Ban mục vụ Truyền thông giáo phận xin kính giới thiệu cùng toàn thể gia đình giáo phận nội dung “Ngày “Ngưòi cha công giáo – Miền Pleiku – Giáo phận Kontum (05/05/2016)” sau đây:
I- Chương Trình & Đề tài học hỏi-trao đổi;
II- VIDEO CLIP Thánh Lễ
III- Một số hình ảnh
———-
I – CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT
1/ Chương Trình
7h00 : Chào đón tham dự viên
8h35-8h45: Khai mạc
8h45-9h45 : Nghe thuyết trình chủ đề: “Giáo Hội thực thi lòng thương xót và ngưòi cha công giáo sống năm thưong thương xót trong gia đình”.
10h00-11h45: Các tham dự viên chia sẻ sau khi nghe thuyết trình.
11h45-13h30: Cơm trưa và nghỉ trưa.
13h30-14h30: Các giáo xứ chia sẻ đề tài đã học tập tại địa phương
14h30-14h45 : Đức kết phần chia sẻ.
15h00-16h00 : THÁNH LỄ MỪNG KÍNH THÁNH GIUSE
Lời cảm ơn sau Thánh Lễ.
2/ Đề Tài Học Hỏi -Trao Đổi
NHƯ CHÚA CHA
Misericordes sicut Pater
Giáo Hội thực thi Lòng Thương xót
và người cha Công giáo sống năm lòng thương xót trong gia đình.
I. TÌM HIỂU VỀ NĂM THÁNH
1. Ý nghĩa của Năm Thánh
– Năm Thánh là năm cầu xin và lãnh nhận ơn Chúa tha thứ các hình phạt do tội gây ra, với một số điều kiện về thời gian và địa điểm.
– Năm Thánh là thời gian mời gọi mọi người con cái trong Giáo hội Sám Hối và Canh Tân:
đây chính là điều kiện để lãnh nhận ơn tha thứ.
– Năm Thánh là năm hòa giải: Mỗi người nhìn ra những lỗi tội của mình để đền bù cách công bằng; đồng thời cũng phải biết tha thứ cho những cá nhân hay tập thể đã có những sai lỗi thiếu sót đối với mình, để mọi người có được sự an bình và sống xứng đáng với nhân phẩm và ơn gọi làm con Thiên Chúa.
– Năm sống tinh thần dấn thân để làm chứng: “Cứ dấu này mà người ta nhận biết anh em là môn đệ Thầy.”
– Đặc biệt trong tư cách là người cha Công giáo đây cũng là lúc giúp chúng ta nhìn lại chính mình khi chiêm ngắm dung mạo của Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót.
2. Câu hỏi gợi ý suy nghĩ và cầu nguyện
– Lòng thương xót có chỗ đứng nào trong đời sống của tôi trong tư cách là một người cha trong gia đình và một thành viên trong cộng đồng giáo xứ?
II. KHÁM PHÁ DUNG MẠO CỦA THIÊN CHÚA ĐẤNG GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT
Chúng ta được mời gọi chiêm ngắm những hình ảnh các nhân vật trong kinh Năm Thánh Lòng Thương Xót để khám phá dung mạo của Đức Giêsu Đấng giàu lòng thương xót đối với mọi người trong đó có cả chính bản thân tôi cũng được nhìn thấy ở nơi những nhân vật này (Giakêu và Matthêu; Người phụ nữ ngoại tình và Maria Magdala; phêrô và người trộm thống hối).
Câu hỏi giúp gợi ý suy nghĩ và cầu nguyện
– Tôi có biết vui mừng khi có người trở về được Chúa thương, và cộng tác để đưa nhiều người trở về hơn nữa.
III. GIÁO HỘI THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT
Trong Tông sắc Năm Thánh Lòng Thương Xót, ĐCT Phaxicô hướng dẫn “Giáo Hội đã cảm thấy một trách nhiệm trở nên một dấu chỉ sống động của tình yêu Chúa Cha trên thế giới…” Việc canh tân này vừa ở cấp độ toàn thể Giáo Hội, vừa ở cấp độ từng Kitô hữu.
1. GIÁO HỘI THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT
Rao giảng về Lòng Thương xót bằng thực tế cuộc sống
– Rao về Lòng Thương xót của Thiên Chúa là trách nhiệm đầu tiên Giáo Hội cần làm, ngay trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, mà Thiên Chúa đang bị cho ra rìa, và nhiều người đang lờ đi không nhìn đến Thiên Chúa.
– Sứ điệp về Lòng Thương xót mà Giáo Hội rao giảng cần được thấm nhuần vào trong thực tế, cũng như ảnh hưởng vào chính bầu khí sinh hoạt và phục vụ của Giáo Hội. Các Kitô hữu tiên khởi đã để lại chứng từ sống động về Lòng Thương Xót, đến nỗi những người khác đã phải trầm trồ khi nói về cộng đoàn các Kitô hữu: “Hãy nhìn kìa, họ thương nhau biết chừng nào!”
a.Thể hiện Lòng Thương xót Chúa nơi Bí tích hòa giải.
Cũng trong Tôn sắc, ĐTC Phanxi cô nhắn nhủ các linh mục phải trở thành một dấu chỉ thực sự của Lòng Thương xót Chúa qua thực thi thừa tác vụ bí tích hòa giải.
b. Các thừa sai của Lòng Thương xót
Các thừa sai của Lòng Thương xót đến các giáo phận toàn thế giới “để trở thành một dấu chỉ về sự lo lắng từ mẫu của Giáo hội đối với Dân Chúa, để nó có thể thấm sâu vào trong sự phong phú giàu sang của mầu nhiệm có tính rất căn bản này đối với Đức Tin của chúng ta.”(MV18)
Câu hỏi gợi ý giúp suy nghĩ và cầu nguyện
a. Tôi kinh nghiệm thế nào Lời ĐTC Gioan Phaolô II: Con người ngày nay như đang muốn chống lại một TC giàu lòng thương xót hơn là trong quá khứ, và có khuynh hướng muốn gạt bỏ ý tưởng về Lòng Thương xót ra khỏi cuộc sống và ra khỏi con tim họ?
b. Tôi quý trọng và năng đến với bí tích hòa giải để được thụ hưởng lòng thương xót thứ tha của Chúa, và nhận lãnh ơn thiêng giúp tôi canh tân đời sống Kitô hữu thế nào?
2. CÁC TÍN HỮU THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT
Trong Tông sắc Dung nhan Lòng Thương xót, ĐTC Phanxicô chỉ ra ba thực hành lòng thương xót đối với từng tín hữu trong Năm Thánh này: sống công bình, bác ái (MT 17) sống tha thứ hòa giải (MV8); đặc biệt là thực hành Thương xác 7 mối (MV15).
a. Sống công bình &bác ái (MV17)
b. Sống than thứ & hòa giải (MV8)
c. Thực thi “Thương xác bảy mối” (MT 25,31-45&MV15)
Câu hỏi gợi ý giúp suy nghĩ và cầu nguyện
a. Sống công bằng, bác ái
Trong đời sống hiện tại, tôi có thể đang cư xử bất công với ai đó không: giữa vợ chồng, con cái, anh chị em trong gia tộc, nhân viên hay người làm công, cạnh tranh buôn bán…?
b. Tha thứ & hòa giải
Ngay lúc này, tôi cần sống tinh thần tha thứ, hòa giải, yêu thương với những người thù nghịch nào không? Suy nghĩ cầu nguyện và xin ơn sức mạnh cũng như ý chí quyết tâm thực hiện được công việc ấy?
c. Thực thi “Thương xác 7 mối”
Nếu lúc này tôi phải ra trước tòa phán xét, tôi có cảm thấy lo sợ lời phán xét của Chúa về cách tôi sống đức ái không?
3. NGƯỜI CHA CÔNG GIÁO SỐNG TÂM TÌNH CỦA NĂM LÒNG THƯƠNG XÓT
Trong kinh nghiệm là một người cha, điều đó có giúp gì cho bản thân tôi khám phá ra dung mạo của Thiên Chúa là Cha, Đấng giàu lòng thương xót? Bên cạnh đó, tôi có được thúc đẩy để trở nên giống Cha khi tôi thực thi vai trò của một người cha trong gia đình bé nhỏ của tôi. Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý giúp những người cha Công giáo suy nghĩ xem cách thức mình đang thực thi vai trò làm chồng, làm cha trong gia đình của mình như thế nào?
1. Trách nhiệm của người làm chồng trong gia đình: tôi có đối xử với người bạn đời của mình như một gương sáng mà con cái tôi học hỏi để trở nên một người cha, một người chồng tốt trong gia đình của chúng?
2. Tôi chăm sóc con cái của mình như thế nào: có dành thời gian để lắng nghe, để giáo dục và huấn luyện chúng hay chỉ dành những khoản thời gian THỪA THẢI trong quỹ thời gian của mình cho chúng?
3. Tôi có cung cấp cho con cái mình những điều chúng cần không phải cho quá nhiều, hay cho quá ít so với những điều kiện chúng cần? Có bắt ép con cái mình phải đạt được những mục tiêu mà mình khao khát nhưng không đạt được?
4. Tôi có giúp cho con cái mình sống có trách nhiệm và biết chịu trách nhiệm với bản thân và với người khác chăng?
5. Tôi có cầu nguyện để xin Thiên Chúa giúp cho mình biết trở nên một người cha mẫu mực và cầu nguyện để xin Thiên Chúa làm điều mà tôi không thể làm được vì biết Ngài yêu thương chúng hơn cả tôi yêu chúng?
II. VIDEO THÁNH LỄ
III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH
GPKONTUM (06/05/2016) KONTUM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét