Tham luận của TS. Phạm Huy Thông* tại cuộc Tọa đàm khoa học: “Lễ Vu Lan - đạo Hiếu, giá trị nhân văn của Phật giáo với xã hội Việt Nam hôm nay” do Trung tâm bảo tồn di sản Tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính Phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức vào ngày 23/7/2014.
Chú thích
* Trưởng ban Tư duy Tôn giáo thuộc Trung tâm Khoa học Tư duy CTS.
1,3- A. Rhodes : Histoire du Royaume de Tunquin, Lyon 1651, p.92 et p.57
2- L. Cadiere: Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt (dịch từ Magie et Religions Anamites, Paris 1912), Nxb VHTT 1977, tr.90
4- A. Launay: Histore de la mission de Cochinchine, tom I, Paris 1923, tr. 304
5- Vấn đề thờ cúng tổ tiên, Kỷ yếu Tọa đàm ở Huế năm 1988, tr.135
6,7,8- Phạm Huy Thông: Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hóa Việt Nam, Nxb Tôn giáo 2012, tr.132, tr.141, tr.152
9- Le Thanh Khoi: Histoire et civilisation, Paris 1955, p.340
10- Sứ điệp do Hồng y Jean Louis Tauran – Chủ tịch Hội đồng Đối thoại liên tôn của Tòa thánh ký ngày 13-5-2014.
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Trước khi các tôn giáo lớn du nhập vào Việt Nam , nơi đây đã có tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc Việt. Vì vậy, cùng với quá trình tiếp thu và hội nhập văn hóa, có một tín ngưỡng của người Việt được hầu hết cộng đồng thực hiện dù họ có thể là tín đồ tôn giáo khác. Đó là đạo Hiếu của người Việt hay còn gọi là đạo Ông Bà, đạo Tổ Tiên - một tín ngưỡng có sự pha trộn của nhiều tôn giáo như Nho, Phật, Lão và sau này có cả đạo Công giáo nữa. Vì vậy, đạo Hiếu không phải của bất cứ tôn giáo nào mặc dù tôn giáo nào cũng có ứng xử hiếu nghĩa với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Trong bài viết này, chúng tôi muốn điểm lại ứng xử của đạo Công giáo với đạo Hiếu của người Việt.
Người Việt, không biết do phải đối mặt với thiên tai khắc nghiệt hay tại cuộc sống có quá nhiều khó khăn, mà luôn thấm đẫm bầu khí tâm linh trong lối sống, sinh hoạt riêng tư cũng như cộng đồng. Alexandre de Rhodes (1593-1660), một giáo sĩ tới Việt Nam khá sớm và có nhiều thành công trong truyền giáo cũng như đóng góp cho văn hóa nước ta đã nhận xét: “Trên trái đất này, có lẽ không có một dân tộc nào chu toàn bổn phận hơn và tôn kính hồn xác người quá cố hơn người dân vương quốc An Nam”(1). Linh mục Leopold Cadiere (1869-1955), một học giả có tiếng về Việt Nam học, nhận xét rất đúng rằng:
“Trước hết phải thừa nhận rằng, người An Nam, nói cho đúng, sống trong một thế giới siêu nhiên. Cách chung, người châu Âu khó mà hiểu được trạng thái tâm hồn này… Người An Nam thấy mọi biến cố may và nhất là biến cố rủi, đều biểu hiện sự can thiệp của thần thánh hay tổ tiên… Người ViệtNam tắm mình trong không khí tôn giáo. Họ có thể đặt mâm thờ, thắp hương, thành tâm cúng bái ở bất cứ chỗ nào như trong nhà, ngoài đường hay ở cả đền, am, miếu, nhà thờ, có thể tin đủ loại ma quỷ, thần thánh. Người ta cư xử với thần linh và vong hồn chẳng khác gì cư xử với con người. Dâng cúng họ những gì người thích, người cần: rượu, cơm, thịt, trái cây, tiền vàng, giấy bạc, hương hoa”(2).
Khi đặt chân tới Việt Nam, dù sinh trưởng ở các nước phương Tây có trình độ văn minh kỹ thuật cao, lại được đào tạo bài bản trong các trường danh tiếng ở châu Âu nhưng nhiều giáo sĩ buổi đầu đã giành nhiều lời ca ngợi về phong cảnh, tập tục, văn hóa, con người Việt Nam song họ cũng thẳng thắn phê phán những tập tục mê tín và lạc hậu ở đây. Alexandre de Rhodes đã chỉ trích nạn đốt vàng mã ở xứ này. Ông viết:
“Vì thế chúng tôi đã công khai công kích dị đoan và chế diễu tập quán kỳ dị này rằng, họ dám gửi cho cha mẹ những áo giấy mà những kẻ nghèo hèn nhất cũng không thèm mặc. Họ nói những đồ vàng mã đó sẽ hóa trong lửa. (Đúng lắm, chúng tôi đáp). Một phần chúng hóa ra tro, một phần chúng hóa ra lửa. Nếu là tro thì cha mẹ sẽ bị rét run, nếu là lửa thì cha mẹ sẽ bị thiêu trong áo nóng hổi”(3).
Một trong những điểm cốt lõi của đạo Hiếu của người Việt là tôn kính tổ tiên. Vấn đề này vốn gây ra tranh cãi dai dẳng trong giới Công giáo với tên gọi là vấn đề nghi lễ Trung Hoa kéo dài gần 3 thế kỷ (từ 1635 đến 1939) qua vài chục đời Giáo hoàng gây thiệt hại nặng nề cho giáo hội với sự đổ máu của không ít tín đồ ở châu Á. Cho nên trong nội bộ giáo hội Công giáo Việt Nam cũng bị chia rẽ thành hai lập trường. Những giáo sĩ dòng Tên thì nhìn nhận vấn đề thoáng hơn, coi việc tôn kính tổ tiên là vấn đề dân sự thể hiện lòng đạo đức chứ không phải tôn giáo. Vì thế khi Trịnh Tráng qua đời tháng 12-1657, lễ an táng rất lớn, đại diện các giáo sĩ dòng Tên ở Đàng Ngoài là P. Marini vẫn đến, đi chân đất, đầu đội mũ lục lăng và phục sát đất trước linh cữu làm cho chúa Trịnh rất hài lòng. Ngay cả khi Tòa thánh đã công bố Hiến chế Ex ilia die ngày 19-3-1715 về việc cấm các hình thức tôn kính tổ tiên và Đức Khổng, thì ở Việt Nam, các giáo sĩ dòng Tên vẫn cho phép:
“Tất cả các thầy cả dòng Đức Chúa Giêsu chấp nhận cho mọi giáo hữu được lạy cha mẹ sát đất khi các ngài còn sống hay đã qua đời, được gia giỗ, tức là được dâng cúng, bái lạy cùng các nghi lễ khác quen thi hành trong nước này vào ngày đầu năm hay những ngày khác… Ai không tuân giữ các nghi lễ trên tức là lỗi điều răn thứ bốn: Hãy thảo kính cha mẹ”(4).
Linh mục Sanna năm 1717 cũng cho phép giáo dân được tham gia đúc chuông chùa, may áo cho các nhà sư, làm hình nộm thê thiếp, voi để đốt trong tháng 7, xây miếu, chùa, giữ bài vị trong nhà và bưng mâm cúng đặt trên quan tài cũng như phần mộ. Giám mục Pineau de Behaine lúc lâm chung cũng trối lại rằng: “Xin hãy báo cho giáo hội rằng, cho đến lúc lâm chung, giám mục vẫn luôn giữ các ý kiến của mình về sự quỳ lạy trước linh cữu cha mẹ của người Á Đông”(5).
Ngược lại, các giáo sĩ của dòng Đa Minh lại bảo thủ hơn về vấn đề này. Mặc dù khi đến Việt Nam truyền giáo, Tòa thánh đã có huấn thị Monita nhắc nhở các giáo sĩ khi đến xứ này năm 1659: “Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẽ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục hay phong hóa của họ trừ khi nó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý” (6). Tuy nhiên, sau khi có lệnh cấm của Tòa thánh về nghi lễ Trung Hoa, công đồng Hải Phố khai mạc ngày 26-10-1682 đã cấm người Công giáo để bàn thờ tổ tiên trong nhà. Thư chung của giám mục Gendreau (Đông) ngày 7-6-1739 quy định 36 điều cấm:
“Đức thánh Pha Pha thấy mọi sự vô đạo quen làm mà thờ kẻ chết là sự dối trá hết, bổn đạo cứ phép thánh Yghêrisa (Giáo hội) mà đưa xác kẻ có đạo. Cấm lạy xác kẻ chết, dù có đặt tượng chịu nạn ở đấy. Khóc thói vô đạo cũng cấm. Cấm xông hương, đốt nến cho kẻ chết… Cấm đọc văn tế cùng cắt tóc tang. Liệm xác đàn ông 7 lần, đàn bà 9 lần cùng đại, tiểu liệm thì cấm cả” (7).
Sự mâu thuẫn này dẫn đến tố cáo nhau của các nhóm đến tận Tòa thánh, không chỉ chia rẽ cộng đoàn giáo dân Việt mà còn gây rất nhiều khó khăn cho giáo dân khi theo đạo ở dân tộc có truyền thống đạo Hiếu. GS Nguyễn Khắc Dương kể lại chuyện phản ứng của gia đình sau khi gia nhập đạo Công giáo năm 1948:
“Vừa trông thấy tôi, bà gần như chồm tới và gần như ngã quỵ ôm lấy chân tôi khóc nức nở mà than rằng: Cháu ơi, cô hỏi cháu, cha ông cháu có tội tình chi, mà cháu cúi đầu cho họ dội nước để rửa sạch tội Tổ tông. Thật là nhục mạ đến tổ tiên họ Nguyễn Khắc nhà ta. Chớ cái tội cháu bỏ đạo ông bà, không thờ cúng tổ tiên, thì nói thật, lấy cát chà, dao cạo cũng không sạch, nói gì đến dội nước” (8).
Việc đạo Công giáo cấm giáo dân thờ kính tổ tiên trở thành một trong những lý do cấm đạo dưới các triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Có nhà nghiên cứu viết: “Các vua ViệtNam cấm đạo không phải vì cuồng tín nhưng vì các ông ấy muốn bảo tồn nền thống nhất quốc gia về tinh thần và chính trị. Việc người Công giáo không thờ cúng tổ tiên làm thương tổn đến nền thống nhất tinh thần ấy” (9).
Cái giá phải trả cho sự cứng nhắc, độc tôn của đạo Công giáo ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam đã buộc Vatican phải thay đổi thái độ. Từ quan điểm cởi mở hơn qua huấn dụ “Tám điều được phép làm” ngày 4-11-1721 cho phép được giữ bài vị trong nhà đến dâng đồ ăn, hoa quả cho người quá cố, từ khấu đầu trước bài vị đến thắp nhang, nến trước mồ mả. Nhưng phải đến huấn thị Plane compertum est của Bộ Truyền giáo ngày 08/12/1939 mới chấp thuận cho phép giáo dân được cúng giỗ tổ tiên theo phong tục địa phương. Đặc biệt những cải cách của Công đồng Vatican 2 đã biến đổi nhanh chóng quan niệm của các giáo hội Á châu trong đó có ViệtNam . Các giám mục Việt Nam đã làm tờ trình cho Tòa thánh ngày 20/10/1964 về vấn đề tôn kính tổ tiên và Tòa thánh đã chấp thuận. Ngày 14/6/1965, các giám mục Việt Nam (miền Nam) đã ra thông báo nêu rõ:
“Nhiều hành vi, cử chỉ xưa kia, tại Việt Nam, có tính cách tôn giáo, nhưng nay vì sự tiếp xúc với bên ngoài và vì tâm tình, tập quán đã thay đổi, nên chỉ còn là những phương cách biểu lộ lòng hiếu thảo tôn kính với Tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ. Những cử chỉ thái độ, nghi lễ, có tính cách thế tục lịch sự và xã giao đó, giáo hội Công giáo chẳng những không ngăn cấm mà còn mong muốn khuyến khích cho nó được diễn tả bằng các cử chỉ riêng biệt của mỗi nước, mỗi xứ và tùy theo trường hợp.
Vì thế những cử chỉ, thái độ và nghi lễ tự nó do hoàn cảnh, có một ý nghĩa thế tục rõ ràng là để tỏ rõ tinh thần ái quốc, lòng hiếu thảo, tôn kính hoặc tưởng niệm Tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ (như treo ảnh, hình, dựng tượng, nghiêng mình bái kính, trưng hoa đèn, tổ chức ngày kỵ giỗ…) thì được thi hành và tham dự cách chủ động”.
Các giám mục còn quy định thành 6 điểm cụ thể trong thông cáo ngày 14/11/1974 cho phép giáo dân được lập bàn thờ gia tiên, được đốt nhang đèn trên bàn thờ gia tiên, được cúng giỗ, kỵ nhật. Trong hôn lễ, dâu rể được làm lễ vái lạy tổ tiên. Trong tang lễ được vái lạy người quá cố. Được tham dự lễ thành hoàng làng hay tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.
Bây giờ không những giáo hội Công giáo Việt Nam chấp thuận cho các tín hữu được thực hiện các nghi lễ của đạo Hiếu mà còn tiếp thu một số nghi lễ dân gian đó đưa vào phụng vụ của mình như dâng hương, trưng ảnh và thắp hương người quá cố (ảnh trên) thậm chí ghi những ước nguyện khấn xin ra giấy và đốt trước tượng ảnh Đức Mẹ. Người Công giáo kính nhớ tổ tiên nhưng không cúng bái linh đình, không đốt vàng mã, không xây nhà tổ tốn kém. Đó là điều đáng khen nhưng hiện nay đang có xu hướng xây dựng mồ mả hay nghĩa trang dòng họ đồ sộ vượt xa mức sống của người dân. Đó cũng là điều không nên.
Nhân đây cũng nói thêm rằng, với các tôn giáo khác, đạo Công giáo cũng thay đổi từ chỗ chống đối, loại trừ đến tôn trọng và hợp tác với nhau trong những công tác xã hội. Một sứ điệp của Tòa thánh gửi các Phật tử nhân dịp lễ Vesak năm 2014 có đoạn:
“Giáo hội Công giáo thành thực tôn trọng truyền thống tôn giáo quý báu của các bạn. Chúng tôi thường nhận thấy có sự gặp gỡ với những giá trị được diễn tả trong sách tôn giáo của các bạn như lòng tôn trọng sự sống, việc thiền định, sự thinh lặng và tính giản dị. Cuộc đối thoại huynh đệ của chúng ta cần cho thấy rằng các Phật tử và Kitô hữu chúng ta cùng chia sẻ một lòng tôn trọng sâu xa với đời sống” (10).
Những hình ảnh đẹp như giáo dân và Phật tử cùng nhau xây nhà thờ Công giáo hay ngôi chùa ở làng và cùng chung vui với nhau ngày lễ Noel hay ngày Phật đản. Những làng “xôi đỗ” ở ViệtNam là kết quả của sự sống chung giữa các tôn giáo ở Việt Nam cùng nhau xây dựng xã hội an bình chứ không bất ổn như một vài nơi trên thế giới khi các tôn giáo thậm chí các hệ phái của cùng tôn giáo cũng va chạm xung đột với nhau. Những nhà thờ Công giáo mang nhiều dấu ấn bản sắc văn hóa Việt như nhà thờ Phát Diệm ngày càng nhiều, những làn điệu thánh ca mang giai điệu dân ca từ miền xuôi đến miền rừng núi, những tranh, tượng thánh mang dáng dấp người Việt, phong cảnh Việt đang làm cho đạo Công giáo ngày càng gần gũi với dân tộc. Tất cả những điều đó đem lại một nét đặc sắc cho đạo Công giáo Việt Nam .
Người Việt, không biết do phải đối mặt với thiên tai khắc nghiệt hay tại cuộc sống có quá nhiều khó khăn, mà luôn thấm đẫm bầu khí tâm linh trong lối sống, sinh hoạt riêng tư cũng như cộng đồng. Alexandre de Rhodes (1593-1660), một giáo sĩ tới Việt Nam khá sớm và có nhiều thành công trong truyền giáo cũng như đóng góp cho văn hóa nước ta đã nhận xét: “Trên trái đất này, có lẽ không có một dân tộc nào chu toàn bổn phận hơn và tôn kính hồn xác người quá cố hơn người dân vương quốc An Nam”(1). Linh mục Leopold Cadiere (1869-1955), một học giả có tiếng về Việt Nam học, nhận xét rất đúng rằng:
“Trước hết phải thừa nhận rằng, người An Nam, nói cho đúng, sống trong một thế giới siêu nhiên. Cách chung, người châu Âu khó mà hiểu được trạng thái tâm hồn này… Người An Nam thấy mọi biến cố may và nhất là biến cố rủi, đều biểu hiện sự can thiệp của thần thánh hay tổ tiên… Người Việt
Khi đặt chân tới Việt Nam, dù sinh trưởng ở các nước phương Tây có trình độ văn minh kỹ thuật cao, lại được đào tạo bài bản trong các trường danh tiếng ở châu Âu nhưng nhiều giáo sĩ buổi đầu đã giành nhiều lời ca ngợi về phong cảnh, tập tục, văn hóa, con người Việt Nam song họ cũng thẳng thắn phê phán những tập tục mê tín và lạc hậu ở đây. Alexandre de Rhodes đã chỉ trích nạn đốt vàng mã ở xứ này. Ông viết:
“Vì thế chúng tôi đã công khai công kích dị đoan và chế diễu tập quán kỳ dị này rằng, họ dám gửi cho cha mẹ những áo giấy mà những kẻ nghèo hèn nhất cũng không thèm mặc. Họ nói những đồ vàng mã đó sẽ hóa trong lửa. (Đúng lắm, chúng tôi đáp). Một phần chúng hóa ra tro, một phần chúng hóa ra lửa. Nếu là tro thì cha mẹ sẽ bị rét run, nếu là lửa thì cha mẹ sẽ bị thiêu trong áo nóng hổi”(3).
Một trong những điểm cốt lõi của đạo Hiếu của người Việt là tôn kính tổ tiên. Vấn đề này vốn gây ra tranh cãi dai dẳng trong giới Công giáo với tên gọi là vấn đề nghi lễ Trung Hoa kéo dài gần 3 thế kỷ (từ 1635 đến 1939) qua vài chục đời Giáo hoàng gây thiệt hại nặng nề cho giáo hội với sự đổ máu của không ít tín đồ ở châu Á. Cho nên trong nội bộ giáo hội Công giáo Việt Nam cũng bị chia rẽ thành hai lập trường. Những giáo sĩ dòng Tên thì nhìn nhận vấn đề thoáng hơn, coi việc tôn kính tổ tiên là vấn đề dân sự thể hiện lòng đạo đức chứ không phải tôn giáo. Vì thế khi Trịnh Tráng qua đời tháng 12-1657, lễ an táng rất lớn, đại diện các giáo sĩ dòng Tên ở Đàng Ngoài là P. Marini vẫn đến, đi chân đất, đầu đội mũ lục lăng và phục sát đất trước linh cữu làm cho chúa Trịnh rất hài lòng. Ngay cả khi Tòa thánh đã công bố Hiến chế Ex ilia die ngày 19-3-1715 về việc cấm các hình thức tôn kính tổ tiên và Đức Khổng, thì ở Việt Nam, các giáo sĩ dòng Tên vẫn cho phép:
“Tất cả các thầy cả dòng Đức Chúa Giêsu chấp nhận cho mọi giáo hữu được lạy cha mẹ sát đất khi các ngài còn sống hay đã qua đời, được gia giỗ, tức là được dâng cúng, bái lạy cùng các nghi lễ khác quen thi hành trong nước này vào ngày đầu năm hay những ngày khác… Ai không tuân giữ các nghi lễ trên tức là lỗi điều răn thứ bốn: Hãy thảo kính cha mẹ”(4).
Linh mục Sanna năm 1717 cũng cho phép giáo dân được tham gia đúc chuông chùa, may áo cho các nhà sư, làm hình nộm thê thiếp, voi để đốt trong tháng 7, xây miếu, chùa, giữ bài vị trong nhà và bưng mâm cúng đặt trên quan tài cũng như phần mộ. Giám mục Pineau de Behaine lúc lâm chung cũng trối lại rằng: “Xin hãy báo cho giáo hội rằng, cho đến lúc lâm chung, giám mục vẫn luôn giữ các ý kiến của mình về sự quỳ lạy trước linh cữu cha mẹ của người Á Đông”(5).
Ngược lại, các giáo sĩ của dòng Đa Minh lại bảo thủ hơn về vấn đề này. Mặc dù khi đến Việt Nam truyền giáo, Tòa thánh đã có huấn thị Monita nhắc nhở các giáo sĩ khi đến xứ này năm 1659: “Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẽ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục hay phong hóa của họ trừ khi nó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý” (6). Tuy nhiên, sau khi có lệnh cấm của Tòa thánh về nghi lễ Trung Hoa, công đồng Hải Phố khai mạc ngày 26-10-1682 đã cấm người Công giáo để bàn thờ tổ tiên trong nhà. Thư chung của giám mục Gendreau (Đông) ngày 7-6-1739 quy định 36 điều cấm:
“Đức thánh Pha Pha thấy mọi sự vô đạo quen làm mà thờ kẻ chết là sự dối trá hết, bổn đạo cứ phép thánh Yghêrisa (Giáo hội) mà đưa xác kẻ có đạo. Cấm lạy xác kẻ chết, dù có đặt tượng chịu nạn ở đấy. Khóc thói vô đạo cũng cấm. Cấm xông hương, đốt nến cho kẻ chết… Cấm đọc văn tế cùng cắt tóc tang. Liệm xác đàn ông 7 lần, đàn bà 9 lần cùng đại, tiểu liệm thì cấm cả” (7).
Sự mâu thuẫn này dẫn đến tố cáo nhau của các nhóm đến tận Tòa thánh, không chỉ chia rẽ cộng đoàn giáo dân Việt mà còn gây rất nhiều khó khăn cho giáo dân khi theo đạo ở dân tộc có truyền thống đạo Hiếu. GS Nguyễn Khắc Dương kể lại chuyện phản ứng của gia đình sau khi gia nhập đạo Công giáo năm 1948:
“Vừa trông thấy tôi, bà gần như chồm tới và gần như ngã quỵ ôm lấy chân tôi khóc nức nở mà than rằng: Cháu ơi, cô hỏi cháu, cha ông cháu có tội tình chi, mà cháu cúi đầu cho họ dội nước để rửa sạch tội Tổ tông. Thật là nhục mạ đến tổ tiên họ Nguyễn Khắc nhà ta. Chớ cái tội cháu bỏ đạo ông bà, không thờ cúng tổ tiên, thì nói thật, lấy cát chà, dao cạo cũng không sạch, nói gì đến dội nước” (8).
Việc đạo Công giáo cấm giáo dân thờ kính tổ tiên trở thành một trong những lý do cấm đạo dưới các triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Có nhà nghiên cứu viết: “Các vua Việt
Cái giá phải trả cho sự cứng nhắc, độc tôn của đạo Công giáo ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam đã buộc Vatican phải thay đổi thái độ. Từ quan điểm cởi mở hơn qua huấn dụ “Tám điều được phép làm” ngày 4-11-1721 cho phép được giữ bài vị trong nhà đến dâng đồ ăn, hoa quả cho người quá cố, từ khấu đầu trước bài vị đến thắp nhang, nến trước mồ mả. Nhưng phải đến huấn thị Plane compertum est của Bộ Truyền giáo ngày 08/12/1939 mới chấp thuận cho phép giáo dân được cúng giỗ tổ tiên theo phong tục địa phương. Đặc biệt những cải cách của Công đồng Vatican 2 đã biến đổi nhanh chóng quan niệm của các giáo hội Á châu trong đó có Việt
“Nhiều hành vi, cử chỉ xưa kia, tại Việt Nam, có tính cách tôn giáo, nhưng nay vì sự tiếp xúc với bên ngoài và vì tâm tình, tập quán đã thay đổi, nên chỉ còn là những phương cách biểu lộ lòng hiếu thảo tôn kính với Tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ. Những cử chỉ thái độ, nghi lễ, có tính cách thế tục lịch sự và xã giao đó, giáo hội Công giáo chẳng những không ngăn cấm mà còn mong muốn khuyến khích cho nó được diễn tả bằng các cử chỉ riêng biệt của mỗi nước, mỗi xứ và tùy theo trường hợp.
Vì thế những cử chỉ, thái độ và nghi lễ tự nó do hoàn cảnh, có một ý nghĩa thế tục rõ ràng là để tỏ rõ tinh thần ái quốc, lòng hiếu thảo, tôn kính hoặc tưởng niệm Tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ (như treo ảnh, hình, dựng tượng, nghiêng mình bái kính, trưng hoa đèn, tổ chức ngày kỵ giỗ…) thì được thi hành và tham dự cách chủ động”.
Các giám mục còn quy định thành 6 điểm cụ thể trong thông cáo ngày 14/11/1974 cho phép giáo dân được lập bàn thờ gia tiên, được đốt nhang đèn trên bàn thờ gia tiên, được cúng giỗ, kỵ nhật. Trong hôn lễ, dâu rể được làm lễ vái lạy tổ tiên. Trong tang lễ được vái lạy người quá cố. Được tham dự lễ thành hoàng làng hay tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.
Bây giờ không những giáo hội Công giáo Việt Nam chấp thuận cho các tín hữu được thực hiện các nghi lễ của đạo Hiếu mà còn tiếp thu một số nghi lễ dân gian đó đưa vào phụng vụ của mình như dâng hương, trưng ảnh và thắp hương người quá cố (ảnh trên) thậm chí ghi những ước nguyện khấn xin ra giấy và đốt trước tượng ảnh Đức Mẹ. Người Công giáo kính nhớ tổ tiên nhưng không cúng bái linh đình, không đốt vàng mã, không xây nhà tổ tốn kém. Đó là điều đáng khen nhưng hiện nay đang có xu hướng xây dựng mồ mả hay nghĩa trang dòng họ đồ sộ vượt xa mức sống của người dân. Đó cũng là điều không nên.
Nhân đây cũng nói thêm rằng, với các tôn giáo khác, đạo Công giáo cũng thay đổi từ chỗ chống đối, loại trừ đến tôn trọng và hợp tác với nhau trong những công tác xã hội. Một sứ điệp của Tòa thánh gửi các Phật tử nhân dịp lễ Vesak năm 2014 có đoạn:
“Giáo hội Công giáo thành thực tôn trọng truyền thống tôn giáo quý báu của các bạn. Chúng tôi thường nhận thấy có sự gặp gỡ với những giá trị được diễn tả trong sách tôn giáo của các bạn như lòng tôn trọng sự sống, việc thiền định, sự thinh lặng và tính giản dị. Cuộc đối thoại huynh đệ của chúng ta cần cho thấy rằng các Phật tử và Kitô hữu chúng ta cùng chia sẻ một lòng tôn trọng sâu xa với đời sống” (10).
Những hình ảnh đẹp như giáo dân và Phật tử cùng nhau xây nhà thờ Công giáo hay ngôi chùa ở làng và cùng chung vui với nhau ngày lễ Noel hay ngày Phật đản. Những làng “xôi đỗ” ở Việt
TS. Phạm Huy Thông
Chú thích
* Trưởng ban Tư duy Tôn giáo thuộc Trung tâm Khoa học Tư duy CTS.
1,3- A. Rhodes : Histoire du Royaume de Tunquin, Lyon 1651, p.92 et p.57
2- L. Cadiere: Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt (dịch từ Magie et Religions Anamites, Paris 1912), Nxb VHTT 1977, tr.90
4- A. Launay: Histore de la mission de Cochinchine, tom I, Paris 1923, tr. 304
5- Vấn đề thờ cúng tổ tiên, Kỷ yếu Tọa đàm ở Huế năm 1988, tr.135
6,7,8- Phạm Huy Thông: Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hóa Việt Nam, Nxb Tôn giáo 2012, tr.132, tr.141, tr.152
9- Le Thanh Khoi: Histoire et civilisation, Paris 1955, p.340
10- Sứ điệp do Hồng y Jean Louis Tauran – Chủ tịch Hội đồng Đối thoại liên tôn của Tòa thánh ký ngày 13-5-2014.
nguồn conggiao.info
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét