Xin trân trọng giới thiệu tài liệu “LƯỢC SỬ GIÁO XỨ ĐĂK JÂK” do Lm Nguyễn Hoàng Sơn biên soạn, đăng tải trên trang web của Giáo phận Kontum.
Bài viết trình bày qua từng giai đoạn: truyền giáo, tòng giáo, phát triển và đứng trụ đến ngày hôm nay sau những tháng ngày sóng gió của thời cuộc. “Hạt Giống Tin Mừng” phải chết đi, phải thối đi mới sinh nhiều hạt lúa vàng trong cánh đồng truyền giáo của Chúa.
Nhà thờ Đăk Jâk
LƯỢC SỬ GIÁO XỨ ĐĂK JÂK
Trong phần Lược Sử Giáo Xứ Đăk Jâk, chúng tôi trình bày 2 phần:
Phần đầu: dựa trên tài liệu Lược sử của Giáo xứ Đăk Jâk đã biên soạn.
Phần hai, chúng tôi dựa trên tiểu sử của linh mục Léon Dujon khai sáng vùng truyền giáo cực bắc Giáo phận cho dân tộc Gié-Triêng (Tây bắc huyện Đăk Glei), tại vùng Đăk Sut và Đăk Kơla, có kèm theo một số bản đồ vùng đất truyền giáo nầy.
Phần hai, chúng tôi dựa trên tiểu sử của linh mục Léon Dujon khai sáng vùng truyền giáo cực bắc Giáo phận cho dân tộc Gié-Triêng (Tây bắc huyện Đăk Glei), tại vùng Đăk Sut và Đăk Kơla, có kèm theo một số bản đồ vùng đất truyền giáo nầy.
PHẦN I: DỰA TRÊN LƯỢC SỬ GIÁO XỨ ĐĂK JÂK ĐÃ BIÊN SOẠN
Việc truyền giáo vùng đất cực bắc của Giáo phận đã có từ lâu. Do chiến cuộc trong suốt mấy mươi năm trời, nên nhà cửa, buôn làng bị thiêu rụi, dân cư có đạo phải tránh bom đạn di dời đến vùng xã Kon Đào, Hơnong… , quận Đăk Tô; năm 1973 đến Phú Bổn và còn lại gần nửa tại Buôn Hằng Đăk Lak ngày nay. Lịch sử xứ đạo bị mai một, tuy nhiên, vẫn còn ghi lại trong ký ức của những già làng và còn ghi chép trong sử sách, nhất là tiểu sử của cha Léon Dujon vị tông đồ truyền giáo không biết mỏi mệt trên vùng đất Gié-Triêng và Xơ đăng này.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Giáo xứ Đăk Jâk hiện nay thuộc Giáo hạt Đăk Mót, Giáo phận Kontum. Địa bàn Giáo xứ gồm 3 xã: Xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, xã Đăk Môn và Đăk Long Đăk Glei, tỉnh Kontum. Giáo xứ hiện nằm ở làng Đăk Jâk, xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, cách Thành phố Kontum 85 km về phía Bắc. Giáo xứ Đăk Jâk có 13 làng dân tộc: Đăk Jâk, Đăk Nai, Long Jon, Đăk Giá 1, Đăk Giá 2, Đăk Blăi, Đăk Rơme, Đăk Ôn, Đăk Ak, Đăk Rơtu, Pêng Blong, Măng Tách và Đăk Xây cùng 1 giáo họ người Kinh là Antôn.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Sau khi dưỡng bệnh và nghỉ tại Pháp từ ngày 24 tháng 05 năm 1958 đến 21 tháng 04 năm 1959, Cha LÉON DUJON (cố Bửu) được Đức Giám mục Paul Seizt chỉ định phụ trách Đăk Chô, còn có tên là Đăk Chu theo kiểu nói của dân tộc Gié-Triêng (Đăk Chu : một địa danh nằm cách 3 cây số chếch phía bắc Đăk Chô bây giờ, thuộc xã Đăk Tô) thế cha Phaolô Renaud, được chọn làm bề trên miền [1]
Cuối thập niên 50 thế kỷ trước, do cục diện chính trị, bị mất an ninh nhiều nơi, đặc biệt dân tộc Gié-Triêng từ phía tây bắc Đăk Glei phải di tản về lưu trú tại vùng Đăk Sut và những làng phía nam của trung tâm tập trung này. Trong bối cảnh xã hội như vậy, ngoài những tín hữu người Xê-đăng đã tòng giáo tại Đăk Chô, cha Dujon thành lập trung tâm truyền giáo cho người Gié-Triêng được mang tên là ĐĂK CHU. Đây là địa danh theo tiếng người Gié- Triêng lo cho người dân tộc Gié-Triêng.
Tại trung tâm Đăk Sut, ngoài những người Gié-Triêng, còn nhiều làng lân cận sắc dân người Xê Đăng, Halang đến xin tòng giáo. Ngoài Đăk Kơla đã tòng giáo sớm hơn, còn 7 làng khác cùng theo Đạo Công Giáo đó là: Làng Đăk Kôn Đo (1959), làng Đăk Kôn (1959), làng Đăk Jâk (1960), làng Đăk Trâp (1961), làng Đăk Tuk (1963), làng Kon Jong (khoảng 1963), làng Kontong Dak (khoảng 1963). Tám làng này hợp thành Giáo xứ Đăk Kơla, do Cha Léon Dujon làm Cha sở tiên khởi có một nhà nguyện lớn được đặt tại trung tâm quận Đăk Sút (gần xã Đăk Môn ngày nay)
Vì nhu cầu mục vụ, vào năm 1962, Đăk Kơla trở nên một trung tâm lớn toàn vùng gồm 8 làng. Tại Đăk Kơla, cha Léon Dujon thành lập trung tâm truyền giáo thứ 2 và chánh xứ tại đây. Trong số 8 làng, có 3 làng vừa tòng giáo. Số giáo dân tăng nhanh từ 206 tăng lên 579. Trong năm 1963, rửa tội được 63 người tại Đăk Kơla và còn 648 dự tòng chờ ngày được rửa tội.
Trong năm 1965, tình hình an ninh bất ổn, làm chao đảo nhiều linh mục thừa sai phải tránh nạn về nơi an toàn hơn. Riêng cha Dujon vẫn bám trụ tại giáo xứ Kon Kơla. Ngài bị Việt cộng bắt từ ngày 23 đến 24 tháng 2 năm 1965, thả lỏng ngày 25 và bị bắt trở lại vào ngày 28, trước khỉ được thả vào ngày 02 tháng 08 năm 1965. Cha Dujon trở về bên đoàn chiên của ngài tại Đăk Kơla. Đó là một sự nâng đỡ lớn lao cho hết mọi người.
Mặc dầu vậy, biến cố năm 1965, cha Léon Dujon làm cha sở 8 làng thuộc giáo xứ Đăk Kơla tan rã và chạy xuống ĐăkTô. Vào dịp Ngài này qui tụ tất cả các tín hữu về vùng Đăk Chô, Kon Hơnong và Kon Kơla quanh quận Đăk Tô, tạo một lòng tin mãnh liệt cho cư dân dù bao đổ nát trong thời gian qua và một tương lai còn đen tối. Các tín hữu qui tụ tại Kon Hơnong do cha Marcel Arnould (cố Nhu) coi sóc.
Từ năm 1966 trở đi, có các làng mới theo Đạo, đó là làng Đăk Nai, làng Long Jon, làng Long Tuâr, làng Đăk Nhăng, làng Đăk Seang, làng Đăk Blăi.
Biến cố chiến cuộc năm 1972, toàn bộ vùng Đăk Tô rơi vào tay Việt Cộng. Cha Dujon và Cha Marcel Arnould rời xa đàn chiên của mình và bị bắt dẫn vào rừng, phía đông về phía núi Ngọc Linh, bên Kon Pia và Kon Kơla (nơi cha Bonnet đã bị sát hại năm 1962). Trong khi đó, cha Carat và cha Brice bị bắt dẫn vào cùng một phía rừng, nhưng tách rời cho đến tháng 7 năm 1972, thời điểm các ngài chạy thoát ngày 09 tháng 07 cùng năm. Các ngài chạy về Đăk Tô và gặp cha Dujon và Arnould đầu tháng 8 cùng một số các nữ tu người dân tộc Đăk Tô. Cuộc ra đi vĩnh viễn vào ngày 18 tháng 08 và tới Kontum, chúa nhật ngày 27 tháng 08 năm 1972 với bao vui mừng của Đức Giám mục Paul Seitz (Kim) và của mọi tín hữu.
Một lần nữa, các cha Léon Dujon và Marcel Arnould cùng một số con chiên của các ngài phải di tản đến Cheoreo (Phú Bổn) nằm phía đông nam cách Kontum 170 cây số. Trong một trại tiếp cư tại làng Plei Mơ-năng (nay thuộc huyện IaPa, tỉnh Gialai) gồm 8000 người tị nạn cả người Xê-đăng và người Jrai trong điều kiện sống cuộc kỳ khó khăn. Các ngài vất vả chạy cơm gạo cho ngần ấy người sống qua ngày. Các ngài cũng quan tâm y tế và lo việc học hành cho các trẻ em đến tuổi đi học. Ngài gởi một số lớn các em nữ nội trú tại ký túc xá Thánh Gia, thuộc cộng đoàn Dòng Phaolô, đồng thời 50 trai vừa Nội trú và học tại trường Thăng Tiến Phú Bổn. Theo lịch giáo phận năm 1974, Cha Léon Dujon cai quản 876 tín hữu Xê-đăng tại Plei Mơ-năng 1 và cha Marcel Arnould lo 3.456 tín hữu dân tộc Xê-đăng tại Plei Mơ-năng 2
Tại trung tâm Đăk Sut, ngoài những người Gié-Triêng, còn nhiều làng lân cận sắc dân người Xê Đăng, Halang đến xin tòng giáo. Ngoài Đăk Kơla đã tòng giáo sớm hơn, còn 7 làng khác cùng theo Đạo Công Giáo đó là: Làng Đăk Kôn Đo (1959), làng Đăk Kôn (1959), làng Đăk Jâk (1960), làng Đăk Trâp (1961), làng Đăk Tuk (1963), làng Kon Jong (khoảng 1963), làng Kontong Dak (khoảng 1963). Tám làng này hợp thành Giáo xứ Đăk Kơla, do Cha Léon Dujon làm Cha sở tiên khởi có một nhà nguyện lớn được đặt tại trung tâm quận Đăk Sút (gần xã Đăk Môn ngày nay)
Vì nhu cầu mục vụ, vào năm 1962, Đăk Kơla trở nên một trung tâm lớn toàn vùng gồm 8 làng. Tại Đăk Kơla, cha Léon Dujon thành lập trung tâm truyền giáo thứ 2 và chánh xứ tại đây. Trong số 8 làng, có 3 làng vừa tòng giáo. Số giáo dân tăng nhanh từ 206 tăng lên 579. Trong năm 1963, rửa tội được 63 người tại Đăk Kơla và còn 648 dự tòng chờ ngày được rửa tội.
Trong năm 1965, tình hình an ninh bất ổn, làm chao đảo nhiều linh mục thừa sai phải tránh nạn về nơi an toàn hơn. Riêng cha Dujon vẫn bám trụ tại giáo xứ Kon Kơla. Ngài bị Việt cộng bắt từ ngày 23 đến 24 tháng 2 năm 1965, thả lỏng ngày 25 và bị bắt trở lại vào ngày 28, trước khỉ được thả vào ngày 02 tháng 08 năm 1965. Cha Dujon trở về bên đoàn chiên của ngài tại Đăk Kơla. Đó là một sự nâng đỡ lớn lao cho hết mọi người.
Mặc dầu vậy, biến cố năm 1965, cha Léon Dujon làm cha sở 8 làng thuộc giáo xứ Đăk Kơla tan rã và chạy xuống ĐăkTô. Vào dịp Ngài này qui tụ tất cả các tín hữu về vùng Đăk Chô, Kon Hơnong và Kon Kơla quanh quận Đăk Tô, tạo một lòng tin mãnh liệt cho cư dân dù bao đổ nát trong thời gian qua và một tương lai còn đen tối. Các tín hữu qui tụ tại Kon Hơnong do cha Marcel Arnould (cố Nhu) coi sóc.
Từ năm 1966 trở đi, có các làng mới theo Đạo, đó là làng Đăk Nai, làng Long Jon, làng Long Tuâr, làng Đăk Nhăng, làng Đăk Seang, làng Đăk Blăi.
Biến cố chiến cuộc năm 1972, toàn bộ vùng Đăk Tô rơi vào tay Việt Cộng. Cha Dujon và Cha Marcel Arnould rời xa đàn chiên của mình và bị bắt dẫn vào rừng, phía đông về phía núi Ngọc Linh, bên Kon Pia và Kon Kơla (nơi cha Bonnet đã bị sát hại năm 1962). Trong khi đó, cha Carat và cha Brice bị bắt dẫn vào cùng một phía rừng, nhưng tách rời cho đến tháng 7 năm 1972, thời điểm các ngài chạy thoát ngày 09 tháng 07 cùng năm. Các ngài chạy về Đăk Tô và gặp cha Dujon và Arnould đầu tháng 8 cùng một số các nữ tu người dân tộc Đăk Tô. Cuộc ra đi vĩnh viễn vào ngày 18 tháng 08 và tới Kontum, chúa nhật ngày 27 tháng 08 năm 1972 với bao vui mừng của Đức Giám mục Paul Seitz (Kim) và của mọi tín hữu.
Một lần nữa, các cha Léon Dujon và Marcel Arnould cùng một số con chiên của các ngài phải di tản đến Cheoreo (Phú Bổn) nằm phía đông nam cách Kontum 170 cây số. Trong một trại tiếp cư tại làng Plei Mơ-năng (nay thuộc huyện IaPa, tỉnh Gialai) gồm 8000 người tị nạn cả người Xê-đăng và người Jrai trong điều kiện sống cuộc kỳ khó khăn. Các ngài vất vả chạy cơm gạo cho ngần ấy người sống qua ngày. Các ngài cũng quan tâm y tế và lo việc học hành cho các trẻ em đến tuổi đi học. Ngài gởi một số lớn các em nữ nội trú tại ký túc xá Thánh Gia, thuộc cộng đoàn Dòng Phaolô, đồng thời 50 trai vừa Nội trú và học tại trường Thăng Tiến Phú Bổn. Theo lịch giáo phận năm 1974, Cha Léon Dujon cai quản 876 tín hữu Xê-đăng tại Plei Mơ-năng 1 và cha Marcel Arnould lo 3.456 tín hữu dân tộc Xê-đăng tại Plei Mơ-năng 2
Năm 1975, Cha Léon Dujon cai quản 1421 tín hữu thượng tại Plei Mơ-năng 1 và cha Marcel Arnould lo 3.427 tín hữu thượng tại Plei Mơ-năng 2 [2].
Giữa năm 1975, hết tiếng bom đạn, người dân trong tỉnh Kontum lần lược về quê làm ăn sinh sống. Một nửa trong số các làng trên chạy xuống Buôn Hằng 2, Đăk Lăk và định cư tại đó cho đến ngày nay. Nửa còn lại chạy xuống Phú Bổn (Cheo Reo) và hợp thành một làng lớn là Plei Mơnang 2, dần dần trở về làng cũ (vùng huyện Đăk Glei bây giờ), một số khác đến Đăk Lak.
Như vậy, có 3 lần Cha sở Léon Dujon chạy theo giáo dân của mình, cùng vui cùng khổ vói họ.
Sau biến cố năm 1975, làng Đăk Jâk, làng Đăk Tuk cùng các làng khác dần dần quay trở về quê cũ sinh sống, một số cư dân phải định cư nơi khác, xa làng cũ, trong đó có một số làng công giáo vùng Đăk Sut và Đăk Kơla và tái lập Giáo xứ với tên gọi Đăk Jâk. Lúc ấy Giáo xứ Đăk Jâk bao gồm các làng: Đăk Jâk, Đăk Nai, Long Jon, Đăk Blăi, Đăk Rơme, Đăk Giá 1, Đăk Giá 2, Đăk Rơtu, Pêng Blong, Măng Tách, Đăk Ak, Đăk Ôn, Gia Tun 1, Yatun 2, 14. Đăk Sút 1, Đăk Sút 2, Đăk Tuk, Đăk Glei, Tơ Drơng, Đăk Pol, Mơ Mam.
Còn Cha sở Léon Dujon, cùng 7 linh mục thừa sai khác bị qui tụ về Tòa Giám mục Kontum, và ngày12/08/1975, bị trục xuất khỏi Kontum.
Từ 1975 đến 2004: không có linh mục hiện diện tại Địa sở ĐĂK KƠLA.
Đây là một thời kỳ đức tin của dân làng được trui luyện trong thử thách, được kiên vững trong cấm cách. Các chú Yao Phu là những chứng nhân trung thành của Đức Kitô: như chú Luy Nhah và chú G. Leonardi Glép, chú Simon Nhum, chú Liêm bị bắt đi tù tại trại giam T15 Plei Bông. Riêng chú Luy Nhah phải trãi qua 2 nhà tù T20 và T15. Còn chú Giacôbê Bỉng và chú Luy Dum bị bắt cải tạo tại huyện Đăk Glei nhiều lần. Các chú Phô, Bôn, Binh, Tháo làng Đăk Nai và Chú Cosma Thim làng Đăk Jâk bị điệu đi cải tạo tư tưởng tại huyện Đăk Glei mỗi năm 2 lần. Hằng nằm, dân làng đi về nhà thờ Chính tòa Kontum, gặp linh mục phụ trách là các cha Giuse Nguyễn Thanh Liên (1977-1997), rồi cha Simon Phan Văn Bình (21/10/1997-2004),…để nhận lãnh các Bí tích.
Năm 1998, nhân Năm thánh Giáo Phận Kontum, mừng 150 truyền giáo Tây Nguyên, Địa sở Đăk Kơla được chia thành 2 giáo xứ ĐĂK JÂK và ĐĂK TUK, trực thuộc cha Simon Phan Văn Bình. Giáo xứ ĐĂK JÂK gồm các làng: Đăk Jâk, Đăk Nai, Long Jon, Đăk Giá 1, Đăk Giá 2, Đăk Blăi, Đăk Rơme, Đăk Ôn, Đăk Ak, Đăk Rơtu, Pêng Blong, Măng Tách, Đăk Xây và 1 giáo họ người Kinh là Antôn.
Từ năm 2004-2011: Linh mục hiện diện không thường xuyên. Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên, Cha Pêtrô Trần Công Minh, cha Jêronimô Lê Đình Hùng, cha JB Hồ Quang Huyên, đã đến thăm, dâng lễ, ban các Bí tích cho dân làng.
Từ năm 2011- nay: Thật hạnh phúc có linh mục hiện diện như trước năm 1975!
Ngày 11.11.2011, Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum đã bổ nhiệm Cha Đaminh Trần Văn Vũ làm chính xứ Đăk Jâk với 13 làng và 1 giáo họ, số TÍN HỮU 4.700 người. dù chính quyền không công nhận.
Như vậy, có 3 lần Cha sở Léon Dujon chạy theo giáo dân của mình, cùng vui cùng khổ vói họ.
Sau biến cố năm 1975, làng Đăk Jâk, làng Đăk Tuk cùng các làng khác dần dần quay trở về quê cũ sinh sống, một số cư dân phải định cư nơi khác, xa làng cũ, trong đó có một số làng công giáo vùng Đăk Sut và Đăk Kơla và tái lập Giáo xứ với tên gọi Đăk Jâk. Lúc ấy Giáo xứ Đăk Jâk bao gồm các làng: Đăk Jâk, Đăk Nai, Long Jon, Đăk Blăi, Đăk Rơme, Đăk Giá 1, Đăk Giá 2, Đăk Rơtu, Pêng Blong, Măng Tách, Đăk Ak, Đăk Ôn, Gia Tun 1, Yatun 2, 14. Đăk Sút 1, Đăk Sút 2, Đăk Tuk, Đăk Glei, Tơ Drơng, Đăk Pol, Mơ Mam.
Còn Cha sở Léon Dujon, cùng 7 linh mục thừa sai khác bị qui tụ về Tòa Giám mục Kontum, và ngày12/08/1975, bị trục xuất khỏi Kontum.
Từ 1975 đến 2004: không có linh mục hiện diện tại Địa sở ĐĂK KƠLA.
Đây là một thời kỳ đức tin của dân làng được trui luyện trong thử thách, được kiên vững trong cấm cách. Các chú Yao Phu là những chứng nhân trung thành của Đức Kitô: như chú Luy Nhah và chú G. Leonardi Glép, chú Simon Nhum, chú Liêm bị bắt đi tù tại trại giam T15 Plei Bông. Riêng chú Luy Nhah phải trãi qua 2 nhà tù T20 và T15. Còn chú Giacôbê Bỉng và chú Luy Dum bị bắt cải tạo tại huyện Đăk Glei nhiều lần. Các chú Phô, Bôn, Binh, Tháo làng Đăk Nai và Chú Cosma Thim làng Đăk Jâk bị điệu đi cải tạo tư tưởng tại huyện Đăk Glei mỗi năm 2 lần. Hằng nằm, dân làng đi về nhà thờ Chính tòa Kontum, gặp linh mục phụ trách là các cha Giuse Nguyễn Thanh Liên (1977-1997), rồi cha Simon Phan Văn Bình (21/10/1997-2004),…để nhận lãnh các Bí tích.
Năm 1998, nhân Năm thánh Giáo Phận Kontum, mừng 150 truyền giáo Tây Nguyên, Địa sở Đăk Kơla được chia thành 2 giáo xứ ĐĂK JÂK và ĐĂK TUK, trực thuộc cha Simon Phan Văn Bình. Giáo xứ ĐĂK JÂK gồm các làng: Đăk Jâk, Đăk Nai, Long Jon, Đăk Giá 1, Đăk Giá 2, Đăk Blăi, Đăk Rơme, Đăk Ôn, Đăk Ak, Đăk Rơtu, Pêng Blong, Măng Tách, Đăk Xây và 1 giáo họ người Kinh là Antôn.
Từ năm 2004-2011: Linh mục hiện diện không thường xuyên. Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên, Cha Pêtrô Trần Công Minh, cha Jêronimô Lê Đình Hùng, cha JB Hồ Quang Huyên, đã đến thăm, dâng lễ, ban các Bí tích cho dân làng.
Từ năm 2011- nay: Thật hạnh phúc có linh mục hiện diện như trước năm 1975!
Ngày 11.11.2011, Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum đã bổ nhiệm Cha Đaminh Trần Văn Vũ làm chính xứ Đăk Jâk với 13 làng và 1 giáo họ, số TÍN HỮU 4.700 người. dù chính quyền không công nhận.
TÌNH HÌNH HIỆN NAY 2015
Giáo xứ Đăk Jâk hiện nay có 5059 giáo dân. Trong đó có 4819 giáo dân thuộc 3 sắc tộc Xê-đăng, Hơlăng và Jeh cùng 240 giáo dân người Kinh (bản thống kê ngày 30.12.2014).
Mặc dù số giáo dân khá đông và Tòa Giám mục Kontum nhiều lần đệ đơn để khôi phục Giáo xứ, nhưng Nhà nước vẫn chưa công nhận. Vấn đề phức tạp nằm ở chỗ này. Vì không phải là Giáo xứ, nên không được phép xây dựng Nhà thờ và không có Linh mục cư trú.
Làm sao có thể chăm sóc cho dân một cách chu đáo khi Linh mục không được ở tại chỗ? Làm sao có thể yên tâm cử hành phụng vụ khi dân phải bị dầm mưa dãi nắng?
Nhiều lần trình bày, nhưng vẫn trắng tay. Bức xúc trước tình hình đó, tháng 4.2013, cả Xứ đồng lòng dựng một “nhà thờ tạm” bằng cột tròn, lợp tôn, không thưng vách, thô sơ, với diện tích 1000 mét vuông để che nắng che mưa.
Những căng thẳng giữa Giáo xứ và Chính quyền, đã âm ỉ từ lâu, nay bắt đầu có lý do bùng phát. Chính quyền ngay sau đó, tức tháng 5.2013, đã ký quyết định tháo dỡ ngôi nhà này.
Làm sao dỡ được khi mà chưa có chỗ khác để dân che tạm? Làm sao dỡ được khi đã dâng cho Chúa qua việc làm phép của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh vào ngày 23.6.2013? Đối với Nhà nước đây là ngôi nhà thờ bất hợp pháp. Nhưng đối với giáo dân, đây là nơi gặp gỡ Chúa, là nơi sinh hoạt tôn giáo. Căng thẳng giữa Chính quyền và Giáo xứ ngày một tăng, khi một bên quyết dỡ và một bên quyết giữ. Đây là nhu cầu thiết thực của giáo dân làm sao không giữ? Chính quyền chỉ dựa trên pháp lệnh tôn giáo nhưng lại không mảy may quan thâm đến những nhu cầu cấp bách của bà con giáo dân.
Cùng với Tòa Giám mục Kontum, Giáo xứ đã nhiều lần làm việc với Chính quyền huyện Đăk Glei và tỉnh Kontum để tìm ra một giải pháp tốt nhất cho vấn đề Nhà thờ Đăk Jâk.
Và cuối cùng giải pháp đã được tìm ra giữa Tòa Giám Mục Kontum và Chính quyền Huyện Đăk Glei cùng Sở Nội Vụ tỉnh Kontum vào ngày 22.8.2014. Trong giải pháp này, Tòa Giám mục đồng ý tháo dỡ ngay ngôi “nhà nguyện tạm” này khi có giấy của Huyện Đăk Glei cho phép dựng tạm một nhà khác 200 mét vuông trên đất của Giáo xứ đề nghị. Cả 2 bên đều thống nhất giải pháp này.
Mọi chuyện tưởng chừng như đã được tháo cỡi. Thế nhưng, thật đáng tiếc Giáo xứ! Bà con giáo dân vẫn mong ngóng từng ngày từng giờ thông tin tốt đẹp từ Chính quyền, còn Chính quyền vẫn cứ hứa và hứa mà thôi.
Làm sao không bức xúc khi mà chính quyền chỉ biết hứa mà không thực hiện!
Bức xúc của bà con giáo dân Đăk Jâk càng bùng phát mãnh liệt hơn khi Chính quyền huyện Đăk Glei không những không cho làm nhà thờ mà còn nhiều lần trục xuất Linh mục Quản xứ ra khỏi địa bàn.
Vào chiều ngày 07.01.2015, tưởng chừng như Giáo xứ Đăk Jâk bước qua một trang sử mới tươi sáng hơn, khi chính đích thân Giám mục Giáo phận Kontum họp với Ban Tôn Giáo Sở Nội Vụ tỉnh để bàn về vấn đề Đăk Jâk. Cuộc đàm phán kéo dài trong sự căng thẳng 2h30’ chiều, để rồi cuối cùng Giáo xứ Đăk Jâk lại nhận được một quyết định gây bức xúc hơn từ phía ông Phạm Văn Long, Phó Giám Đốc Sở Nội Vụ Tỉnh Kontum và bà Y Thị Bích Thọ, Chủ Tịch UBND Huyện Đăk Glei là: từ ngày 07-17.01.2015 phải dỡ cho được ngôi nhà tạm nói trên và từ nay tới tháng 3 sẽ trục xuất cho được Linh mục Quản xứ ra khỏi giáo xứ và không cho bất kỳ Linh mục nào lên làm mục vụ tại huyện Đăk Glei này.
Mặc dù số giáo dân khá đông và Tòa Giám mục Kontum nhiều lần đệ đơn để khôi phục Giáo xứ, nhưng Nhà nước vẫn chưa công nhận. Vấn đề phức tạp nằm ở chỗ này. Vì không phải là Giáo xứ, nên không được phép xây dựng Nhà thờ và không có Linh mục cư trú.
Làm sao có thể chăm sóc cho dân một cách chu đáo khi Linh mục không được ở tại chỗ? Làm sao có thể yên tâm cử hành phụng vụ khi dân phải bị dầm mưa dãi nắng?
Nhiều lần trình bày, nhưng vẫn trắng tay. Bức xúc trước tình hình đó, tháng 4.2013, cả Xứ đồng lòng dựng một “nhà thờ tạm” bằng cột tròn, lợp tôn, không thưng vách, thô sơ, với diện tích 1000 mét vuông để che nắng che mưa.
Những căng thẳng giữa Giáo xứ và Chính quyền, đã âm ỉ từ lâu, nay bắt đầu có lý do bùng phát. Chính quyền ngay sau đó, tức tháng 5.2013, đã ký quyết định tháo dỡ ngôi nhà này.
Làm sao dỡ được khi mà chưa có chỗ khác để dân che tạm? Làm sao dỡ được khi đã dâng cho Chúa qua việc làm phép của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh vào ngày 23.6.2013? Đối với Nhà nước đây là ngôi nhà thờ bất hợp pháp. Nhưng đối với giáo dân, đây là nơi gặp gỡ Chúa, là nơi sinh hoạt tôn giáo. Căng thẳng giữa Chính quyền và Giáo xứ ngày một tăng, khi một bên quyết dỡ và một bên quyết giữ. Đây là nhu cầu thiết thực của giáo dân làm sao không giữ? Chính quyền chỉ dựa trên pháp lệnh tôn giáo nhưng lại không mảy may quan thâm đến những nhu cầu cấp bách của bà con giáo dân.
Cùng với Tòa Giám mục Kontum, Giáo xứ đã nhiều lần làm việc với Chính quyền huyện Đăk Glei và tỉnh Kontum để tìm ra một giải pháp tốt nhất cho vấn đề Nhà thờ Đăk Jâk.
Và cuối cùng giải pháp đã được tìm ra giữa Tòa Giám Mục Kontum và Chính quyền Huyện Đăk Glei cùng Sở Nội Vụ tỉnh Kontum vào ngày 22.8.2014. Trong giải pháp này, Tòa Giám mục đồng ý tháo dỡ ngay ngôi “nhà nguyện tạm” này khi có giấy của Huyện Đăk Glei cho phép dựng tạm một nhà khác 200 mét vuông trên đất của Giáo xứ đề nghị. Cả 2 bên đều thống nhất giải pháp này.
Mọi chuyện tưởng chừng như đã được tháo cỡi. Thế nhưng, thật đáng tiếc Giáo xứ! Bà con giáo dân vẫn mong ngóng từng ngày từng giờ thông tin tốt đẹp từ Chính quyền, còn Chính quyền vẫn cứ hứa và hứa mà thôi.
Làm sao không bức xúc khi mà chính quyền chỉ biết hứa mà không thực hiện!
Bức xúc của bà con giáo dân Đăk Jâk càng bùng phát mãnh liệt hơn khi Chính quyền huyện Đăk Glei không những không cho làm nhà thờ mà còn nhiều lần trục xuất Linh mục Quản xứ ra khỏi địa bàn.
Vào chiều ngày 07.01.2015, tưởng chừng như Giáo xứ Đăk Jâk bước qua một trang sử mới tươi sáng hơn, khi chính đích thân Giám mục Giáo phận Kontum họp với Ban Tôn Giáo Sở Nội Vụ tỉnh để bàn về vấn đề Đăk Jâk. Cuộc đàm phán kéo dài trong sự căng thẳng 2h30’ chiều, để rồi cuối cùng Giáo xứ Đăk Jâk lại nhận được một quyết định gây bức xúc hơn từ phía ông Phạm Văn Long, Phó Giám Đốc Sở Nội Vụ Tỉnh Kontum và bà Y Thị Bích Thọ, Chủ Tịch UBND Huyện Đăk Glei là: từ ngày 07-17.01.2015 phải dỡ cho được ngôi nhà tạm nói trên và từ nay tới tháng 3 sẽ trục xuất cho được Linh mục Quản xứ ra khỏi giáo xứ và không cho bất kỳ Linh mục nào lên làm mục vụ tại huyện Đăk Glei này.
Từ ngày 13.01.2015, bà con giáo dân Giáo xứ Đăk Jâk đã túc trực ngày đêm để cầu nguyện và bảo vệ những gì họ đang có là ngôi “nhà nguyện tạm” và Cha Quản xứ của họ.
PHẦN II: DỰA TRÊN TIỂU SỬ LINH MỤC LÉON DUJON[3]
1- Linh mục LÉON DUJON (1919-1990) sinh ngày 30 tháng 11 năm 1919, tại Sallanches (The-Savoie), được nhận vào Chủng viện Thừa sai Hải Ngoại 1938; thụ phong linh mục 29 thangs 6 năm 1947; đến miền truyền giáo Kontum ngày 24/12/1947. Sau khi học tiếng Việt tai Phương Hòa, năm 1951, Ngài phụ trách địa sở Konsơmluh. Ngày 28 tháng 02 năm 1945, vì mất an ninh, Ngài phải tá túc tại Pleiku, và về phụ trách Giáo xứ An Khê. Sau đó, Ngài được thuyên chuyển về giáo điểm Kon Long Buk và Kon-Sơbai.
2- Năm 1959, Ngài về Đăk Chu (một địa danh nằm 3 cây số chếch phía bắc Đăk Chô bây giờ, thuộc xã Đăk Tô). Ngài xây dựng một trung tâm tại Đăk Chu (địa danh theo tiếng ngưởi Gié- Triêng) lo cho người dân tộc Gié-Triêng.
Theo Võ Chuẩn, trong sách có tựa đề “Kontum Tỉnh Chí”, tháng 10 năm 1933, trong bảng số 6, có ghi : Dak-Sút gồm : Xêlang,-Halang, Dies: 88 làng, số người đầu thú 2795.
Theo các tác giả: Đặng Nghiêm Vạn, Chu Thái Sơn, Lưu Hùng, trong sách có tựa đề “Les Ethnies Minoritaires Du Vietnam”, năm 1993, dân số Gié-Tring có 27.000, ngôn ngữ: môn-khơ-me, hiện cư trú huyện Đăk Glei tỉnh Kontum và trong vùng Giàng và Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam-Đà-nẵng). Tổ tiên dân tộc Gié-Tring sống đông đúc tại bình nguyên Secamang (Lào), từ đó đến sinh sống ở huyện Đăk Glei, phía bắc Kontum. Có thời kỳ, tộc người này đã tách ra làm 2 nhóm (nhóm Giẻ ở phía bắc và Triêng ở phía nam). Ngày nay, ngoài những đặc điểm chung của một dân tộc, trong văn hóa vật chất và có lối sống cũng có đôi nét khác biệt [4]
2- Năm 1959, Ngài về Đăk Chu (một địa danh nằm 3 cây số chếch phía bắc Đăk Chô bây giờ, thuộc xã Đăk Tô). Ngài xây dựng một trung tâm tại Đăk Chu (địa danh theo tiếng ngưởi Gié- Triêng) lo cho người dân tộc Gié-Triêng.
Theo Võ Chuẩn, trong sách có tựa đề “Kontum Tỉnh Chí”, tháng 10 năm 1933, trong bảng số 6, có ghi : Dak-Sút gồm : Xêlang,-Halang, Dies: 88 làng, số người đầu thú 2795.
Theo các tác giả: Đặng Nghiêm Vạn, Chu Thái Sơn, Lưu Hùng, trong sách có tựa đề “Les Ethnies Minoritaires Du Vietnam”, năm 1993, dân số Gié-Tring có 27.000, ngôn ngữ: môn-khơ-me, hiện cư trú huyện Đăk Glei tỉnh Kontum và trong vùng Giàng và Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam-Đà-nẵng). Tổ tiên dân tộc Gié-Tring sống đông đúc tại bình nguyên Secamang (Lào), từ đó đến sinh sống ở huyện Đăk Glei, phía bắc Kontum. Có thời kỳ, tộc người này đã tách ra làm 2 nhóm (nhóm Giẻ ở phía bắc và Triêng ở phía nam). Ngày nay, ngoài những đặc điểm chung của một dân tộc, trong văn hóa vật chất và có lối sống cũng có đôi nét khác biệt [4]
Cha Dujon theo quốc lộ 14 cũ đến Đăk Sut hoặc liên hệ với người Gié-Triêng khá nhiều phía bắc Đăk Chu vào thời kỳ thập niên 60 thế kỷ XIX.
3- Chúng tôi xin ghi thêm bản đồ để hiểu rõ vùng đất ngài đã truyền giáo.
Ban đồ dân tộc GIÉ-TRIÊNG Tây Bắc Huyện Đăk Glei
Chúng tôi tìm hiểu địa danh ĐĂK CHU tọa lạc ở chỗ nào? Các bản đồ Bắc Tây nguyên vào thời gian trước hoặc sau thời điểm truyền giáo của cha DUJON (1959) đều không có ghi. Chúng tôi có liên lạc với linh mục Võ Văn Dũng hiện chánh xứ Giáo xứ Đăk Mót, Ngài cho biết ĐĂK CHU cũng chính là ĐĂK CHÔ, nhưng ĐĂK CHU viết theo phiên âm tiếng địa phương GIÉ.
THỐNG KÊ
Đăk Kơla năm 1965 [5]
Các địa sở Miền Xê-đăng năm 1968 (theo Lịch Công giáo địa phận Kontum 1968)
Năm 1969 [6]
Hiện tình các địa sở 1972 (theo lịch công giáo giáo phận Kontum năm 1972).
Hiện tình các địa sở 1975 (theo Hlabar Lich Kontum 1975).
4- Năm 1962, Một trung tâm khác tại Đăk Sut huyện Đăk Glei trên trục quốc lộ 14. Theo Võ Chuẩn, trong sách có tựa đề “Kontum Tỉnh Chí” có sắc tộc Xêlang – Halang, Dies: 88 làng, số người đầu thú 2795 qui hàng với Triều đình Huế, an ninh tương đối tốt, và được những công tác xã hội chăm sóc: y tế… như những làng khác. Nói cách khác, Đăk Sut dần dần trở thành một trung tâm hành chính lớn lúc bấy giờ trên trục quốc lộ 14 nối huyện Đăk Tô và vùng Đăk Glei, Khâm Đức, rẽ sang phía đông qua huyện Hiên, Giàng của tỉnh Quảng Nam – Đà-Nẵng để gặp quốc lộ số 1 ở Hội An [7]
Công việc hình thành các làng tòng giáo ngày càng nhiều. Xin xem trong phần trình bày “QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN” ở Phần I.
5- Năm 1963: một trung tâm thứ ba tại Đăk Kơla vào. Vào năm 1965, Ngài qui tụ tất cả những trung tâm: Đăk Chô, de Kong Honong và Kon Kơla về gần Đăk Tô. Nhưng năm 1972, tất cả các vùng bị Việt Cộng chiếm giữ và cư dân phải phân tán.
Năm 1973: giáo dân trực thuộc cha Dujon và cha Arnould di tản về Plei Mơ-Năng (H. IaPa, tỉnh Gialai hiện nay)
Năm 1975, Ngài bị trục xuất khỏi Việt-nam, và trong 2 năm Ngài cư ngụ tại địa phận Annecy như một linh mục chánh xứ Lagiettaz, sau đó tại Verchaix. Năm 1978, ngài phục vụ cơ sở quản lý tại Paris và vào năm 1980, ngài đi đến đảo Maurice chánh xứ Chamarel. Ngài trở về Pháp vào năm 1989 và qua đời tại Annemasse vào ngày 17 tháng 12 năm 1990.
Năm 1975, Ngài bị trục xuất khỏi Việt-nam, và trong 2 năm Ngài cư ngụ tại địa phận Annecy như một linh mục chánh xứ Lagiettaz, sau đó tại Verchaix. Năm 1978, ngài phục vụ cơ sở quản lý tại Paris và vào năm 1980, ngài đi đến đảo Maurice chánh xứ Chamarel. Ngài trở về Pháp vào năm 1989 và qua đời tại Annemasse vào ngày 17 tháng 12 năm 1990.
Kontum, ngày 01 tháng 02 năm 2015
biên soạn
Lm. Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn
Lm. Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn
GPKONTUM (12/02/2015) KONTUM
GHI CHÚ
[1]Xin xem lại tiểu sử cha Paul Renaud
[2]Theo lịch giáo phận Năm 1975.
[3] Xem Répertoire des Membres de la Société des Missions Étrangères (1659-2004) Paris 2004, Numéro 3795
[4]Nhóm tác giả: Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Trần Mạnh Cát, Lê Duy Đại, Ngôn Vĩnh Bình, “Các Dân Tộc Tỉnh Gialai-CôngTum”, NXB Khoa học Xã hội-1981, trang 237.
[5]Xin xem Compte Rendu de Mission, năm 1965
[6] Xin xem Compte Rendu de Mission, năm 1969
[7] Như trên, trang 236
----------------------------------------------------------------------
Thánh lễ khởi công xây dựng Nhà thờ Đăk Jâk, hạt Đăk Mót, Gp Kontum ngày 12.05.2016.
Sáng ngày 12.05.2016, Giáo xứ Đăk Jâk đã cử hành thánh lễ khởi công xây dựng ngôi thánh đường mới tại vị trí vùng đất mới được cấp phép. Thánh lễ có sự hiện diện của cha Simon Phan Văn Bình, Quản hạt Đăk Mót, cha Giuse Đỗ Hiệu, Quản hạt Kontum, một số linh mục trong giáo phận và đông dảo bà con giáo dân Thượng-Kinh giáo xứ Đăk Jâk cũng như trong vùng, các giáo xứ bạn.
Sau Thánh lễ, các cha trong đoàn đồng tế, đại diện Ban chức việc, Giáo phu, giáo dân...đã ra hiện trường thi công, xúc những xẻng bê-tông đầu tiên xây trụ móng Nhà thờ. Niềm vui rạng rỡ hiện rõ trên từng khuôn mặt mọi người. Được biết Ngôi Thánh Đường được xây dựng trên ngọn đồi thông thoáng, có kiểu dáng thiết kế hình thánh giá rất đẹp và tiện lợi, và sẽ trở thánh Ngôi Nhà thờ trung tâm cho cả vùng truyền giáo Sê-đăng, thuộc hạt Đăk Mót.
----------------------------------------------------
THÁNH LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG GIÁO XỨ ĐĂK JÂK, GP. KON TUM 6/6/2016.
Nhờ hồng ân Lòng Chúa Thương Xót,
nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse
Giáo xứ Đăk Jâk (xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, Tỉnh Kon Tum)
dâng Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên
xây dựng Thánh đường giáo xứ do
Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng vị, Giám mục Gp. Kon Tum chủ tế,
vào lúc 9g30, thứ Hai, ngày 6/6/2016.
Cha chính xứ Đăk Jâk Đa minh Trần Văn Vũ, 70 linh mục trong và ngoài Giáo phận đồng tế, cùng đông đảo nam nữ tu sĩ, đại diện chính quyền các cấp, tỉnh, huyện, và khoảng 10 ngàn giáo dân Thượng-Kinh Gx Đăk Jâk và các giáo xứ bạn trong Hạt Kon Tum và Pleiku.
Trước đó, tối Chúa nhật ngày 5/6/2016 đã diễn ra đêm "Hoan Ca Vang Khúc Tạ Ơn", cầu nguyện và trình diễn Thánh Ca, nhạc cụ dân tộc với sự tham gia đóng góp tiết mục của nhiều thành phần như các Ca Đoàn Đăk Jâk, Đăk Tuk, Chính Tòa (Kon Tum), Kon Rơbang, Võ Lâm, Tân Hương...; sự góp mặt ca sĩ nổi danh Siu Black (Gx Kon Rơbang), Kaly Chan, Nhóm Nhạc Cụ Dân Tộc.v.v.
Sau Thánh Lễ mọi người dự tiệc mừng thưởng thức những món ăn dân dã, đạm bạc: Gà nướng củi (than), bún, mì tôm.v.v.
Sau đây là một số hình ảnh và video Thánh Lễ Đặt Viên Đá :
I/ MỜI XEM HÌNH ẢNH TOÀN CẢNH THÁNH LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ TẠI LINK DƯỚI ĐÂY. 149 ảnh do Photo Quốc Nguyễn (Gia Lai) thực hiện (nguồn facebook Quoc Nguyen), và 27 ảnh do Thái Phú (Gia Lai) thực hiện (nguồn facebook Thái Phú). Chân thành cám ơn Photo Quoc Nguyen và Thái Phú.
II/ Video do Ban Mục Vụ Truyền Thông Gp. Kon Tum thực hiện.
THANH LE DAT VIEN DA DAU TIEN NHA THO
III/ MỜI XEM VIDEO CLIP ĐÊM "HOAN CA VANG KHÚC TẠ ƠN" đêm 5/6/2016 (Sẽ cập nhật thêm các video clip). Các video clip này do MAI TỰ CƯỜNG (Kon Tum) thực hiện. Xin cám ơn anh MTC thật nhiều!
THANH LE DAT VIEN DA DAU TIEN NHA THO
DAK JAK 6 6 2016.
III/ MỜI XEM VIDEO CLIP ĐÊM "HOAN CA VANG KHÚC TẠ ƠN" đêm 5/6/2016 (Sẽ cập nhật thêm các video clip). Các video clip này do MAI TỰ CƯỜNG (Kon Tum) thực hiện. Xin cám ơn anh MTC thật nhiều!
1. ĐÊM HOAN CA VANG KHÚC TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ
ĐĂK JÂK, KON TUM 5 6 2016 Clip 1 :
2. ĐÊM HOAN CA VANG KHÚC TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ
ĐĂK JÂK, KON TUM 5 6 2016 Clip 2 :
3. ĐÊM HOAN CA VANG KHÚC TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ
ĐĂK JÂK, KON TUM 5 6 2016 Clip 3 :
- Nữ ca sĩ Siu Black trình bày 2 ca khúc- Các tiết mục ca, múa của các ca đoàn
4. MỪNG LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN XÂY DỰNG NHÀ THỜ
ĐĂK JÂK, KON TUM 6 6 2016 P 1 CHÀO MỪNG QUAN KHÁCH,
do Mai Tự Cường thực hiện.
Minh Sơn tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét