Trên bình diện tự nhiên, cái gì THẤY thì không cần TIN. Trong kinh Tin kính chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời… Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu… Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần…”, nhưng đến phần Giáo Hội: “Tôi tin CÓ Hội Thánh…”. Từ CÓ là một hữu hình, khả giác. Hội Thánh là một cộng đoàn hữu hình, nhưng tại sao chúng ta cần phải TIN? Đặt câu hỏi như thế, chúng ta thấy ngoài sự hữu hình của Hội Thánh, còn có một điều gì siêu nhiên mà chúng ta không thấy, nên cần phải TIN.
Do đó, mừng lễ lập Tông Tòa Thánh Phêrô, Hội Thánh muốn chúng ta xác tín điều chúng ta không thấy kia.
Trước hết, chúng ta dựa vào Kinh Thánh, nhất là Lời Chúa mà Giáo Hội trích đọc hôm nay để chúng ta thấy điều phải tin.
Do đó, mừng lễ lập Tông Tòa Thánh Phêrô, Hội Thánh muốn chúng ta xác tín điều chúng ta không thấy kia.
Trước hết, chúng ta dựa vào Kinh Thánh, nhất là Lời Chúa mà Giáo Hội trích đọc hôm nay để chúng ta thấy điều phải tin.
- Giáo Hội xuất phát từ Chúa Kitô.
Trong Kinh Thánh, phần C.Ư diễn tả Thiên Chúa là Đá Tảng: “Chúa là tảng đá, là thành trì của tôi” (TV.72,3), và phần T.Ư nói đến Đức Giêsu là Thiên Chúa phục sinh cũng là Nền Tảng (1Pr. 2,4-5). Phêrô cũng được Đức Giêsu đặt làm đá tảng, là nền của Hội Thánh. Ngài chọn Phêrô để chia sẻ trách nhiệm với Ngài: “Phêrô, Con là đá, trên đá này, Thầy sẽ xây dựng Hôi Thánh của Thầy…” (Mt.16,17-19)
Chúa Giêsu cũng trao chìa khóa cho Phêrô. Sách Khải Huyền nhấn mạnh chỉ mình Chúa Giêsu nắm giữ chìa khóa (Kh. 3,7). Chìa khóa là hình ảnh, là dấu chỉ về việc cai quản (Is. 22,22; Kh.1,19). Cho nên người nào giữ chìa khóa của một ngôi nhà, người ấy có toàn quyền trên ngôi nhà đó. Chìa khóa tượng trưng cho quyền hành và trách nhiệm cai quản. Trao chìa khóa theo ngôn ngữ kinh thánh tượng trưng cho sự ủy thác trách nhiệm.
Phêrô được trao chìa khóa Nước Trời, nghĩa là được tham dự vào quyền bính trách nhiệm của Chúa Giêsu. Chính vì thế, Phêrô đại diện cho Chúa Kitô có quyền giáo huấn, quyền thánh hóa và quản trị Hội Thánh nhằm mục đích phục vụ dân Chúa.
Như vậy, quyền lãnh đạo trong Hội Thánh không phát xuất từ loài người, nói cách khác không do tập thể người đời bầu chọn thay mặt dân để lãnh đạo Hội Thánh, mà là do Thiên Chúa tuyển chọn. Cụ thể thánh Phaolô được đề cử phát biểu trước mặt cộng đoàn dân Chúa trong hội đường, ông nói: “Thưa đồng bào Israel, các vị kính giới Thiên Chúa xin hãy nghe: dân tộc chúng ta được Chúa cho thịnh đạt trong thời cư ngụ tại Ai-cập. Nhưng Ai-cập đã bắt cha ông chúng ta làm nô lệ, thì Chúa sai ông Mô-sê giải phóng cho dân tộc, dẫn về miền đất Hứa ; sau đó Chúa lại ban cho dân tộc chúng ta có các thẩm phán lãnh đạo ; dân xin có vua, Chúa chiều ý dân, Ngài bảo ngôn sứ Samuel chọn ông Saun làm thủ lãnh, nhưng ông đã bất trung với Chúa, Chúa lại chọn Đavid, trở thành một vị vua xuất sắc nhất lãnh đạo dân Ngài, và từ dòng dõi Đavid, Chúa hứa ban cho chúng ta Vị Cứu Tinh là Đức Giê-su, ông Gioan không xứng đáng cởi quai dép cho Ngài” (Cv 13, 13-25).
Qua đó thánh Phaolô muốn dẫn mọi người đến niềm tin vào Chúa Giê-su là Vị Lãnh Đạo cuối cùng của Israel. Nói cách khác, ngoài Chúa Giê-su không ai chăn dắt, chăm sóc Israel. Nhưng Ngài không chỉ chăm sóc Israel, mà còn muốn đưa mọi dân tộc về đoàn chiên của Ngài, như Ngài nói: “Tôi còn những chiên khác chưa thuộc ràn này, tôi phải đem chúng về một ràn, để chỉ có một ràn chiên và một chủ chiên” (Ga 10,16).
Và chính Chúa Giêsu cũng nói: “Ai chịu lấy kẻ Ta sai đến là chịu lấy Ta, mà ai chịu lấy Ta, tức là chịu lấy Đấng đã sai Ta” (Ga 13,20). Đức Giêsu xác định như thế rõ ràng, Ngài buộc mọi người phải tùng phục quyền bính trong Hội Thánh, được thể hiện qua hàng giáo phẩm, vì quyền của Hội Thánh là Thần quyền, khác biệt và cao trọng hơn thế quyền. Do đó, các Đức Giáo Hoàng kế vị thánh Phêrô và là đại diện Chúa Kitô ở trần gian mang trọng trách cùng quyền bính của Chúa Kitô.
Chúa Giêsu cũng trao chìa khóa cho Phêrô. Sách Khải Huyền nhấn mạnh chỉ mình Chúa Giêsu nắm giữ chìa khóa (Kh. 3,7). Chìa khóa là hình ảnh, là dấu chỉ về việc cai quản (Is. 22,22; Kh.1,19). Cho nên người nào giữ chìa khóa của một ngôi nhà, người ấy có toàn quyền trên ngôi nhà đó. Chìa khóa tượng trưng cho quyền hành và trách nhiệm cai quản. Trao chìa khóa theo ngôn ngữ kinh thánh tượng trưng cho sự ủy thác trách nhiệm.
Phêrô được trao chìa khóa Nước Trời, nghĩa là được tham dự vào quyền bính trách nhiệm của Chúa Giêsu. Chính vì thế, Phêrô đại diện cho Chúa Kitô có quyền giáo huấn, quyền thánh hóa và quản trị Hội Thánh nhằm mục đích phục vụ dân Chúa.
Như vậy, quyền lãnh đạo trong Hội Thánh không phát xuất từ loài người, nói cách khác không do tập thể người đời bầu chọn thay mặt dân để lãnh đạo Hội Thánh, mà là do Thiên Chúa tuyển chọn. Cụ thể thánh Phaolô được đề cử phát biểu trước mặt cộng đoàn dân Chúa trong hội đường, ông nói: “Thưa đồng bào Israel, các vị kính giới Thiên Chúa xin hãy nghe: dân tộc chúng ta được Chúa cho thịnh đạt trong thời cư ngụ tại Ai-cập. Nhưng Ai-cập đã bắt cha ông chúng ta làm nô lệ, thì Chúa sai ông Mô-sê giải phóng cho dân tộc, dẫn về miền đất Hứa ; sau đó Chúa lại ban cho dân tộc chúng ta có các thẩm phán lãnh đạo ; dân xin có vua, Chúa chiều ý dân, Ngài bảo ngôn sứ Samuel chọn ông Saun làm thủ lãnh, nhưng ông đã bất trung với Chúa, Chúa lại chọn Đavid, trở thành một vị vua xuất sắc nhất lãnh đạo dân Ngài, và từ dòng dõi Đavid, Chúa hứa ban cho chúng ta Vị Cứu Tinh là Đức Giê-su, ông Gioan không xứng đáng cởi quai dép cho Ngài” (Cv 13, 13-25).
Qua đó thánh Phaolô muốn dẫn mọi người đến niềm tin vào Chúa Giê-su là Vị Lãnh Đạo cuối cùng của Israel. Nói cách khác, ngoài Chúa Giê-su không ai chăn dắt, chăm sóc Israel. Nhưng Ngài không chỉ chăm sóc Israel, mà còn muốn đưa mọi dân tộc về đoàn chiên của Ngài, như Ngài nói: “Tôi còn những chiên khác chưa thuộc ràn này, tôi phải đem chúng về một ràn, để chỉ có một ràn chiên và một chủ chiên” (Ga 10,16).
Và chính Chúa Giêsu cũng nói: “Ai chịu lấy kẻ Ta sai đến là chịu lấy Ta, mà ai chịu lấy Ta, tức là chịu lấy Đấng đã sai Ta” (Ga 13,20). Đức Giêsu xác định như thế rõ ràng, Ngài buộc mọi người phải tùng phục quyền bính trong Hội Thánh, được thể hiện qua hàng giáo phẩm, vì quyền của Hội Thánh là Thần quyền, khác biệt và cao trọng hơn thế quyền. Do đó, các Đức Giáo Hoàng kế vị thánh Phêrô và là đại diện Chúa Kitô ở trần gian mang trọng trách cùng quyền bính của Chúa Kitô.
- Huấn quyền trong Giáo Hội.
Dựa vào giáo lý của Hội Thánh, ta biết: “Giám mục Roma, vị thủ lãnh của Giám mục Đoàn, hưởng ơn bất khả ngộ do nhiệm vụ của Ngài ; khi với tư cách là mục tử và thầy dạy tối cao của mọi Kitô hữu, để củng cố anh em mình vững mạnh trong Đức Tin, ngài công bố một điểm giáo thuyết về Đức Tin và phong hóa bằng một phán quyết chung thẩm. Ơn bất khả ngộ được Chúa hứa ban cho Hội Thánh cũng có nơi Giám mục đoàn, khi các ngài thi hành Huấn quyền tối thượng kết hợp cùng với Vị kế nhiệm thánh Phêrô, nhất là trong Công Đồng chung. Khi Hội Thánh dùng Huấn quyền tối thượng để đề ra một điều gì “phải tin bởi do Thiên Chúa mạc khải”, và là giáo huấn của Chúa Kitô, chúng ta phải lấy Đức Tin mà vâng phục các định tín ấy” (x. GLHT số 891).
Tuy nhiên, trong Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 25 của Công Đồng Vat.II đã nói lên cái thân phận yếu đuối mỏng dòn của các thủ lãnh, vì còn mang thân phận loài người: “Nếu đời sống xã hội giúp nhiều cho con người chu toàn sứ mệnh của mình, kể cả sứ mệnh tôn giáo nữa, thì ta cũng không thể phủ nhận rằng con người vì hoàn cảnh xã hội họ đang sống và tiêm nhiễm ngay từ thuở thiếu thời, nên nhiều khi xa lánh không làm điều thiện, và bị lôi kéo làm điều ác. Những xáo trộn trên phát sinh do ích kỷ và kiêu căng của con người, đó là những nguyên nhân làm cho môi trường xã hội ra vẩn đục. Những cám dỗ này nếu không cố gắng liên lỉ, và không có ơn thánh trợ giúp, sẽ không thể lướt thắng được”.
Vì thế vào thời Tân Ước, Hội Thánh của Chúa có lúc bóng đen tội lỗi phủ xuống từ vị lãnh đạo Hội Thánh là Đức Giáo hoàng. Đau lòng nhất là từ năm 1378 – 1417 (suốt 39 năm), Hội Thánh có ba Giáo hoàng, một ở Ý, một ở Pháp, một ở Bỉ, ông nào cũng tự xưng mình là người kế vị thánh Phêrô. Sóng gió ấy rồi cũng qua đi, vì Chúa là Mục Tử, là Thủ Lãnh tối cao của Hội Thánh. Trong Hiến Chế Hội Thánh số 8, Giáo Hội khiêm tốn nhìn nhận rằng: “Chúa Kitô thánh thiện, vô tội, tinh tuyền (Dt 7,26), không hề phạm tội (2Cr 5,21), chỉ đến để đền tội lỗi dân chúng (Dt 2,17), còn Giáo Hội vì ôm ấp những kẻ có tội trong lòng, nên vừa thánh thiện, vừa phải luôn thanh tẩy mình. Do đó, Giáo Hội luôn thực hiện việc sám hối và canh tân”.
Cho nên nếu có người hỏi tôi: Tại sao bạn tin vào Hội Thánh là một tổ chức có nhiều gương xấu, không phải chỉ nơi giáo dân, mà ngay cả nơi các vị chủ chăn cao cấp ? Thì tôi trả lời: chính bởi những gương xấu ấy mà tôi lại tin vào Hội Thánh hơn, vì nếu Hội Thánh là một tổ chức của loài người, thì nó đã tự diệt từ lâu ! Nhưng Hội Thánh vẫn đứng vững, mà không có tổ chức loài người nào bền vững được như thế, chỉ vì Hội Thánh là của Thiên Chúa.
Vì thế, ngai tòa thánh Phêrô mang một ý nghĩa quan trọng tuyệt đối, Đức Giáo hoàng là vị kế nhiệm thánh Phêrô hướng dẫn toàn thể Giáo Hội toàn cầu. Cho nên, ngày lễ hôm nay là một lời tuyên xưng long trọng về quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng trong toàn thể Hội Thánh. Chúng ta thần phục và lắng nghe giáo huấn của ngài.
Ngày lễ lập tông tòa thánh Phêrô cũng là lời mời gọi toàn thể dân Chúa trên hoàn vũ cầu nguyện thật nhiều cho vị Cha chung của Giáo Hội trước một trọng trách nặng nề mà Chúa và Giáo Hội trao cho ngài. Trước muôn vàn thách đố của một thế giới luôn biến chuyển, Đức Giáo Hoàng luôn phải đối đầu với muôn vàn khó khăn của Hội Thánh, của thế giới. Chính vì vậy, Ngài cần có đầy đủ ơn Chúa và sự soi sáng, khôn ngoan của Chúa Thánh Thần để ngài chu toàn trách nhiệm chăn dắt chiên con và chiên mẹ của Chúa.
Tuy nhiên, trong Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 25 của Công Đồng Vat.II đã nói lên cái thân phận yếu đuối mỏng dòn của các thủ lãnh, vì còn mang thân phận loài người: “Nếu đời sống xã hội giúp nhiều cho con người chu toàn sứ mệnh của mình, kể cả sứ mệnh tôn giáo nữa, thì ta cũng không thể phủ nhận rằng con người vì hoàn cảnh xã hội họ đang sống và tiêm nhiễm ngay từ thuở thiếu thời, nên nhiều khi xa lánh không làm điều thiện, và bị lôi kéo làm điều ác. Những xáo trộn trên phát sinh do ích kỷ và kiêu căng của con người, đó là những nguyên nhân làm cho môi trường xã hội ra vẩn đục. Những cám dỗ này nếu không cố gắng liên lỉ, và không có ơn thánh trợ giúp, sẽ không thể lướt thắng được”.
Vì thế vào thời Tân Ước, Hội Thánh của Chúa có lúc bóng đen tội lỗi phủ xuống từ vị lãnh đạo Hội Thánh là Đức Giáo hoàng. Đau lòng nhất là từ năm 1378 – 1417 (suốt 39 năm), Hội Thánh có ba Giáo hoàng, một ở Ý, một ở Pháp, một ở Bỉ, ông nào cũng tự xưng mình là người kế vị thánh Phêrô. Sóng gió ấy rồi cũng qua đi, vì Chúa là Mục Tử, là Thủ Lãnh tối cao của Hội Thánh. Trong Hiến Chế Hội Thánh số 8, Giáo Hội khiêm tốn nhìn nhận rằng: “Chúa Kitô thánh thiện, vô tội, tinh tuyền (Dt 7,26), không hề phạm tội (2Cr 5,21), chỉ đến để đền tội lỗi dân chúng (Dt 2,17), còn Giáo Hội vì ôm ấp những kẻ có tội trong lòng, nên vừa thánh thiện, vừa phải luôn thanh tẩy mình. Do đó, Giáo Hội luôn thực hiện việc sám hối và canh tân”.
Cho nên nếu có người hỏi tôi: Tại sao bạn tin vào Hội Thánh là một tổ chức có nhiều gương xấu, không phải chỉ nơi giáo dân, mà ngay cả nơi các vị chủ chăn cao cấp ? Thì tôi trả lời: chính bởi những gương xấu ấy mà tôi lại tin vào Hội Thánh hơn, vì nếu Hội Thánh là một tổ chức của loài người, thì nó đã tự diệt từ lâu ! Nhưng Hội Thánh vẫn đứng vững, mà không có tổ chức loài người nào bền vững được như thế, chỉ vì Hội Thánh là của Thiên Chúa.
Vì thế, ngai tòa thánh Phêrô mang một ý nghĩa quan trọng tuyệt đối, Đức Giáo hoàng là vị kế nhiệm thánh Phêrô hướng dẫn toàn thể Giáo Hội toàn cầu. Cho nên, ngày lễ hôm nay là một lời tuyên xưng long trọng về quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng trong toàn thể Hội Thánh. Chúng ta thần phục và lắng nghe giáo huấn của ngài.
Ngày lễ lập tông tòa thánh Phêrô cũng là lời mời gọi toàn thể dân Chúa trên hoàn vũ cầu nguyện thật nhiều cho vị Cha chung của Giáo Hội trước một trọng trách nặng nề mà Chúa và Giáo Hội trao cho ngài. Trước muôn vàn thách đố của một thế giới luôn biến chuyển, Đức Giáo Hoàng luôn phải đối đầu với muôn vàn khó khăn của Hội Thánh, của thế giới. Chính vì vậy, Ngài cần có đầy đủ ơn Chúa và sự soi sáng, khôn ngoan của Chúa Thánh Thần để ngài chu toàn trách nhiệm chăn dắt chiên con và chiên mẹ của Chúa.
Tác giả bài viết: Lm. Gioakim Huỳnh Công Tân.
W.GPQNVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét