Hôm nay Chúa Nhật 16 tháng11 năm 2016, lúc 10g sáng Đức Thánh Cha tôn phong hiển thánh cho 7 chân phước.
Đó là sư huynh Salomone Leclerq dòng La San, tử đạo năm 1792 dưới thời cách mạng Pháp; thiếu niến Jose Sanchez del Rio 14 tuổi người Mêhicô, bị xử bắn vì không chối bỏ đức tin Công Giáo; ĐC Emanuel Gonzales Garda, người Tây Ban Nha; cha sở José Gabriel Brochero người Argentina; Cha Alfonso Maria Fusco người Italia sáng lập dòng các Nữ tu thánh Gioan Tẩy Giả; cha Lodovico Pavoni, người Italia, sáng lập Hội Thánh Barnaba chuyên giúp giới trẻ nghèo, và nữ tu Elizabeth Chúa Ba Ngôi dòng Cát Minh nhặt phép người Pháp.
XEM VIDEO
Cùng đồng tế thánh lễ với ĐTC có 50 Hồng Y, 150 Tổng Giám Mục, Giám Mục và 1.000 Linh Mục. Tham dự thánh lễ có ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh, phái đoàn các nước có tân hiển thánh và hơn 120.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu. Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Latinh. Các bài sách Thánh được tuyên đọc bằng tiếng Tây Ban Nha và Pháp. Thánh vịnh được hát bằng tiếng Ý. Phúc Âm đã được hát bằng tiếng Latinh và Hy Lạp. Các lời nguyện giáo dân được đọc bằng các thứ tiếng Anh, Bồ Đào Nha, Tầu, Ý, Guarani và Hoà Lan.
Sau lời chào mở đầu thánh lễ, DHY Angelo Amato Tổng trưởng bộ phong Thánh đã đọc tiểu sử các chân phước. Sau đó cộng đoàn dã hát kinh cầu các Thánh. Rồi ĐTC đã đọc công thức tôn phong hiển thánh cho 7 chân phước. Tiếp đến thánh tích của các vị đã được rước lên để dưới chân tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng phía bên phải bàn thờ. Nhân danh toàn Giáo Hội ĐHY Amato đã cám ơn ĐTC ghi tên các chân phước vào Sổ bộ các Thánh để các vị được tôn kính trong toàn Giáo Hội. Thánh lễ tiếp tục với kinh Vinh Danh.
Giảng trong thánh lễ ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc và nêu bật tầm quan trong của việc kiên trì cầu nguyện trong cuộc sống kitô. Ngài nói như sau:
Bắt đầu buổi cử hành hôm nay chúng ta đã hướng tới Chúa với lời cầu nguyện: “Xin tạo trong chúng con một trái tim quảng đại và trung thành, để chúng con luôn có thể phụng sự Chúa với lòng chân thành và tinh thần trong trắng”. Tự mình chúng ta không ta không thể đào tạo cho mình một con tim như thế, chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm việc ấy, vì thế chúng ta xin Chúa trong lời cầu nguyện, chúng ta khẩn nài từ Ngài như ơn, như việc “tạo dựng” của Chúa.
Trong cách thế này chúng ta được dẫn vào trong đề tài cầu nguyện là trung tâm các bài đọc kinh thánh của Chúa Nhật này và nó cũng gọi hỏi chúng ta tụ tập nhau ở đây để tôn phong vài vị thánh nam nữ mới. Các vị đã đạt đích điểm, các vị đã có một con tim quảng đại và trung thành, nhờ lời cầu nguyện: các vị đã cầu nguyện với hết sức lực của mình, các vị đã chiến đấu và đã chiến thắng.
Như thế cầu nguyện như ông Môshê là người của Thiên Chúa, là người của cầu nguyện. Chúng ta thấy ông hôm nay trong câu chuyện trận đánh chống lại Amalek, đứng trên đồi giang tay cầu nguyện. Nhưng thỉnh thoảng vì sức nặng, cánh tay rơi xuống, và trong những lúc đó dân chúng bị thua. Khi đó hai ông Aharon và Cur để cho ông Môshê ngồi trên một tảng đá và nâng đỡ hai cánh tay của ông giơ lên, cho tới chiến thắng cuối cùng.
Đó là kiểu sống tinh thần mà Giáo Hội xin chúng ta sống, không phải để thắng chiến tranh, nhưng để thắng hoà bình!
Trong câu chuyện của ông Môshê có một sứ điệp quan trọng: việc dấn thân cầu nguyện đòi hỏi sự nâng đỡ nhau. Mệt mỏi là điều không thể tránh được, đôi khi chúng ta không chịu được nữa, nhưng với sự nâng đỡ của các anh chị em khác lời cầu nguyện của chúng ta có thể tiếp tục cho tới khi Chúa hoàn thành công việc của Ngài.
Khi viết thư cho Timôthê là môn đệ và cộng sự viên của ngài, thánh Phaolô khuyên ông vững vàng trong điều đã học hỏi và tin một cách vững chắc (2 Tm 3,14). Tuy nhiên, Timôthê cũng không thể làm một mình: ta không thắng trận chiến của lòng kiên trì, nếu không có lời cầu nguyện. Không phải một lời cầu nguyện rời rạc, không ổn định, nhưng được làm như Chúa Giêsu dậy trong Tin Mừng hôm nay: “cầu nguyện luôn luôn, không bao giờ mệt mỏi” (Lc 18,1). Đây là kiểu hành động kitô: vững vàng trong lời cầu nguyện để vững vàng trong đức tin và trong việc làm chứng tá. Nhưng một tiếng nói vang lên trong chúng ta: “Lậy Chúa, làm sao không mệt mỏi được? Chúng con là người mà… cả ông Môshê cũng đã mỏi mệt!.. “Đúng thế, mỗi người trong chúng ta mệt mỏi. Nhưng chúng ta không cô đơn, chúng ta là phần của một Thân Mình. Chúng ta là chi thể của Thân Mình Chúa Kitô, là Giáo Hội, mà các cánh tay giơ lên Trời ngày đêm nhờ sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh và Thánh Thần của Ngài. Và chỉ trong Giáo Hội và nhờ lời cầu nguyện của Giáo Hội mà chúng ta có thể vững vàng trong đức tin và việc làm chứng tá.
Tiếp tục bài giảng ĐTC nói chúng ta đã nghe lời Chúa Giêsu hứa trong Tin Mừng: Thiên Chúa sẽ phán xử cho các người đuợc tuyển chọn ngày đêm kêu lên Ngài (Lc 18,7). Đó là mầu nhiệm của lời cầu nguyện: kêu lên, không mệt mỏi và nếu bạn mệt thì xin trợ giúp để giữ cho tay giơ lên cao. Đó là lời cầu mà Chúa Giêsu đã vén mở cho chúng ta và ban cho chúng ta trong Thánh Thần. ĐTC định nghĩa lời cầu nguyện như sau:
Cầu nguyện không phải là trốn chạy vào trong một thế giới lý tưởng, không phải là trốn thoát vào trong một sự yên tĩnh giả tạo ích kỷ. Trái lại, cầu nguyện là chiến đấu, là cũng để cho Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta. Chính Chúa Thánh Thần dậy chúng ta cầu nguyện, Ngài hướng dẫn chúng ta trong lời cầu nguyện, Ngài khiến cho chúng ta cầu nguyện như các người con.
Các Thánh là những người nam nữ đã vào cho tới tận cùng thẳm mầu nhiệm của lời cầu nguyện. Những người nam nữ chiến đấu bằng lời cầu nguyện, với tất cả sức lực của các vị, và chiến thắng nhưng không phải một mình: Chúa chiến thắng trong các vị và với các vị. Cả 7 chứng nhân mà hôm nay đã được phong hiển thánh cũng đã chiến đấu trận chiến tốt của đức tin và tình yêu với lời cầu nguyện. Vì thế các vị đã vững vàng trong đức tin, với con tim quảng đại và trung thành. Nhờ gương sáng và lời bầu cử của các vị xin Thiên Chúa cũng ban cho chúng ta là những người cầu nguyện, ngày đêm kêu lên Thiên Chúa, mà không mệt mỏi; biết để cho Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta, và cầu nguyện bằng cách nâng đỡ nhau để các cánh tay giơ cao, cho tới khi Lòng Thương Xót Chúa chiến thắng.
Truớc khi đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành cho mọi người, ĐTC đã cám ơn tín hữu, đặc biệt phái đoàn các nước có tân hiển thánh. Ngài cũng nhắc tới Ngày quốc tế chống nạn nghèo đói cử hành thứ hai hôm nay, và kêu gọi kết hiệp các sức lực luân lý và kinh tế để chiến đấu chống lại tệ nạn này, hạ nhục, xúc phạm và khiến cho biết bao nhiêu anh chị em chúng ta phải chết, bằng cách thăng tiến các đường lối chính trị bảo vệ gia đình và tạo công ăn việc làm cho mọi người.
Sau khi chào một số Hồng Y, Giám Mục và Linh Mục, ĐTC đã đi xe díp một vòng để chào tín hữu và ra cho tới quảng trường Pio XII trước đại lộ Hoà Giải.
Đó là sư huynh Salomone Leclerq dòng La San, tử đạo năm 1792 dưới thời cách mạng Pháp; thiếu niến Jose Sanchez del Rio 14 tuổi người Mêhicô, bị xử bắn vì không chối bỏ đức tin Công Giáo; ĐC Emanuel Gonzales Garda, người Tây Ban Nha; cha sở José Gabriel Brochero người Argentina; Cha Alfonso Maria Fusco người Italia sáng lập dòng các Nữ tu thánh Gioan Tẩy Giả; cha Lodovico Pavoni, người Italia, sáng lập Hội Thánh Barnaba chuyên giúp giới trẻ nghèo, và nữ tu Elizabeth Chúa Ba Ngôi dòng Cát Minh nhặt phép người Pháp.
XEM VIDEO
Cùng đồng tế thánh lễ với ĐTC có 50 Hồng Y, 150 Tổng Giám Mục, Giám Mục và 1.000 Linh Mục. Tham dự thánh lễ có ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh, phái đoàn các nước có tân hiển thánh và hơn 120.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu. Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Latinh. Các bài sách Thánh được tuyên đọc bằng tiếng Tây Ban Nha và Pháp. Thánh vịnh được hát bằng tiếng Ý. Phúc Âm đã được hát bằng tiếng Latinh và Hy Lạp. Các lời nguyện giáo dân được đọc bằng các thứ tiếng Anh, Bồ Đào Nha, Tầu, Ý, Guarani và Hoà Lan.
Sau lời chào mở đầu thánh lễ, DHY Angelo Amato Tổng trưởng bộ phong Thánh đã đọc tiểu sử các chân phước. Sau đó cộng đoàn dã hát kinh cầu các Thánh. Rồi ĐTC đã đọc công thức tôn phong hiển thánh cho 7 chân phước. Tiếp đến thánh tích của các vị đã được rước lên để dưới chân tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng phía bên phải bàn thờ. Nhân danh toàn Giáo Hội ĐHY Amato đã cám ơn ĐTC ghi tên các chân phước vào Sổ bộ các Thánh để các vị được tôn kính trong toàn Giáo Hội. Thánh lễ tiếp tục với kinh Vinh Danh.
Giảng trong thánh lễ ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc và nêu bật tầm quan trong của việc kiên trì cầu nguyện trong cuộc sống kitô. Ngài nói như sau:
Bắt đầu buổi cử hành hôm nay chúng ta đã hướng tới Chúa với lời cầu nguyện: “Xin tạo trong chúng con một trái tim quảng đại và trung thành, để chúng con luôn có thể phụng sự Chúa với lòng chân thành và tinh thần trong trắng”. Tự mình chúng ta không ta không thể đào tạo cho mình một con tim như thế, chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm việc ấy, vì thế chúng ta xin Chúa trong lời cầu nguyện, chúng ta khẩn nài từ Ngài như ơn, như việc “tạo dựng” của Chúa.
Trong cách thế này chúng ta được dẫn vào trong đề tài cầu nguyện là trung tâm các bài đọc kinh thánh của Chúa Nhật này và nó cũng gọi hỏi chúng ta tụ tập nhau ở đây để tôn phong vài vị thánh nam nữ mới. Các vị đã đạt đích điểm, các vị đã có một con tim quảng đại và trung thành, nhờ lời cầu nguyện: các vị đã cầu nguyện với hết sức lực của mình, các vị đã chiến đấu và đã chiến thắng.
Như thế cầu nguyện như ông Môshê là người của Thiên Chúa, là người của cầu nguyện. Chúng ta thấy ông hôm nay trong câu chuyện trận đánh chống lại Amalek, đứng trên đồi giang tay cầu nguyện. Nhưng thỉnh thoảng vì sức nặng, cánh tay rơi xuống, và trong những lúc đó dân chúng bị thua. Khi đó hai ông Aharon và Cur để cho ông Môshê ngồi trên một tảng đá và nâng đỡ hai cánh tay của ông giơ lên, cho tới chiến thắng cuối cùng.
Đó là kiểu sống tinh thần mà Giáo Hội xin chúng ta sống, không phải để thắng chiến tranh, nhưng để thắng hoà bình!
Trong câu chuyện của ông Môshê có một sứ điệp quan trọng: việc dấn thân cầu nguyện đòi hỏi sự nâng đỡ nhau. Mệt mỏi là điều không thể tránh được, đôi khi chúng ta không chịu được nữa, nhưng với sự nâng đỡ của các anh chị em khác lời cầu nguyện của chúng ta có thể tiếp tục cho tới khi Chúa hoàn thành công việc của Ngài.
Khi viết thư cho Timôthê là môn đệ và cộng sự viên của ngài, thánh Phaolô khuyên ông vững vàng trong điều đã học hỏi và tin một cách vững chắc (2 Tm 3,14). Tuy nhiên, Timôthê cũng không thể làm một mình: ta không thắng trận chiến của lòng kiên trì, nếu không có lời cầu nguyện. Không phải một lời cầu nguyện rời rạc, không ổn định, nhưng được làm như Chúa Giêsu dậy trong Tin Mừng hôm nay: “cầu nguyện luôn luôn, không bao giờ mệt mỏi” (Lc 18,1). Đây là kiểu hành động kitô: vững vàng trong lời cầu nguyện để vững vàng trong đức tin và trong việc làm chứng tá. Nhưng một tiếng nói vang lên trong chúng ta: “Lậy Chúa, làm sao không mệt mỏi được? Chúng con là người mà… cả ông Môshê cũng đã mỏi mệt!.. “Đúng thế, mỗi người trong chúng ta mệt mỏi. Nhưng chúng ta không cô đơn, chúng ta là phần của một Thân Mình. Chúng ta là chi thể của Thân Mình Chúa Kitô, là Giáo Hội, mà các cánh tay giơ lên Trời ngày đêm nhờ sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh và Thánh Thần của Ngài. Và chỉ trong Giáo Hội và nhờ lời cầu nguyện của Giáo Hội mà chúng ta có thể vững vàng trong đức tin và việc làm chứng tá.
Tiếp tục bài giảng ĐTC nói chúng ta đã nghe lời Chúa Giêsu hứa trong Tin Mừng: Thiên Chúa sẽ phán xử cho các người đuợc tuyển chọn ngày đêm kêu lên Ngài (Lc 18,7). Đó là mầu nhiệm của lời cầu nguyện: kêu lên, không mệt mỏi và nếu bạn mệt thì xin trợ giúp để giữ cho tay giơ lên cao. Đó là lời cầu mà Chúa Giêsu đã vén mở cho chúng ta và ban cho chúng ta trong Thánh Thần. ĐTC định nghĩa lời cầu nguyện như sau:
Cầu nguyện không phải là trốn chạy vào trong một thế giới lý tưởng, không phải là trốn thoát vào trong một sự yên tĩnh giả tạo ích kỷ. Trái lại, cầu nguyện là chiến đấu, là cũng để cho Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta. Chính Chúa Thánh Thần dậy chúng ta cầu nguyện, Ngài hướng dẫn chúng ta trong lời cầu nguyện, Ngài khiến cho chúng ta cầu nguyện như các người con.
Các Thánh là những người nam nữ đã vào cho tới tận cùng thẳm mầu nhiệm của lời cầu nguyện. Những người nam nữ chiến đấu bằng lời cầu nguyện, với tất cả sức lực của các vị, và chiến thắng nhưng không phải một mình: Chúa chiến thắng trong các vị và với các vị. Cả 7 chứng nhân mà hôm nay đã được phong hiển thánh cũng đã chiến đấu trận chiến tốt của đức tin và tình yêu với lời cầu nguyện. Vì thế các vị đã vững vàng trong đức tin, với con tim quảng đại và trung thành. Nhờ gương sáng và lời bầu cử của các vị xin Thiên Chúa cũng ban cho chúng ta là những người cầu nguyện, ngày đêm kêu lên Thiên Chúa, mà không mệt mỏi; biết để cho Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta, và cầu nguyện bằng cách nâng đỡ nhau để các cánh tay giơ cao, cho tới khi Lòng Thương Xót Chúa chiến thắng.
Truớc khi đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành cho mọi người, ĐTC đã cám ơn tín hữu, đặc biệt phái đoàn các nước có tân hiển thánh. Ngài cũng nhắc tới Ngày quốc tế chống nạn nghèo đói cử hành thứ hai hôm nay, và kêu gọi kết hiệp các sức lực luân lý và kinh tế để chiến đấu chống lại tệ nạn này, hạ nhục, xúc phạm và khiến cho biết bao nhiêu anh chị em chúng ta phải chết, bằng cách thăng tiến các đường lối chính trị bảo vệ gia đình và tạo công ăn việc làm cho mọi người.
Sau khi chào một số Hồng Y, Giám Mục và Linh Mục, ĐTC đã đi xe díp một vòng để chào tín hữu và ra cho tới quảng trường Pio XII trước đại lộ Hoà Giải.
(Linh Tiến Khải, RadioVaticana 16.10.2016)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét