Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

TIỂU SỬ CHA JEAN FAUGÈRE (CỐ CAO)

TIỂU SỬ CHA JEAN FAUGÈRE (CỐ CAO)
 do một cựu chủng sinh Kontum chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Pháp lấy từ văn khố MEP. Nguyên bản tiếng Pháp đính kèm sau bản tiếng Việt này.
Jean FAUGÈRE (1921-2007)
 ChaFaugere7 ChaFaugere8
Numéro :3734
  Pays :Vietnam   
Cha JEAN FAUGÈRE (tên Việt là Cố Cao) sinh ngày 19 tháng 9 năm 1921 tại Agnat, vùng Thượng Sông Loire, giáo xứ thuộc giáo phận Du Puy. Ngài là con của ông cố Philippe, mất ngày 11/10/1977 và bà cố Jeanne Mialhe. Song thân Ngài là nhà nông. Ngài được rửa tội ngày 25/09/1921 ở Agnat. Gia đình có 3 người con, Jean và hai cô con gái. 
Jean học bậc tiểu học ở trường làng. Ngài được ĐGM Moury (S.M.A) ban bí tích Thêm Sức ở Agnat. Sau đó Ngài vào TCV La Chartreuse của giáo phận Du Puy. Ngài đậu tú tài ban A và sau đó được nhận vào Đại chủng viện [Gp] du Puy. Sau bại trận năm 1940 và hiệp định ký ở Rethondes ngày 22/6/1940, nước Pháp bị chia làm hai vùng, vùng bị quân Đức chiếm đóng và vùng được gọi là tự do, nơi có nguyên thủ quốc gia, thống chế Pétain ở Vichy. JEAN FAUGÈRE thấy mình được gọi vào làm việc ở các Xưởng Thanh Niên ở Saint-Pons, trong khi Ngài đã nghĩ đến một ơn gọi thừa sai. 
Sau một thời gian tại ĐCV Thánh Irênê ở Francheville – Rhône, Jean Faugère làm đơn xin gia nhập chủng viện Hội Thừa Sai Ngoại Quốc – Missions Étrangères – ngày 24/6/1942. Trả lời thư của Cha Bề Trên chủng viện MEP, Cha Bề Trên ĐCV Francheville chỉ có thể đưa ra một đánh giá hoàn hảo về Jean Faugère : «tinh thần tốt, có thiện chí, tính tình tốt và cả tế nhị nữa, tâm hồn đạo đức chân thành, khiêm tốn, có thể ít nhiều rụt rè. Tóm lại, đó là một người có phẩm chất đúng ra là trên mức trung bình. Chủng viện du Puy vui mừng trao Jean cho công trình của Hội Thừa Sai ». 
Kể từ 8/11/1942, quân Đức xâm chiếm toàn bộ nước Pháp, Jean Faugère đã kịp đến chủng viện ở Paris. Ngài được thu nạp tạm thời ngày 25/04/1946. Theo quy định bấy giờ, Ngài chỉ được thu nạp vĩnh viễn sau một thời kỳ 3 năm đi truyền giáo.  Ngài lãnh chức Phó Tế vào Chúa Nhật Chịu Nạn năm 1946 và thụ phong linh mục ngày 29/06/1946. Cũng chính hôm ấy, Ngài nhận bài sai đi VIỆT NAM, đến Đại diện Tông Tòa Thanh Hóa, lúc bấy giờ đang bị Việt Minh chiếm đóng và vì thế không thể đến được. Hơn nữa, vào thời đó, không dễ gì tìm được một chỗ trên một trong những chuyến tàu chở lính tráng đi Đông Dương.  
Do vậy, với Jean Faugère, khởi đầu một sự nghiệp dài lâu làm giáo sư trong các trường trung học và chủng viện. Ngài được bổ nhiệm làm giáo sư TCV Hội Thừa Sai ở Ménil-Flin (Meurthe-Moselle). TCV cấp I nầy chuẩn bị cho các kỳ thi thời đó (bằng trung học cơ sở). Các tiểu chủng sinh ở đó vì họ nghĩ về một ơn gọi thừa sai. Những người kiên trì theo đuổi ơn gọi, sau đó sẽ vào chủng viện học đệ nhị cấp ở Beaupréau (Maine và Loire). Cha Faugère  dạy ở đó hai năm, có lẽ là môn Pháp văn. Học trò hết thảy rất hài lòng. Ngài cũng cho thấy khả năng chuyên môn của một y tá tốt bụng phục vụ các học sinh. Nhưng thực tế Ngài chỉ có một ước ao: đến được Việt Nam và nếu có thể thì đến được Thanh Hóa. 
Ngài xuống tàu đi Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1948. Cùng đi với Ngài có các Cha Guerry và Charmot về Hưng Hóa, Cha Grannec về Hà Nội và hai Cha Hội Xuân Bích. Tàu các Ngài đi, - chiếc Cap Tourane (Cảng Đà Năng.ND) bị một loạt trục trặc và sự cố: một vụ chết máy cầm giữ các Vị suốt 10 ngày ở Port-Said, sau đó lại bị chết máy kéo dài 12 tiếng ngay giữa Biển Đỏ. Cuối cùng con tàu nằm ụ ở Djibouti. Các Ngài được cho lên chiếc Le Pasteur - Người Mục Tử,- tiếp tục hành trình và tới Vịnh Hạ Long ngày 27 tháng 12 năm 1948. Chặng cuối cùng còn nguy hiểm hơn: tàu lửa Hải Phòng - Hànội bị đặt mìn. May là chỉ có những người bị thương nhẹ. Cả nhóm rồi cũng tới được Hà Nội vào Tết 1949. Những khóa học tiếng Việt do các giáo viên chuyên nghiệp tại cô nhi viện Têrêxa do Cha Paul Seitz sáng lập.Trung tâm nầy phát triển đáng kể để đón nhận các trẻ mồ côi, những trẻ em đường phố bị bỏ quên, các thiếu niên không được dạy dỗ. Cùng các cộng sự viên, Cha Seitz muốn các cháu học lấy một nghề. Cha Faugère vẫn chưa thể nào đi về Thanh Hóa. Ngài lưu lại cô nhi viện Têrêxa một năm rưỡi để học tiếng Việt. Xét thấy Cha không thể về Thanh Hóa được, Đức Cha Seitz [khi ấy chưa làm Gíam Mục.ND] đã xin Đức Cha Louis de Coonan cho Cha Jean Faugère ở lại phục vụ cô nhi viện với tư cách phó giám đốc. Cũng vì vậy mà hoạt động truyền giáo của Cha Jean Faugère nối liền với công trình của Cha Paul Seitz.      
  DcSeitz4
 Cha Seitz khi còn ở Hà Nội
 DCSeitz1
Năm 1952, Cha Paul Seitz được bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Tòa Kontum, giám mục hiệu tòa Catula. Bấy giờ cô nhi viện được giao cho Dòng Salêdiêng và Cha Jean Faugère tiếp tục công việc giáo dục các cô nhi cùng với các tu sĩ Dòng. Sau hiệp định Paris vào tháng 7 năm 1954, và việc chia cắt đất nước Việt Nam làm hai quốc gia, các tu sĩ Dòng Salêdiêng quyết định di tản cô nhi viện vào Miền Nam. Ban đầu họ thiết lập cơ sở tại Banmêthuột, vùng phía nam địa phận Kontum.Trung tâm ở Banmêthuột là một tập hợp những lán trại kém tiện nghi. Vì vậy mà năm 1956, các tu sĩ Dòng Salêdiêng quyết định di cư cùng với những em nhỏ nhất về ở vùng ngoại ô Sàigòn. Cha Faugère một thân một mình tiếp tục công việc đào tạo và giáo dục các em lớn thường xuyên « có vấn đề ». 
Việc thành lập cô nhi viện Thánh Têrêxa là một loại anh hùng ca. Ban đầu cơ sở đặt tại Trường Puginier vào năm 1947, sau đó trong một tòa nhà đổ nát, cơ sở Đức Bà Mân Côi, gần Hồ Lớn.Cuối cùng Đức Cha Seitz mua được một miếng đất rộng lớn, sình lầy được lấp lên, gần với Dòng Chúa Cứu Thế.                                                                                                                   
Thời kỳ những năm 1954 – 1956, một lượng lớn những người tỵ nạn miền Bắc (khoảng 900.000 trong đó 700.000 tín hữu Công Gíao) di cư vào Nam và nhất là trên các vùng Tây Nguyên. Những thành phố nhỏ như là Banmêthuột, trở thành những trung tâm nhộn nhịp các hoạt động vốn tạo điều kiện cho việc tạo công ăn việc làm cho các trẻ mồ côi của Cha Faugère. Khi Cha Purguy và Cha Lange, những vị thừa sai Kontum mới, đổ bộ ở Sàigòn ngày 21/10/1957, thì Cha Faugère xuống Sàigòn để mua vật liệu, song cũng để đón những vị mới tới nầy và dẫn các ngài về Banmêthuột để các ngài làm quen với Tây Nguyên. Chiếc xe tải của Cha đầy ắp những vật liệu đủ loại.Trung tâm và các vùng phụ cận Banmêthuột sôi động các sinh hoạt. Những vị mới tới bị ấn tượng bởi cuộc hành trình và những con đường đi trong miền đất đỏ nầy hết sức vất vả. Năm 1960, Cha Faugère đi nghỉ ở Pháp, hết sức xứng đáng. 
Khi trở lại Việt Nam, Ngài được chỉ định làm giáo sư tiểu chủng viện Kontum. Kontum đã bị Việt Cộng chiếm đóng vào năm 1954. Đức Cha SEITZ đã có thể trở lại đó vào ngày 31 tháng 8, sau hiệp định Genève. Rất mau lẹ, Ngài bắt tay ngay vào việc tái tổ chức các cơ sở của Hội Thừa Sai. Kể từ thời Đức Cha Janin làm giám mục, các trường học và chủng viện đã được tạo ra để truyền giáo cho người Thượng: trường đào tạo giáo phu, tiểu chủng viện và một nhà tập với ba lớp. Các chủng sinh là người Việt, với một ít người Thượng, trường giáo phu của Chân phước Cuénot ở Kontum, đào tạo các giáo lý viên tương lai, Bana, Sêđăng, Rơngao. Khi Đức Cha Seitz tới vào năm 1954, ngôi nhà thử cũ đã có khoảng 30 chủng sinh đến từ miền bắc Việt Nam, từ các địa phận Vinh, Phát Diệm, Bùi Chu và cả từ vùng duyên hải miền trung như Quảng Nam, Bình Định và Qui Nhơn, cư ngụ. 
Coi sóc các chủng sinh là các Cha Thomann, Lantrade và nhiều linh mục người Việt. Khi Cha Vachet, người quản lý các tòa nhà Mái Ấm Thánh Têrêxa, vừa đến Kontum, Đức Cha Seitz ngay tức khắc giao cho Ngài phụ trách xây lại Trường Cuénot và xây một trường kỹ thuật – nhà xưởng cho các em cô nhi trở về từ Banmêthuột. Đức Cha cũng quyết định tăng cường việc học tập ở tiểu chủng viện và đã bổ nhiệm Cha Alexis Lộc làm Bề Trên. Là người gốc Huế, sau các năm học tập ở trường trung học Providence, Cha chọn vùng thừa sai Kontum. Ngài được sự cộng tác của ba linh mục người Việt cũng như các đại chủng sinh từ miền Bắc. Các Cha Crétin và Thomann bảo đảm cho một phần các môn học. Đức Cha Seitz trong khi vừa duy trì các môn học theo chương trình Việt, lại quyết định bảo đảm một việc giảng dạy theo chương trình Hội văn hóa Pháp,để chuẩn bị cho các học sinh thi bằng trung học cấp I (BEPC) và Tú Tài (BAC) Pháp. 
cvkchungvien  Chủng viện Thừa Sai Kontum (CVK)
Đến Kontum vào tháng 12 năm 1958, Cha Lange dạy tiếng Pháp cho các lớp 8e (huitième) và 7e (septième) sau đó dạy môn sử,địa và địa chất cho lớp quatrième. Sau khi đi nghỉ về, năm 1961, Cha Faugère được bổ nhiệm làm giáo sư chủng viện. Cha Davias-Baudrit nhập Kontum và dạy môn la tinh. Đức Cha Seitz không ngừng tuyển mộ các giáo sư mới, lần lượt các Cha Ginhoux và Cha Sanier.Trong công tác dạy dỗ, Cha Faugère rất thoải mái. Cha nói rất sõi tiếng Việt với giọng Hà Nội, vốn là giọng của phần đông các chủng sinh. Ngài kiêm luôn công việc y tá. Năm 1965, ban giáo sư được tăng cường thêm Cha Radelet và Cha Wolf. Năm 1965,địa phận Kontum có khoảng 900.000 dân, trong đó có 114.000 tín hữu Công Giáo, tức là 12,6% dân số. Linh mục đoàn quy tụ 109 linh mục, trong đó có một linh mục người Bahnar, 69 linh mục người Việt và 35 linh mục thuộc Hội Thừa Sai Paris. 
Năm 1966, bắt đầu thời kỳ những thay đổi lớn của chủng viện. Đức Cha Seitz quyết định đặt đệ nhị cấp bên ngoài Kontum, liên kết với các trường trung học lớn đang dạy chương trình Pháp. Sau nhiều cuộc đàm phán, ở Huế và tại Sàigòn, Ngài chọn liên kết với trường trung học Adran do các sư huynh người Việt nắm giữ tại Đàlạt. Chủng viện được đặt trong những tòa nhà của một bệnh viện tư tên Sohier.
 Sohier5
Sohier1
 Nhà Sohier, Dalat 
Các chủng sinh theo học các lớp của Trường trung học Lasan Adran. Ở trường Adran, Cha Lange được giao dạy các môn lịch sử và địa lý từ lớp Troisième đến lớp Terminales. Cha Jean Ginhoux dạy văn chương Pháp. Cha Faugère, phần Ngài, ở lại Kontum, lo đảm trách nhiều môn học cùng với các Cha Radelet, Sanier, người sẽ bị chết vì mìn, trên đường Đăktô vào ngày 13/5/1968. Việc xây dựng một Tòa giám mục mới do Cha Vacher,đã cho phép tiểu chủng viện nên rộng rãi hơn khi chiếm trọn cả tòa nhà cũ.  
 ChaFaugere9
Cha Faugère đứng thứ hai từ bên phảiChaFaugere10 
Cha Faugère và các thầy dạy CVK Kontum năm 1969-70
(Lương, Thanh (Hoàng hải), Cha Faugère, Thắng, Thanh (Berger RIP), Thái, Tố, Chính, Vân) 
Được trừ ra trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân tháng 2/1968 bởi Mặt Trận giải phóng, nhưng vùng an ninh chung quanh thành phố ngày càng thu hẹp lại như miếng da lừa. Bởi vậy, tiếp sau cuộc tấn công năm 1972, trên miền Đăktô phía Bắc và Đông Bắc Kontum, Đức Cha Seitz quyết định chuyển đê nhất cấp tiểu chủng viện tới Đàlạt, trong nhà tập lớn của các Cha Dòng Chúa Cứu Thế, gần như bỏ trống. Tòa nhà nằm ở ngoại vi Đàlạt và những phần tử thuộc Mặt trận giải phóng đang hoạt động ở trên các ngọn núi cận kề quanh Đàlạt. Lần đầu tiên, tất cả các cấp của tiểu chủng viện Kontum được tập trung ở một nơi và các vị hữu trách có thể gặp gỡ nhau đều đặn. Từ năm 1968, chủng viện Nha trang đặt ở Đàlạt và các Cha Jean Mais và Joseph Larroque giảng day. Cha Mais dạy triết học, còn Cha Larroque dạy toán học, vật lý và hóa học. Các chủng sinh Kontum đạt được những kết quả rất tốt trong các kỳ thi BEPC ở Đàlạt và Tú Tài Pháp ở trường Marie Curie. Thế rồi, vào tháng 3/1975, Banmêthuột thất thủ. Các giáo sư và học sinh phải vất vả lắm mới về được Sàigòn. Cha Faugère tình nguyện tiếp tục phục vụ tại trụ sở Hội Thừa Sai tại đường Nguyễn Du, nhưng cuối cùng Ngài đã bị trục xuất vào tháng 7/1976 và phải trở lại nước Pháp. 
MONBETON 1976 - 2007                                            
Sau một kỳ nghỉ hết sức xứng đáng, Cha Faugère được bổ nhiệm làm quản lý nhà hưu dưỡng Đức Thánh Raphael ở Montbeton với thời hạn 3 năm, có thể được tái bổ nhiệm. Bấy giờ Cha Émile Dewonck làm bề trên nhà hưu dưỡng. Cha Faugère làm quen rất nhanh với nhiệm vụ mới, sẵn sàng trở thành tài xế đưa các người đau ốm đến bệnh viện, lo cho việc điều hành nhà hưu dưỡng trôi chảy êm đẹp cũng như lo cho việc mua sắm thức ăn được đều đặn. Kinh nghiệm có được trong thời kỳ điều hành các trung tâm to lớn quan trọng hơn ở Việt Nam, tại cô nhi viện Thánh Têrêxa chẳng hạn, đã chuẩn bị cho Ngài làm công việc nầy. Ngoài ra Ngài còn được các nữ tu Hội Thừa Sai Ngoại Quốc hỗ trợ đắc lực, chu tất một phần không nhỏ công việc của nhà hưu dưỡng, như bếp núc, chăm sóc bệnh nhân, giặt dũ, lo việc soạn sửa đồ lễ.
 ChaFaugere11
 Cha Faugère với chi Thoại, cha Lange và cha Rannou tại Montbeton 
Về sau Ngài đón tiếp người anh em Paul Besseylance của Ngài, cũng bị trục xuất khỏi Kontum – Đăkmot, trở thành phụ tá cho Ngài và trong nhiều năm đã cùng Ngài hết lòng lo cho các vị thừa sai nghỉ hưu ở Montbeton.chaBesseylance1 
 Cha Besseylance với chị Thoại và cha Lange. Cha Besseylance qua đời ngày 16 tháng giêng năm 2015 tại Montbeton. 
Bao lâu còn có thể, qua thư điện tử và internet, Ngài vẫn giữ liên lạc với đông đảo các học trò cũ của Ngài. Rất nhiều người trong số đó, khi tới nước Pháp, không hề quên ghé Montbeton thăm Ngài.
 ChaFaugere13
 Cha Faugère với cha Vị
ChaFaugere4
ChaFaugere6  ChaFaugere12
Bị ngã bệnh nặng, Cha Jean Faugère được đưa tới bệnh viện tư Bager ở Montauban, nơi Ngài từ trần ngày 11/12/2007, hưởng thọ 87 tuổi. Sau Thánh Lễ do Cha bề trên cả Jean-Baptiste Etcharren chủ tế, trong nhà nguyện Montbeton, Cha được mai táng trong nghĩa trang nằm trong vườn của viện điều dưỡng. 
ChaFaugere17
ChaFaugere18
 ***********************************************************
Jean FAUGÈRE (1921-2007)
Numéro :3734
Pays :Vietnam
Le Père Jean Faugère est né le 19 septembre 1921 à Agnat, dans la Haute Loire, paroisse du diocèse du Puy. Il était fils de Philippe, décédé le 11 octobre 1977, et de Jeanne Mialhe. Ses parents étaient cultivateurs. Il fut baptisé le 25 septembre 1921 à Agnat. La famille comptait trois enfants, Jean et deux filles.
Jean suivit l’enseignement primaire dans son village. Il fut confirmé à Agnat par Mgr Moury (S.M.A.). Il entra ensuite au petit séminaire de La Chartreuse du diocèse du Puy. Il passa son baccalauréat série A, avec succès et fut ensuite admis au grand séminaire du Puy. Après la défaite de 1940, et l’armistice signé à Rethondes le 22 juin 1940, la France est divisée en deux zones, la zone occupée par les Allemands et la zone dite « libre », où réside, à Vichy, le chef de l’État, le maréchal Pétain.  Jean Faugère se trouve alors appelé dans les Chantiers de Jeunesse  à Saint-Pons, alors qu’il  songe déjà à une vocation missionnaire.
Après un séjour au grand séminaire Saint-Irénée de Francheville (Rhône), Jean Faugère rédigea sa demande d’admission au séminaire des Missions Étrangères. Répondant à une lettre du Supérieur du séminaire MEP, le Supérieur du grand séminaire de Francheville, le 24 juillet 1942, ne peut que lui donner une excellente appréciation sur Jean : »Bon esprit, bonne volonté, caractère bon et même délicat, piété sincère, modeste, avec peut-être un peu de timidité. En somme, un bon sujet d’une valeur plutôt au-dessus de la moyenne. Le séminaire du Puy est heureux de le donner « à la belle œuvre des Missions ».
À partir du 8 novembre 1942, les Allemands occupent toute la France. Jean Faugère réussit à gagner le séminaire de Paris. Il est agrégé temporaire le 25 avril 1946. Selon le règlement en vigueur, il ne sera agrégé définitif qu’après une période de trois ans en Mission. Il est ordonné diacre, le dimanche de la Passion de 1946 et ordonné prêtre le 29 avril 1946. Le jour même, il reçoit sa destination pour le Vietnam, au Vicariat apostolique de Thanh Hoa, alors occupé par le Viêt Minh, et donc pour le moment  inaccessible. Par ailleurs  il est très difficile  à l’époque de trouver une place sur un des paquebots ou vaisseaux de transport de troupes se dirigeant vers l’Indochine.
Commence alors, pour Jean Faugère, une longue carrière de professeur dans les collèges  et les séminaires. Il est nommé professeur au petit séminaire des Missions Étrangères de Ménil-Flin (Meurthe et Moselle). Ce séminaire de 1er cycle préparait aux examens de l’époque (Brevet élémentaire). Les petits séminaristes sont là parce qu’ils songent à une vocation missionnaire. Ceux qui persévèrent se retrouvent ensuite au séminaire de second cycle à Beaupréau (Maine et Loire). Le Père Faugère y enseigna pendant deux ans, sans doute le français , à la satisfaction de tous.  Il se fit remarquer aussi par ses compétences d’infirmier bénévole au service des élèves. Mais il n’avait en réalité qu’un désir: arriver au Vietnam et si possible à Thanh Hoa. Il s’embarque pour le Vietnam le 12 novembre 1948. Partaient avec lui les Pères Guerry et Charmot pour Hung Hoa, le Père Grannec pour Hanoï et deux Sulpiciens. Leur navire, le  Cap Tourane  subit une série d’avaries et d’incidents: une panne de machine les immobilise dix jours à Port-Saïd ; puis une panne de 12 heures en pleine Mer Rouge. Enfin le navire s’immobilise à Djibouti. Ils peuvent reprendre leur voyage sur le Pasteur  et arrivent dans la baie d’Along, le 27 décembre 1948. La dernière étape fut encore plus dangereuse: le train Haïphong-Hanoï sauta sur une mine. Il n’y eut que des blessés sans gravité. Tout le groupe arriva enfin  à Hanoï le Jour de l’An 1949.
Les cours de langue vietnamienne étaient donnés par des professeurs bénévoles vietnamiens à l’orphelinat Sainte-Thérèse fondé par le Père Paul Seitz. Ce centre s’était considérablement développé pour accueillir des orphelins, des oubliés de la rue, des jeunes sans aucune formation. Avec ses collaborateurs, le Père Seitz voulait leur apprendre un métier. Il n’était toujours pas possible de se rendre à Thanh Hoa.  Le Père Faugère resta à l’orphelinat Sainte-Thérèse un an et demi pour l‘étude de la langue. Mgr Seitz, voyant qu’il lui était impossible de se rendre à Thanh Hoa, demanda à Mgr Louis de Cooman la possibilité d’utiliser ses services, comme directeur adjoint à l’orphelinat. C’est ainsi que l’activité missionnaire de Jean Faugère se trouva liée à l’œuvre du Père Paul Seitz.
En 1952, le Père Paul Seitz est nommé Vicaire apostolique de Kontum, évêque « in partibus » de Catula. L’orphelinat est alors confié aux Salésiens et Jean Faugère continue son travail  d’éducateur des  orphelins  avec les Salésiens. Après les accords de Genève de juillet 1954, et la division du Vietnam en deux États, les Salésiens décident d’évacuer l’orphelinat vers le Sud. Ils s’établissent d’abord à Ban Mê Thuôt,  dans la région sud du Vicariat de Kontum. Le centre de Ban Mê Thuôt était un ensemble de baraquements peu confortables. Aussi en 1956, les Salésiens prennent le parti d’aller s’installer avec les plus jeunes dans les environs de Saïgon. Le Père Faugère se retrouve seul pour suivre la formation et l’éducation des aînés qui sont souvent des « jeunes à problèmes ».
La fondation de l’orphelinat de Sainte-Thérèse avait été une sorte d’épopée. Il s’installa d’abord à l’École Puginier  en 1947,  puis dans un immeuble en ruines, l‘institution Notre-Dame du Rosaire, près du Grand Lac. Finalement, Mgr Seitz put acheter un vaste espace remblayé, marécageux, près du couvent des Rédemptoristes.
Au cours des années 1954-1956, un grand nombre de réfugiés du Nord (environ 900.000, dont 700.000 catholiques) sont réimplantés dans le Sud et particulièrement sur les Hauts Plateaux. Des petites villes, comme Ban Mê Thuôt deviennent des centres fourmillant d’activités, ce qui facilite la création d’emplois pour les orphelins du Père Faugère. Lorsque le Père Purguy et le Père Lange, nouveaux missionnaires de Kontum, débarquèrent à Saïgon, le 21 octobre 1957, le Père Faugère était descendu à Saïgon pour chercher du matériel, mais aussi pour accueillir les arrivants et les conduire à Ban Mê Thuôt en leur faisant prendre une première connaissance des Hauts Plateaux. Son camion  était chargé à craquer de matériaux divers. Le centre et les environs de Ban Mê Thuôt, étaient trépidants d’activités. Les nouveaux venus furent impressionnés par le voyage et par l’état des pistes qui, dans cette région de terres rouges,  sont parfois difficilement praticables.
En 1960, le Père Faugère prend un congé en France, bien mérité.  À son retour au Vietnam, il est nommé professeur au petit séminaire de Kontum. Kontum avait été occupé par le Viêt Minh en 1954. Mgr Seitz avait pu y retourner le 31 août, après les accords de Genève. Très vite  il avait entrepris de réorganiser les institutions de la Mission. Depuis l’épiscopat de Mgr Janin, des écoles et des séminaires avaient été créés pour l’évangélisation des Montagnards: l’école apostolique des Missions « Moigs » à Kontum, le petit séminaire et un probatorium avec trois cours. Les séminaristes étaient vietnamiens : avec quelques montagnards, l’école des catéchistes du Bienheureux Cuénot, à Kontum formait les futurs catéchistes, Bah Nar, Sedang, Röngao.
À l’arrivée de Mgr Seitz, en 1954, l’ancien probatorium était occupé par une trentaine de séminaristes venus du Nord Vietnam, de Vinh, Phat Diem et Bui Chu, et aussi de la côte centrale, de Quang Nam, Binh Dinh et  Qui Nhơn,  ou encore et aussi du Vicariat de Kontum. Les séminaristes sont suivis par les Pères Thoman et Lantrade et plusieurs prêtres vietnamiens. Le Père Vacher, intendant des bâtiments du Foyer Sainte-Thérèse, étant arrivé à Kontum, Mgr Seitz le chargea de reconstruire l’École Cuénot et de construire un Atelier-école technique pour les jeunes orphelins revenus de Ban Mê Thuôt.
Mgr Seitz décida aussi de renforcer les études au petit séminaire, et nomma le Père Alexis Lôc supérieur de l’établissement. Originaire de Huê, après des études au Collège de la Providence, ce dernier  avait opté pour la Mission de Kontum. Il était assisté de trois prêtres vietnamiens ainsi que de grands séminaristes venus du Tonkin. Les Pères Crétin et Thoman assuraient une partie des cours. Mgr Seitz, tout en maintenant des cours selon le programme secondaire vietnamien, décida d’assurer un enseignement suivant le programme de la Mission culturelle française, pour préparer les élèves au BEPC et au Baccalauréat français.  Arrivé à Kontum, en décembre 1958, le Père Lange enseigne le français en classes de 8ème et de 7ème, puis l‘histoire, la géographie et la géologie dans une classe de quatrième. De retour de congé, en 1961, le Père Faugère est nommé professeur au séminaire. Le Père Davias-Baudrit rejoint Kontum et enseigne le latin. Mgr Seitz n’aura de cesse de recruter de nouveaux professeurs, successivement le Père Ginhoux et le Père Sanier. Dans son ministère d’enseignant, le Père Faugère est très à l’aise. Il parle bien le vietnamien avec l’accent de Hanoï, majoritaire parmi les séminaristes. Il fait aussi office d’infirmier. En 1965, le corps professoral est renforcé par l’arrivée du Père Radelet et du Père Wolf.
En 1965, le diocèse de Kontum est peuplé d’environ 900.000 habitants dont 114.000 catholiques, soit  12,6 % de la population. Le presbyterium réunit 109 prêtres, dont 1 prêtre Bahnar, 69 prêtres vietnamiens et 35 prêtres MEP.
En 1966 commence une période de grands changements pour le séminaire.  Mgr Seitz décide d’installer le second cycle en dehors de Kontum,  en lien avec de grands collèges qui suivent le programme français. Après de nombreux pourparlers, à Hué et à Saïgon, il choisit de s’associer avec le Collège d’Adran tenu par les Frères vietnamiens des Écoles chrétiennes, à Dalat. Le séminaire s’établit dans les bâtiments d’une clinique désaffectée, la clinique Sohier. Les séminaristes  suivent les cours du Collège. Au Collège d’Adran, le Père Lange est chargé des cours d’histoire et de géographie de la troisième aux classes terminales. Le Père Jean Ginhoux donne les cours de littérature française. Le Père Faugère, lui,  reste à Kontum, en assurant de nombreux cours avec les Pères Radelet, et Sanier. Ce dernier sera tué par une mine, sur la route de Dak To, le 13 mai 1968. La construction d’un nouvel évêché, par le Père Vacher, a permis au petit séminaire d’être plus au large en occupant tout l’ancien bâtiment.
Kontum a été épargné lors de l’attaque générale des villes par le FLN, lors du Têt Mậu Thân  en février 1968.  Mais la zone de sécurité autour de la ville se rétrécit comme peau de chagrin. Aussi, à la suite de l’offensive de 1972, sur la région de Dakto au Nord et Nord-Est de Kontum,  Mgr Seitz décide de transférer le 1er cycle du petit séminaire, à Dalat, dans le grand noviciat des Pères Rédemptoristes, pratiquement inoccupé. Le bâtiment est situé, à la périphérie de Dalat et déjà des éléments FLN s’agitent dans les montagnes environnantes. Pour la première fois, tous les cycles du séminaire de Kontum sont rassemblés au même endroit et les responsables  peuvent se rencontrer régulièrement.
Depuis 1968, le séminaire de Nha Trang s’est installé à Dalat et les Pères Jean Maïs et José Larroque enseignent, l’un la philosophie, l’autre les mathématiques, la physique et la chimie. Ils donnent aussi des cours au Collège d’Adran. Les séminaristes de Kontum obtiennent de très bons résultats au BEPC à Dalat et au Baccalauréat, au  lycée Marie Curie de  Saïgon.
Puis, en mars 1975, c’est la chute de Ban Mê Thuôt.  Les professeurs et les élèves réussissent avec beaucoup de difficultés  à gagner Saïgon. Le Père Faugère se porte volontaire pour continuer à rendre des services à la Maison régionale du Sud Viet Nam, rue Nguyen Du, mais il est finalement expulsé en juillet 1976 et doit regagner la France.
Montbeton (1976-2007)
Après un congé bien mérité, le Père Faugère est nommé, pour une période trois ans renouvelable, économe de la maison de retraite Saint-Raphaël, à Montbeton, le Père Émile Dewonck étant alors le supérieur de la maison. Il s’habitue très vite à sa nouvelle fonction,  devenant volontiers chauffeur pour conduire les malades à l’hôpital, veillant à la bonne marche de la maison comme à la régularité des achats nécessaires au ravitaillement. L’expérience qu’il avait de la gestion de centres plus importants au Vietnam, à l’orphelinat Sainte-Thérèse  par exemple, l’avait préparé à ce travail.  Il était d’ailleurs efficacement aidé par les Sœurs des Missions Étrangères qui assuraient une bonne partie du travail de la maison: cuisine, soins des malades, lingerie, sacristie. Plus tard il accueillit son confrère Paul Beysselance, expulsé lui aussi de Kontum-Dakmot, qui devint son auxiliaire, et se dévoua  avec lui pendant des années au service des missionnaires retirés à Montbeton. Aussi longtemps qu’il le put, il resta en liaison par e-mail ou par internet avec ses nombreux anciens élèves. Beaucoup d’entre eux, quand ils venaient en France, ne manquaient pas de lui rendre visite à Montbeton.
Le Père Jean Faugère, gravement malade, fut conduit à la clinique Bager, de Montauban, où il décéda le 11 décembre  2007, dans sa 87ème année. Après la messe présidée par le Père Jean-Baptiste Etcharren, supérieur général, dans la chapelle de Montbeton, il a été inhumé dans le cimetière situé dans le parc du sanatorium.
Nguồn từ KMF

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét