Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

CHUYẾN ĐI TÂY NGUYÊN HỒNG ÂN

Ảnh
Hai mươi bốn  trái tim mục tử Cà Mau đã  bồi hồi xúc động khi đập vào mắt các ngài là thành phố PleiKu mát mẻ cùng với những con người  nhiệt tình tiếp đón.

Hành trình đi Kontum tĩnh tâm tháng 11 của các cha Cà Mau đã  được diễn ra  hấp dẫn trong từng chặng đường đi , bất ngờ, qua từng ngày  ngạc nhiên và hân hoan trong những lần gặp gỡ.

Đó là một Giáo hội truyền giáo năng động, đâu đâu cũng có các linh mục nói tiếng dân tộc rất giỏi và bà con dân tộc công giáo rất đoàn kết cũng như rất tích cực tham gia nghi lễ cầu nguyện và thánh lễ rất sốt sắng với những điệu múa phụng vụ  đẹp mắt .

Đó là một mảnh đất  đầy tiêu và cà phê mà mùa này bà con đeo gùi hái tiêu và cà phê từng đoàn  nối đuôi nhau lên rẫy xuồng vườn trong cái gió lạnh cùa tây nguyên.

Đó là một thành phố nghèo về kinh tế nhưng lại rất giàu về văn hóa: nhiều sắc tộc sống hòa bình với người kinh, những nhà Kroong bên cạnh những nhà hiện đại, những người dân tộc mặc đồ dân tộc hay đồ kinh  cùng nhau  xây dựng nếp sống văn hóa tây nguyên  giữa lòng một thành phố đang vươn mình lên nếp sống hiện đại.

Đó là những làng (kon) mà nước là kho báu quý nhất thượng đế ((Iang) ban cho họ

Đó là hành trình lên núi của thánh tổ Kontum  : Đại Diện tông tòa Step. Cuenot Thể vị sáng lập miền truyền giáo Kontum

Đó là những bước hòa nhập hội nhập tuyệt vời mà Thiên Chúa đã an bài cho Giáo Phận Kontum hôm nay.

Ngày thứ nhất 10/11:

10g ngày 10/11 may bay VN chở đoàn đi Pleiku trong 65 phút máy bay loại nhỏ chở khoảng 67 chỗ

11g: Anh em Pleiku đứng đầu là sư huynh Nhựt một người bạn cũ rất thân của anh em linh mục Cà Mau, cùng với anh em gia trưởng trẻ Pleiku đã đón tiếp phái đoàn bằng xe 25 va 7 chỗ

Các anh Sơn Long Thể Hùng Cường Thọ Mười  (gọi cách thân tình là nhóm G7) mau chóng trở nên bạn thân của đoàn  từ phút này, họ sẽ đồng hành và hướng dẫn anh em trong 4 ngày ở vùng đất tây nguyên này.

12g: đoàn vào chào thăm cha tổng đại diện,  cha sở nhà thờ Thăng thiên (Đức Mẹ Mông Triệu) rồi di ăn ở nhà hàng Pleiku với các món đặc sản mới lạ rất ngon (ăn bằng tay chứ không dùng đũa).

Sau đó anh em về nhận phòng ở khách sạn Se San

Buổi chiều bắt đầu  với việc thăm các em học sinh trường Trương Vĩnh Ký do các sư huynh Lasan phụ trách, thăm cộng đoàn Lasan và lưu xá các em dân tộc học sinh cấp 2.

Tiếp đó, di thăm nhà thờ H’Neng cha Gia Thu người dân tộc K’Hor (Dòng Phanxico phụ trách) ở đây anh em dâng lễ đầu tiên, sốt sắng cầu cho chuyến đi tĩnh tâm tốt đẹp. Thánh lễ do cha quản hạt chủ sự, cha Ngọc chia sẻ: xin thêm lòng tin cho chúng con. Qua những ghi nhận đầu tiên về Giáo Phận Kontum: 100 linh mục (50 Lm dòng đều biết tiếng dân tộc) 300 ngàn tín hữu (100 ngàn là người kinh) tỷ lệ công giáo ở giáo phận Kontum là 35%. Kết quả của lòng tin chỉ bằng hạt cải đã lớn lên sau 160 năm  trở nên một giáo phận được coi là lớn nhất nước (Gialai 15ngàn cây số vuông, Kontum 10 ngàn cây số vuông)

Sau lễ anh em sang chào thăm cộng đòan MTG Bắc Hải dùng 9 món tây nguyên do chị Hoa  thết đãi, chị và chồng đã từng xuỗng thăm Cái Cấm (cha Tụ) nên rất thương Cà Mau

 Đòan trở về khách sạn sau ngày đầu tiên  thật vui vẻ và ấm lòng

Ngày thứ hai 11/11:

Anh em dậy sớm đi thăm cộng đoàn các sơ Phaolô (tỉnh dòng Đà Nẵng) cha Thục chủ sự, cầu cho cha Martino Tỏ mừng bổn mạng hôm nay, cha Hòa chia sẻ chủ đề: đầy tớ vô dụng, sau lễ ăn sáng do các sơ dọn sẵn, tiếp đó anh em tranh thủ thăm nơi ở các em dân tộc nội trú và các em mồ côi, đặc biệt thấy một sơ lái xe tải chở học sinh đi học. anh em tranh thủ dành ra một giờ  để họp hạt  trong những chương trình quan trọng của cuộc tĩnh tâm tháng).

Tiếp theo, đoàn cùng nhau đi thăm trung tâm truyền giáo Plechuet của các cha dòng Chúa Cứu Thế, giữa nhà thờ hình nhà Kroong, cha Sĩ Tín   giới thiệu cho anh em biết từng dụng cụ được sử dụng trong giờ cầu nguyện của người Gia rai: bàn thờ là hình con trâu, nhà tạm là hình cái gùi , vật dụng quan trọng nhất của người dân tộc, những đàn Tơ rưng, chiêng trống, và những sách hát bằng tiếng Gia rai , sách thánh bằng tiếng Gia rai.

Anh em tranh thủ thăm nghĩa trang đồng nhi Gialai, do cha tổng đại diện  chôn cất 17 ngàn mộ, ở  bên vệ đường là căn phòng nhỏ có lư hương để khách đến cắm nhang cầu nguyện cho các thai nhi bị giết., có hình bé trung thu, đã chết nhưng vẫn đưa tay lên nắm tay cha tổng  khi ngài làm phép xác, có hàng chữ treo giữa vách phòng : chúng con tha thứ cho cha mẹ và hòm dành cho ân nhân giúp đỡ , có sổ lưu liệm cho khác thăm. Ai ai cũng xúc động vì những tâm tình của thai nhi được người sống ghi lại trong những vần thơ: xin cho con làm người…

Trưa đến, anh em ăn tân gia xưởng kem của anh Sơn, có sự hiện diện của cha tổng Đông, cha xứ Vinh (Dòng Don bosco), cha quản hạt (đã từng giúp họ đạo Cà Mau). Anh em về khách sạn nghỉ

2g30 đi thăm biển hồ trên núi, rất to và rất mát, ở đây anh em nghe kể: hồ không đáy vì không ai tìm ra đáy, có thể đáy nó thông tới Lào , trước kia là núi lửa phun sau đó tạo nên hồ nước nuôi sống cả thành phố Pleiku.

Anh em cùng nhau vào làng người dân tộc ở nhà thờ Hà Bầu do cha Ân dòng Chúa Cứu Thế phụ trách, cha từng giúp ơ Kinh 3 cà mau nên rất vui vì đòan đến. cha là vị mục tử thế hệ thứ tư đến đây với bà con dân tộc, cha phụ trách 11 làng cùng với cha phó. Bà con dân tộc đã vào nhà thờ cầu nguyện bằng tiếng Gia Rai rát sốt sắng

Tiếp theo là ăn cơm lam (nấu trong ống giang) gà nướng và uống rượu cần (3 loại ché) rồi anh em ra nắm tay nhảy với  bà con dân tộc:  nắm tay bước đều sang phải, 2 tay  giơ lên cao theo nhịp của tiếng chinh và tiếng trống, cứ thế, xoay vần mãi một giờ đồng hồ cũng tới lúc phải lưu luyến chia tay, làng này theo ché độ mẫu hệ, đàn bà cưới chồng, nên khi chúng tôi xuống xe, các chị ra bắt tay còn mấy ông thì khép nép đứng ở xa.

Anh em trở về thành phố và ghé khách sạn Hoàng Anh Gialai để uống cà phê , trên lầu thứ 12, đòan có thể thấy được hết thành phố Gia lai, tuy không nhiều xe nhưng ánh đèn đêm vẫn chiếu sáng đủ màu  cho chúng tôi thấy  sự to lớn của thành phố cao nguyên., đặc biệt trong gió lạnh như Đà lạt.

Kết thúc ngày thứ hai, mai đã chia tay Pleiku rồi nên mãi đến 9g chúng tôi mới về khách sạn.

Ngày thứ ba 12/11:

Anh em đi Kontum  , 50km , quốc lộ 14 đang sửa chữa nhiều chỗ xấu, điểm dừng đầu tiên là trại cùi Daklia do các sơ Bác  Ái phụ trách, tiếp đón, đoàn đi thẳng đến Măng Đen (50km nữa) đường rất xấu, nhiều chỗ biển báo sạt lở, và xe chúng tôi cũng một lần né xe đối diện nên  bị lọt bánh xuống mương, phải nhờ xe cẩu  kéo lên, đúng là Đức Mẹ che chở,  không ai bị thương. Mẹ Măng đen đứng trên đồi  toàn cây dương rất mát mẻ nên chúng tôi cũng bớt mệt. anh em dâng lễ, cha Lâm chủ sự cha Tân chia sẻ đề tài cám ơn Chúa và cám ơn Đức Mẹ, cám ơn nhau., cùng dâng lễ là nhóm các anh chị em giáo xứ Võ Dõng Đồng Nai.

 Đường từ giã ‘Mẹ không tay’ (Mẹ Măng đen xưa không có đầu và không có đôi tay, đã được một người thợ công giáo làm đầu mới, còn tay thì gắn mãi không dính nên vẫn cứ là tượng không tay. Mẹ không tay nhưng đã mang Chúa dến cho bà con hành hương và mang biết bao bịnh nhân. Đến cho Chúa Cứu Thế chữa lành. Rất nhiều bia tạ ơn được gắn lên chúng quanh chân Mẹ.

Đoàn về nhà hàng Kontum thưởng thức các món tây nguyên do Chị Thu đãi. Sau đó về cà phê Vườn Thu thưởng thức cà phê sông Dakla rất ngon, rồi về Tòa Giám Mục Kontum nhận phòng. ở đây có 4 dãy nhà khép kín đã hiện diện trên trăm năm  giữa khu vực 4 dã nhà là một vườn rất mát mẻ, anh em có thể nói chuyện với nhau từ dãy bên này ngó sang dãy bên kia. Đức cha đi vắng, cha quản lý đi vắng, một thầy giúp và mấy Giá (sơ) tiếp đoàn vui vẻ.

Tối đến, anh em lại ra thưởng thức các món tây nguyên tại nhà hàng khác cũng do chị Thu thết đãi.

Một ngày Kontum khép lại với biết bao cảnh mới, người lạ nhưng mau chóng thân tình thân thuộc.

Ngày thứ tư 13/11 :

Anh em dậy sơm đi dâng lễ tại nhà thờ Donkreh cha Việt, trưởng ban Caritas giáo phận phụ trách, thánh lễ diễn ra lúc 5g sáng, mấy trăm bà con dân tộc tề tựu trật tự trong nhà thờ, thánh giá đèn hầu do 3 em giúp lễ cầm, rồi đến các nữ đồng nhi vừa đi vừa múa đều nhịp trống ,sau đó đến các Yao phu (tông đồ giáo dân: trùm cầu, giáo lý viên) hôm nay là ngày của Yaophu của giáo phận. sau đó là bài hát nhập lễ tiêng Bana có đàn orgue đệm theo nhịp trống dân tộc. thánh lễ chủ yếu bằng tiêng Bana, lời cầu và  kinh nguyện Thánh Thể bằng tiếng kinh. Cha Ngọc chia sẻ 3 net đẹp Giáo hội tây nguyên: hội nhập – hướng thượng – hiệp nhất. là những nét in sâu trong trí nhớ anh em mục tử  Cà Mau chuyến đi này

Sau lễ là ăn sáng bánh cuốn, cà phê rất ngon của Kontum, anh em Yaophu thì uống cà phê xong lãnh mỗi người một gói mì hảo hảo là quá hạnh phúc.

Tiếp theo anh em thăm nhà thờ cha Lộc, đã từng biết Cà Mau, tiếp tục anh em về tòa giám mục thăm nhà truyền thống giáo phận Kontum rất to và nhiều  vật kỷ niệm của từng thời kỳ khai sáng, củng cố và phát triển giáo phận. ngôi nhà TCV trên trăm tuổi toàn bằng gỗ cachit đứng vững sau bao năm vật đổi sao dời. HIện được làm nới huấn luyện anh em Yaophu của giáo phận

Đoàn cám ơn và  chào thăm gia đình chị Thu , đặc biệt ngôi vườn của chị đã từng hút khách  khi bán cà phê Vườn Thu với ngôi nhà cổ được giữ nguyên từ thời vua Bảo Đại với nhiều cây trái : lục bát (bình bát rất thơm, cây khế trăm tuổi….)

Đoàn về Pleiku  chào thăm cám ơn cha Tổng rồi cùng ăn bữa chia tay tại nhà hàng cơm gà Mỹ Tâm ngon nhất Pleiku, 

1g30 đoàn bắt tay anh em Pleiku với bao niềm luyến tiếc và hy vọng sớm gặp lai anh em.

3g25 máy bay VN lại đưa anh em Cà Mau về Sài Gòn bình an. Anh em thăm Đức Hồng Y trong niềm vui tâm sự cha con đồng hương và nhận những quà lưu niệm do chính Đức Hông Y viết trong tuổi hưu của ngài.

8g tối anh em cùng về Cà Mau.

Trong tâm tình tạ ơn Chúa, anh em mục tử Cà Mau nhận ra lời kêu gọi của Chúa Giêsu: hãy đi loan báo tin mừng khắp thế gian lại vang vọng  trong tâm khảm mỗi người, thôi thúc mỗi người hăng hái hơn nữa sau chuyến đi Kontum  đáng nhớ này.

Lòng Yêu Chúa lại tăng lên với anh chị em dân tộc làm gì cũng cúng Giàng, lòng yêu người lại thấm đượm hơn nhờ tiếp xúc quý cha, quý giá (sơ) Kontum, lòng yêu thiên nhiên lại càng nảy nở khi biết rằng, ở nơi dó, anh chị em tây nguyên quý biết bao giòng nước thiên nhiên, gói mì nhân tại và những hạt gạo lam thơm lừng.

Xin ĐỨC MẸ CỦA NÚI RỪNG, danh hiệu được đặt cho Mẹ MĂNG ĐEN ở cùng anh chị em núi rừng và cũng ở cùng anh em linh mục Cà Mau, một lần được đến với Mẹ Măng đen.

Xin chúc lành cho những người đã đón tiếp chúng con xin ban muôn ơn lành cho những nơi chúng con được đặt chân đến, những người chúng con được đặt tay chúc lành.

Nơi là điểm hẹn:  Kontum Cà Mau – Gia Lai Cà Mau – những chuyến xe  sẽ chở nhau đến nhau qua mối tình Cà mau – Kontum nồng thắm này.
Xem hình ảnh tại đây: HÌNH ẢNH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét