc tìm hài cốt không? - Thưa, cần phải xác định tính cách khoa học của các nhà ngoại cảm. Có đáng tin không? Hay cũng giống như mấy ông thầy bói? Dĩ nhiên là khi nhờ các nhà ngoại cảm tìm hài cốt mà có “màu sắc” mê tín, bói toán, chiêu hồn thì tuyệt đối là không được, vì không phù hợp với Đức Tin Kitô giáo!
- Phải giải thích thế nào về những trường hợp xem ra “rất chính xác” theo chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm? - Thưa, vấn đề ở đây thuộc về lãnh vực khoa học. Tại sao có những người tìm được mạch nước để đào giếng? Thưa là bởi vì họ có những “giác quan đặc biệt”. Như vậy, trong trường hợp chỉ là ngoại cảm thuần tuý mà thôi, cộng với những bằng chứng khoa học xác thực, thì chúng ta có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, dưới khía cạnh mục vụ thì không nên khuyên người giáo dân cậy nhờ những “nhà ngoại cảm” tìm hài cốt, vì người Công giáo chúng ta có những cách thế khác để tưởng nhớ người đã khuất như xin lễ, dâng lời cầu nguyện cho họ.
- Đối với những trường hợp tìm mộ có “màu sắc” mê tín dị đoan, có được cừ hành các lễ nghi an táng Công giáo không? – Xin thưa là không! Lý do là vì lễ nghi an táng chỉ đựơc thực hiện với thi hài người quá cố (Giáo hội bày tỏ lòng tôn kính đối với thân xác đã được thánh hoá nhờ Bí Tích Rửa tội và là đền thờ của Chúa Thánh Thần) chứ không phải với “nắm đất màu đen” (không bộc lộ được những dấu hiệu khả thể của thân xác nữa).
Nhóm Thần học luân
lý
Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin
Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin
Nguồn: www.giaolyductin.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét