Thứ hai ngày 16.09.2013, chúng ta kỷ niệm 11 năm ngày Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận chấm dứt đường lữ thứ trần gian để về Nhà Cha hưởng vinh phúc bên Thiên Chúa. Trong năm vừa qua, tiến trình phong Chân Phước cho Vị Tôi Tớ Chúa đã bước sang giai đoạn mới.
I.- KẾT THÚC TIẾN TRÌNH ĐIỀU TRA CẤP GIÁO PHẬN.
Ngày 05.07.2013, tại Vương cung Thánh đường Thánh Antôn Padua ở Rôma (Ý-đại-lợi), Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Tổng Giáo phận Rôma (vì Đức Thánh Cha Phanxicô chính là Tổng Giám mục Rôma, nên Đức Hồng Y Vallini tuy với chức danh Giám quản vẫn hành sử quyền Tổng Giám mục) đã chủ tọa Thánh Lễ đánh dấu là thời điểm kết thúc tiến trình điều tra cấp giáo phận của án phong Chân phước cho Hồng Y Tôi tớ Chúa P.X. Nguyễn Văn Thuận. Tiến trình điều tra này đã được bắt đầu từ gần ba năm, ngày 22.10.2010, tám năm ngày Đức nguyên Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sài Gòn từ trần.
Một kế hoạch trong tiến trình này nhằm một phái đoàn Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình đến Việt Nam để thu hoạch chứng cứ và nghe nhân chứng tại Việt Nam cho việc tiến hành phong Chân phước cho Hồng Y Tôi tớ Chúa từ 23.03 đến 09.04.2012 đã bị hủy bỏ vào phút cuối bởi nhà cầm quyền Hà Nội. Ngày 22.03.2012, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá Sài Gòn nói: ‘Toà đại sứ Việt Nam tại Italia thu hồi visa nhập cảnh của phái đoàn Toà thánh Vatican. Liên lạc với Phòng Kitô, Ban tôn giáo – dân tộc Sài Gòn và nơi này bảo không biết chuyện đó và chuyển giao ‘lý do’ đó sang Bộ ngoại giao và Ban tôn giáo chính phủ.
Sau Thánh Lễ, một buổi thuyết trình đã được tổ chức về sáu lá thư mục vụ mà Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã viết từ năm 1968 đến năm 1973. Sáu lá thư này đã được chuyển ngữ sang tiếng Ý và được xuất bản bởi thư viện Vatican cùng Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình (Vatican Insider).
Xin nhắc lại :
- Năm 1968 là năm của Thãm sát Tết Mậu Thân : Lợi dụng thời gian hưu chiến dịp Tết Nguyên đán Mậu Thân, ngày 30.01.1968, Bắc Việt đã mở cuộc tổng công kích vào thủ đô và các thị xã. Tại Sàigòn, cộng quân đã đánh vào cửa sau Dinh Độc lập và xâm nhập Tòa Đại sứ Mỹ. Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tuy bị bất ngờ, nhưng đã anh dũng đánh bật các đơn vị cộng sản ra khỏi các vị trí bị chiếm đóng. Chiến tranh gây thiệt hại nặng nề cho Quốc gia. Chính trị và quân sự ảnh hưởng không tốt đến xã hội ;
- Năm 1973 là năm ký Hiệp định Paris ngày 27.01.1973 để quân Mỹ trút khỏi Việt Nam ‘trong danh dự’. Để chắc thắng cử nhiệm kỳ II, Tổng thống Richard Nixon giao cho Henry Kissinger làm mọi cách để Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, dù chống đối mãnh liệt và không có dấu hiệu ‘bán nước’, vẫn phải ký. Ông Nixon đã thành công trong cuộc bầu cử ngày 07.11.1972, nhưng đã phải từ chức khi lưỡng viện Lập pháp bắt đầu tiến trình luận tội ngày 09.08.1974.}
Ngày 06.07.2013, lúc 12 giờ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho khoảng 400 tham dự viên nhân dịp kết thúc giai đoạn Giáo phận trong tiến trình điều tra phong chân phước cho Đức Hồng Y Tôi Tớ Chúa P.X. Nguyễn Văn Thuận một cuộc triều . Người nói (xin trích) :
« … nhiều người làm chứng là đã được khích lệ nhờ được gặp gỡ với Vị Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, qua những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của Người. Kinh nghiệm ấy chứng tỏ tiếng tăm thánh thiện của Người được phổ biến qua chứng tá của bao nhiêu người đã gặp Đức Hồng Y và vẫn còn giữ trong tâm hồn nụ cười hiền hòa và tâm hồn cao thượng của Người.
Nhiều người biết Đức Hồng Y qua các tác phẩm của Người, đơn sơ và sâu xa, chứng tỏ tâm hồn tư tế Người được kết hiệp sâu xa với Đấng đã mời gọi Người trở thành thừa tác viên lòng từ bi và tình thương của Chúa.
Bao nhiêu người đã viết, kể lại những ơn lành và dấu lạ mà họ tin là nhờ lời chuyển cầu của Hồng Y Tôi Tớ Chúa Văn Thuận. Chúng ta cảm tạ Chúa vì Người Anh đáng kính này, người con của Phương Đông, đã kết thúc hành trình trần thế Người trong việc phục vụ Vị Kế Vị Thánh Phêrô.
Chúng ta hãy phó thác cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria sự tiếp tục án phong này, cũng như tất cả các án phong đang tiến hành… »
Lúc 16 giờ ngày 06.07.2013, Thánh Lễ Tạ Ơn được cử hành tại Nhà thờ Đức Mẹ Cầu Thang của Dòng Camêlô Nhặt Phép ở Roma, nơi có mộ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.
II.- THÊM MỘT SỰ CẤM ĐOÁN.
Ngày 02.07.2013 lúc 21 giờ, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà Nội chặn lại không cho xuất cảnh khi ông được thư mời của Hội đồng Công lý và Hòa bình tham dự lễ ‘Bế mạc phần điều tra tại Giáo phận’ trong hồ sơ phong Chân phước cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.
Cấm xuất cảnh không lý do mà ông Đức đã kể cho ông Mặc Lâm, phóng viên Đài Á châu Tự do RFA : « Tôi đến quầy vé của hãng Hàng không Thái vì tôi được phép transit qua Thái đến Rome. Khi tôi vào quầy thì một cô nhân viên trẻ, ấp úng khi xem tên tôi, rồi một cô có vẻ dáng như là tổ trưởng đến cô ấy nói mời tôi sang gặp công an trước đã. Tôi vào phòng công an đợi mấy phút thì có một anh Thượng tá tên Phạm Tiến Dũng, anh thông báo với tôi là tôi không được phép xuất cảnh. Nếu tôi có kiến nghị hay khiếu nại gì thì về 44 và 46 Trần Phú Cục Quản lý xuất nhập cảnh để biết thêm. Tôi cũng chỉ biết như thế và cũng chỉ thi hành lệnh.
Sau đó tôi bảo vì là cơ quan nhà nước nên tôi đề nghị phải có văn bản để xác định việc này chứ không thể xác định bằng mồm. Anh ta nói là do anh ta muốn sự việc nhẹ nhàng thì như vậy là được rồi. Nhưng tôi dứt khoát phải đòi giấy tờ. Sau đó thì anh ta có mời một đại úy khác tới và anh đại úy kia là cũng người của Cục Xuất nhập cảnh luôn, anh ta tên là Hoàng Dương. Anh kia viết biên bản và tôi có giữ một bản photo đây: biên bản về việc giữ tôi lại không cho xuất cảnh.
Tôi có hỏi họ lý do vì sao tôi bị cấm xuất cảnh và tôi muốn biết ngay tại đây. Anh ấy trả lời là Cục Xuất nhập cảnh cũng không cho các anh ấy biết lý do. Ông tự nhủ ‘tôi buồn phải làm công dân Việt Nam, nơi bị chà đạp thô bạo về dân quyền. Chính quyền muốn làm gì thì làm, dù oan ức đến đâu người dân đều phải chấp nhận ».
Về nhân duyên giữa ông và vị Hồng Y quá cố, ông Đức cho biết : Khi làm ở Phòng Tôn giáo của Bộ Công an, người ta có ‘đối sách’ về Đức Cha vì một tội rất to là cháu của Ngô Đình Diệm và sự về Sài Gòn làm Phó Tổng Giám mục là để lót ổ lên Tổng Giám mục nên Người bị chuyển ra Bắc. Do phải có một đội trông Người và ông là một sĩ quan lâu năm nên đề nghị để ra học tiếng Pháp với Đức Cha, chứ không để trông Người. Khi học tiếng Pháp thì tôi cảm nhiễm tinh thần Đức Cha. Sau khi xảy ra sự kiện Thiên An môn, không còn muốn làm công an nữa vì, như thế, dễ phải đi đàn áp dân và tôi chuyển ngành nhưng không được, xin thôi việc cũng không cho nên phải bỏ việc. Khi được Rửa tội tôi rửa tội ở Nhà thờ lớn thì Cha Ngân, nay trở thành Giám mục, bảo Cha Hùng, mời anh viết diễn giải có đề ‘Con Đường Đức Tin Qua Cây Cầu Francisco Savie Nguyễn Văn Thuận’, rồi được gởi qua Tòa Thánh để bổ túc vào hồ sơ phong thánh, sau khi được Cha Sỹ yêu cầu ông ký vào những bản dịch khoảng 4,5 thứ tiếng. Hiện nay, thỉnh thoảng ông đi chia sẻ Đức tin và đặc biệt là ở nhà thờ Thái Hà. Đôi khi có Cha hỏi thăm và ông dẫn ngưòi đến nhà nơi giam Đức Cha Thuận ở đấy.
Đức Cha Thuận sống 13 năm trong ngục tù cộng sản, một số sự việc trong đời sống này đã được Người kể lại trong ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’, tác phẩm được dịch ra 8 thứ tiếng, để phục vụ các tham dự viên ‘Những Ngày Giới Trẻ’ năm 1997 tại Paris. Trong ngày tưởng niệm vị Mục tử Việt Nam đang có án phong Chân phước, chúng ta cùng đọc lại vài trích đoạn sau:
1/ « Thời kỳ biệt giam ở Hà Nội, tôi được biết có 20 chiến sĩ nam nữ trẻ học tiếng Latinh với một cựu tu sĩ, để có thể đọc các tài liệu của Giáo Hội. Trong số mấy anh gác tôi có hai anh trong nhóm học Latinh. Trông thấy bài vở, tôi nhận thấy họ học tốt. Một hôm, một trong hai anh ấy hỏi tôi:
- Ông có thể dạy tôi một bài hát tiếng Latinh không?
- Có nhiều bài hay tuyệt, nhưng biết anh thích bài nào?
- Ông hát cho tôi nghe, tôi sẽ chọn.
Tôi đã hát Salve Regina, Veni Creator, Ave Maris Stella… Các bạn biết anh ta chọn bài nào không? Anh ta chọn bài Veni Creator (Xin Chúa Ngôi Ba đoái thương viếng thăm…).
Tôi đã chép trọn cả bài cho anh ta và anh ta học thuộc lòng. Mỗi sáng quãng 7 giờ, tôi nghe anh ta chạy xuống thang gỗ, ra sân tập thể dục, rồi múc nước vừa tắm vừa hát: Veni Creator Spiritus… Tôi rất cảm động, làm sao mỗi sáng trong nhà tù cộng sản lại có một cán bộ hát kinh “Veni Creator” cho mình nghe! »
2/ « Một đêm đông lạnh quá, không ngủ được, tôi nghe một tiếng nhắc nhủ tôi: "Tại sao con dại thế? Con còn giàu lắm: Con mang tình thương Chúa Giêsu trong tim con. Hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu con". Sáng hôm sau, tôi bắt đầu mến họ, yêu mến Chúa Giêsu trong họ, tươi cười với họ, trao đổi đôi ba câu nói... Tôi thuật lại những chuyến đi ra nước ngoài, cuộc sống, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tự do dân chủ ở Canada, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Pháp, Đức, Úc, Áo, v.v... Những câu chuyện đó kích thích tính tò mò của họ, giục họ đặt nhiều câu hỏi. Tôi luôn luôn trả lời... Dần dần chúng tôi trở thành bạn. Họ muốn học sinh ngữ Anh, Pháp... tôi giúp họ. Từ từ mấy chiến sĩ gác tôi trở thành học trò của tôi! Bầu khí nhà giam đổi nhiều, quan hệ giữa họ với tôi tốt đẹp hơn. Thậm chí cả những ông xếp công an, thấy tôi đối xử chân thành, không những họ xin tôi giúp các chiến sĩ học hành ngoại ngữ, nhưng họ còn gửi anh khác đến học.
Tôi sống theo lời Chúa Giêsu dạy: "Điều gì con làm cho một người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính mình Ta".
Khi nào có hai hay ba người hợp nhau vì danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ". »
Đề nghị : Tại sao chúng ta không noi gương Đức Hồng Y ? Khi mình có diễm phúc đi du học, làm việc hay du lịch hải ngoại, chúng ta có dịp quan sát sự tự do, lối sống dân chủ của người dân địa phương, sinh hoạt chính trường nhằm tìm kiếm sự ‘công bằng xã hội’… Bắt chước Người, khi về Quê hương, chúng ta cần kể lại, ít nhất, cho thân nhân hay bè bạn, nếu ngại gặp những ‘tai mắt’ của công an. Tổ quốc và Dân tộc đang cần chúng ta…
Đức Cha Nguyễn Văn Thuận còn được người khác, giáo dân lẫn cộâng sản, khuyên bảo :
3/ Thời gian bị quản thúc ở Giang xá, có ông lão nhà quê, tên là ông quản Kính, từ giáo xứ Đại Ơn lẻn vào thăm tôi. Tôi không bao giờ quên được lời ông khuyên tôi: ‘Thưa cha, cha không hoạt động tông đồ được thì xin cha cầu nguyện cho Hội thánh; ở trong tù cha đọc một kinh hơn một nghìn kinh cha đọc lúc ở ngoài tự do!’
4/ Ông Hải đã từng ở tù, nằm cùng buồng với tôi để mật thám tôi, sau đã thành bạn của tôi. Trước ngày ông ta ra về, ông đã hứa với tôi:
‘Nhà tôi ở Long Hưng, chỉ cách La Vang 3 km, tôi sẽ đi La Vang cầu nguyện cho anh’.
Tôi tin lòng thành thật của anh bạn, nhưng tôi hoài nghi làm sao một người cộng sản mà đi cầu nguyện Đức Mẹ cho tôi! Sáu năm sau, đang lúc tôi ở biệt giam, tôi đã được một bức thư của ông Hải, lạ lùng thật! Lạ hơn nữa là lời lẽ của ông như sau:
‘Anh Thuận thân mến, tôi đã hứa với anh, tôi sẽ đi cầu nguyện Đức Mẹ La Vang cho anh. Mỗi Chúa Nhật, nếu trời không mưa, lúc nghe chuông La Vang, tôi lấy xe đạp vào trước đài Đức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã đánh sập nhà thờ rồi. Tôi cầu nguyện thế này: Thưa Đức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào cả. Nhưng tôi đã hứa sẽ đi cầu nguyện Đức Mẹ cho anh Thuận, nên tôi đến đây. Xin Đức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì cho anh ấy’.
Tôi hết sức cảm động. Tôi đọc đi đọc lại rồi đặt thư xuống nhắm mắt lại: ‘Lạy Mẹ, Mẹ đã dùng anh cộng sản này để dạy con cầu nguyện; chắc Mẹ đã nhậm lời anh ấy, con mới còn sống đây!’.
III.- TIẾN TRÌNH CÒN LẠI.
Trong gần ba năm của tiến trình điều tra, đã có gần 120 nhân vật bao gồm các Hồng Y, Đức Cha, Linh mục, Giáo dân và những thành viên thuộc gia đình Đức Hồng Y Thuận đã làm chứng trước các thành viên của Ủy ban sử học. Hồ sơ vụ án tổng cộng gần 1.650 trang, thêm vào đó 10.974 trang bài viết của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, mà phần lớn chưa được công bố. Từ nay, vụ án sẽ bước sang một giai đoạn mới, được gọi là ‘cấp Tòa Thánh’ hay ‘cấp Rôma’ và mọi hồ sơ sẽ được chuyển về Bộ Phong Thánh.
Trao đổi với Vatican Radio, ông Hilgeman Waldery, cáo thỉnh viên án phong chân phước của Đức Hồng Y, cho biết ‘đó là một hình tượng lịch sử đối với Việt Nam. Ngài là một giám mục và sau đó đã trở thành một vị tử đạo của niềm hy vọng. Ngài bị giam giữ và trong thời gian này, Người không bao giờ mất hy vọng vào Giáo Hội và chưa bao giờ từ chối một ai. Điều đó vẫn còn là một biểu tượng, dành cho những người hiện không được sống trong một tình trạng tự do tôn giáo như đáng phải được.’ Ông cũng nhấn mạnh đến tình yêu thương đối với tha nhân của Đức Hồng Y khi dẫn một câu chuyện trong quãng thời gian Người ở tù, để cho thấy Đức Hồng Y Thuận không bao giờ ngừng yêu thương những kẻ bách hại Người.
Sau Qui trình cấp Giáo phận, Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Tổng Giáo phận Rôma sẽ giao cho ông Hilgeman Waldery, cáo thỉnh viên, các tài liệu này, đã được niêm phong, với những chỉ thị để giao chúng cho Bộ Phong Thánh. Sau khi các tài liệu được đánh giá về mặt pháp lý, đời sống và nhân đức Hồng Y Tôi Tớ Chúa sẽ được chính thức ghi nhận mang danh ‘Positio’. Đó là một dạng luận án Phong Thánh, được viết bởi cáo thỉnh viên với sự giúp đỡ của một nhà tư vấn bên ngoài và được hướng dẫn bởi một báo cáo viên. Khi ‘Positio’ đã hoàn tất về mọi phần và đã được đánh giá nội bộ của Tòa Phong Thánh, sẽ được đệ trình lên các thành viên (các Hồng Y và Giám mục) của Tòa Thánh. Những người này sẽ được yêu cầu trình bày ý kiến về mức độ khác thường của các nhân đức mà Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã thực hiện. Thông qua giai đoạn này, Đức Thánh Cha sẽ phong danh hiệu ‘Đấng Đáng Kính’ cho Người.
Nhiều phép lạ đang được nghiên cứu với sự giúp đỡ của các chuyên viên y tế. Sau khi Người được tuyên bố ‘Đấng Đáng Kính’, việc công nhận một phép lạ có thể mở đường cho việc phong Chân phước.
Vietcatholic.
I.- KẾT THÚC TIẾN TRÌNH ĐIỀU TRA CẤP GIÁO PHẬN.
Ngày 05.07.2013, tại Vương cung Thánh đường Thánh Antôn Padua ở Rôma (Ý-đại-lợi), Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Tổng Giáo phận Rôma (vì Đức Thánh Cha Phanxicô chính là Tổng Giám mục Rôma, nên Đức Hồng Y Vallini tuy với chức danh Giám quản vẫn hành sử quyền Tổng Giám mục) đã chủ tọa Thánh Lễ đánh dấu là thời điểm kết thúc tiến trình điều tra cấp giáo phận của án phong Chân phước cho Hồng Y Tôi tớ Chúa P.X. Nguyễn Văn Thuận. Tiến trình điều tra này đã được bắt đầu từ gần ba năm, ngày 22.10.2010, tám năm ngày Đức nguyên Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sài Gòn từ trần.
Một kế hoạch trong tiến trình này nhằm một phái đoàn Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình đến Việt Nam để thu hoạch chứng cứ và nghe nhân chứng tại Việt Nam cho việc tiến hành phong Chân phước cho Hồng Y Tôi tớ Chúa từ 23.03 đến 09.04.2012 đã bị hủy bỏ vào phút cuối bởi nhà cầm quyền Hà Nội. Ngày 22.03.2012, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá Sài Gòn nói: ‘Toà đại sứ Việt Nam tại Italia thu hồi visa nhập cảnh của phái đoàn Toà thánh Vatican. Liên lạc với Phòng Kitô, Ban tôn giáo – dân tộc Sài Gòn và nơi này bảo không biết chuyện đó và chuyển giao ‘lý do’ đó sang Bộ ngoại giao và Ban tôn giáo chính phủ.
Sau Thánh Lễ, một buổi thuyết trình đã được tổ chức về sáu lá thư mục vụ mà Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã viết từ năm 1968 đến năm 1973. Sáu lá thư này đã được chuyển ngữ sang tiếng Ý và được xuất bản bởi thư viện Vatican cùng Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình (Vatican Insider).
Xin nhắc lại :
- Năm 1968 là năm của Thãm sát Tết Mậu Thân : Lợi dụng thời gian hưu chiến dịp Tết Nguyên đán Mậu Thân, ngày 30.01.1968, Bắc Việt đã mở cuộc tổng công kích vào thủ đô và các thị xã. Tại Sàigòn, cộng quân đã đánh vào cửa sau Dinh Độc lập và xâm nhập Tòa Đại sứ Mỹ. Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tuy bị bất ngờ, nhưng đã anh dũng đánh bật các đơn vị cộng sản ra khỏi các vị trí bị chiếm đóng. Chiến tranh gây thiệt hại nặng nề cho Quốc gia. Chính trị và quân sự ảnh hưởng không tốt đến xã hội ;
- Năm 1973 là năm ký Hiệp định Paris ngày 27.01.1973 để quân Mỹ trút khỏi Việt Nam ‘trong danh dự’. Để chắc thắng cử nhiệm kỳ II, Tổng thống Richard Nixon giao cho Henry Kissinger làm mọi cách để Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, dù chống đối mãnh liệt và không có dấu hiệu ‘bán nước’, vẫn phải ký. Ông Nixon đã thành công trong cuộc bầu cử ngày 07.11.1972, nhưng đã phải từ chức khi lưỡng viện Lập pháp bắt đầu tiến trình luận tội ngày 09.08.1974.}
Ngày 06.07.2013, lúc 12 giờ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho khoảng 400 tham dự viên nhân dịp kết thúc giai đoạn Giáo phận trong tiến trình điều tra phong chân phước cho Đức Hồng Y Tôi Tớ Chúa P.X. Nguyễn Văn Thuận một cuộc triều . Người nói (xin trích) :
« … nhiều người làm chứng là đã được khích lệ nhờ được gặp gỡ với Vị Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, qua những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của Người. Kinh nghiệm ấy chứng tỏ tiếng tăm thánh thiện của Người được phổ biến qua chứng tá của bao nhiêu người đã gặp Đức Hồng Y và vẫn còn giữ trong tâm hồn nụ cười hiền hòa và tâm hồn cao thượng của Người.
Nhiều người biết Đức Hồng Y qua các tác phẩm của Người, đơn sơ và sâu xa, chứng tỏ tâm hồn tư tế Người được kết hiệp sâu xa với Đấng đã mời gọi Người trở thành thừa tác viên lòng từ bi và tình thương của Chúa.
Bao nhiêu người đã viết, kể lại những ơn lành và dấu lạ mà họ tin là nhờ lời chuyển cầu của Hồng Y Tôi Tớ Chúa Văn Thuận. Chúng ta cảm tạ Chúa vì Người Anh đáng kính này, người con của Phương Đông, đã kết thúc hành trình trần thế Người trong việc phục vụ Vị Kế Vị Thánh Phêrô.
Chúng ta hãy phó thác cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria sự tiếp tục án phong này, cũng như tất cả các án phong đang tiến hành… »
Lúc 16 giờ ngày 06.07.2013, Thánh Lễ Tạ Ơn được cử hành tại Nhà thờ Đức Mẹ Cầu Thang của Dòng Camêlô Nhặt Phép ở Roma, nơi có mộ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.
II.- THÊM MỘT SỰ CẤM ĐOÁN.
Ngày 02.07.2013 lúc 21 giờ, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà Nội chặn lại không cho xuất cảnh khi ông được thư mời của Hội đồng Công lý và Hòa bình tham dự lễ ‘Bế mạc phần điều tra tại Giáo phận’ trong hồ sơ phong Chân phước cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.
Cấm xuất cảnh không lý do mà ông Đức đã kể cho ông Mặc Lâm, phóng viên Đài Á châu Tự do RFA : « Tôi đến quầy vé của hãng Hàng không Thái vì tôi được phép transit qua Thái đến Rome. Khi tôi vào quầy thì một cô nhân viên trẻ, ấp úng khi xem tên tôi, rồi một cô có vẻ dáng như là tổ trưởng đến cô ấy nói mời tôi sang gặp công an trước đã. Tôi vào phòng công an đợi mấy phút thì có một anh Thượng tá tên Phạm Tiến Dũng, anh thông báo với tôi là tôi không được phép xuất cảnh. Nếu tôi có kiến nghị hay khiếu nại gì thì về 44 và 46 Trần Phú Cục Quản lý xuất nhập cảnh để biết thêm. Tôi cũng chỉ biết như thế và cũng chỉ thi hành lệnh.
Sau đó tôi bảo vì là cơ quan nhà nước nên tôi đề nghị phải có văn bản để xác định việc này chứ không thể xác định bằng mồm. Anh ta nói là do anh ta muốn sự việc nhẹ nhàng thì như vậy là được rồi. Nhưng tôi dứt khoát phải đòi giấy tờ. Sau đó thì anh ta có mời một đại úy khác tới và anh đại úy kia là cũng người của Cục Xuất nhập cảnh luôn, anh ta tên là Hoàng Dương. Anh kia viết biên bản và tôi có giữ một bản photo đây: biên bản về việc giữ tôi lại không cho xuất cảnh.
Tôi có hỏi họ lý do vì sao tôi bị cấm xuất cảnh và tôi muốn biết ngay tại đây. Anh ấy trả lời là Cục Xuất nhập cảnh cũng không cho các anh ấy biết lý do. Ông tự nhủ ‘tôi buồn phải làm công dân Việt Nam, nơi bị chà đạp thô bạo về dân quyền. Chính quyền muốn làm gì thì làm, dù oan ức đến đâu người dân đều phải chấp nhận ».
Về nhân duyên giữa ông và vị Hồng Y quá cố, ông Đức cho biết : Khi làm ở Phòng Tôn giáo của Bộ Công an, người ta có ‘đối sách’ về Đức Cha vì một tội rất to là cháu của Ngô Đình Diệm và sự về Sài Gòn làm Phó Tổng Giám mục là để lót ổ lên Tổng Giám mục nên Người bị chuyển ra Bắc. Do phải có một đội trông Người và ông là một sĩ quan lâu năm nên đề nghị để ra học tiếng Pháp với Đức Cha, chứ không để trông Người. Khi học tiếng Pháp thì tôi cảm nhiễm tinh thần Đức Cha. Sau khi xảy ra sự kiện Thiên An môn, không còn muốn làm công an nữa vì, như thế, dễ phải đi đàn áp dân và tôi chuyển ngành nhưng không được, xin thôi việc cũng không cho nên phải bỏ việc. Khi được Rửa tội tôi rửa tội ở Nhà thờ lớn thì Cha Ngân, nay trở thành Giám mục, bảo Cha Hùng, mời anh viết diễn giải có đề ‘Con Đường Đức Tin Qua Cây Cầu Francisco Savie Nguyễn Văn Thuận’, rồi được gởi qua Tòa Thánh để bổ túc vào hồ sơ phong thánh, sau khi được Cha Sỹ yêu cầu ông ký vào những bản dịch khoảng 4,5 thứ tiếng. Hiện nay, thỉnh thoảng ông đi chia sẻ Đức tin và đặc biệt là ở nhà thờ Thái Hà. Đôi khi có Cha hỏi thăm và ông dẫn ngưòi đến nhà nơi giam Đức Cha Thuận ở đấy.
Đức Cha Thuận sống 13 năm trong ngục tù cộng sản, một số sự việc trong đời sống này đã được Người kể lại trong ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’, tác phẩm được dịch ra 8 thứ tiếng, để phục vụ các tham dự viên ‘Những Ngày Giới Trẻ’ năm 1997 tại Paris. Trong ngày tưởng niệm vị Mục tử Việt Nam đang có án phong Chân phước, chúng ta cùng đọc lại vài trích đoạn sau:
1/ « Thời kỳ biệt giam ở Hà Nội, tôi được biết có 20 chiến sĩ nam nữ trẻ học tiếng Latinh với một cựu tu sĩ, để có thể đọc các tài liệu của Giáo Hội. Trong số mấy anh gác tôi có hai anh trong nhóm học Latinh. Trông thấy bài vở, tôi nhận thấy họ học tốt. Một hôm, một trong hai anh ấy hỏi tôi:
- Ông có thể dạy tôi một bài hát tiếng Latinh không?
- Có nhiều bài hay tuyệt, nhưng biết anh thích bài nào?
- Ông hát cho tôi nghe, tôi sẽ chọn.
Tôi đã hát Salve Regina, Veni Creator, Ave Maris Stella… Các bạn biết anh ta chọn bài nào không? Anh ta chọn bài Veni Creator (Xin Chúa Ngôi Ba đoái thương viếng thăm…).
Tôi đã chép trọn cả bài cho anh ta và anh ta học thuộc lòng. Mỗi sáng quãng 7 giờ, tôi nghe anh ta chạy xuống thang gỗ, ra sân tập thể dục, rồi múc nước vừa tắm vừa hát: Veni Creator Spiritus… Tôi rất cảm động, làm sao mỗi sáng trong nhà tù cộng sản lại có một cán bộ hát kinh “Veni Creator” cho mình nghe! »
2/ « Một đêm đông lạnh quá, không ngủ được, tôi nghe một tiếng nhắc nhủ tôi: "Tại sao con dại thế? Con còn giàu lắm: Con mang tình thương Chúa Giêsu trong tim con. Hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu con". Sáng hôm sau, tôi bắt đầu mến họ, yêu mến Chúa Giêsu trong họ, tươi cười với họ, trao đổi đôi ba câu nói... Tôi thuật lại những chuyến đi ra nước ngoài, cuộc sống, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tự do dân chủ ở Canada, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Pháp, Đức, Úc, Áo, v.v... Những câu chuyện đó kích thích tính tò mò của họ, giục họ đặt nhiều câu hỏi. Tôi luôn luôn trả lời... Dần dần chúng tôi trở thành bạn. Họ muốn học sinh ngữ Anh, Pháp... tôi giúp họ. Từ từ mấy chiến sĩ gác tôi trở thành học trò của tôi! Bầu khí nhà giam đổi nhiều, quan hệ giữa họ với tôi tốt đẹp hơn. Thậm chí cả những ông xếp công an, thấy tôi đối xử chân thành, không những họ xin tôi giúp các chiến sĩ học hành ngoại ngữ, nhưng họ còn gửi anh khác đến học.
Tôi sống theo lời Chúa Giêsu dạy: "Điều gì con làm cho một người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính mình Ta".
Khi nào có hai hay ba người hợp nhau vì danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ". »
Đề nghị : Tại sao chúng ta không noi gương Đức Hồng Y ? Khi mình có diễm phúc đi du học, làm việc hay du lịch hải ngoại, chúng ta có dịp quan sát sự tự do, lối sống dân chủ của người dân địa phương, sinh hoạt chính trường nhằm tìm kiếm sự ‘công bằng xã hội’… Bắt chước Người, khi về Quê hương, chúng ta cần kể lại, ít nhất, cho thân nhân hay bè bạn, nếu ngại gặp những ‘tai mắt’ của công an. Tổ quốc và Dân tộc đang cần chúng ta…
Đức Cha Nguyễn Văn Thuận còn được người khác, giáo dân lẫn cộâng sản, khuyên bảo :
3/ Thời gian bị quản thúc ở Giang xá, có ông lão nhà quê, tên là ông quản Kính, từ giáo xứ Đại Ơn lẻn vào thăm tôi. Tôi không bao giờ quên được lời ông khuyên tôi: ‘Thưa cha, cha không hoạt động tông đồ được thì xin cha cầu nguyện cho Hội thánh; ở trong tù cha đọc một kinh hơn một nghìn kinh cha đọc lúc ở ngoài tự do!’
4/ Ông Hải đã từng ở tù, nằm cùng buồng với tôi để mật thám tôi, sau đã thành bạn của tôi. Trước ngày ông ta ra về, ông đã hứa với tôi:
‘Nhà tôi ở Long Hưng, chỉ cách La Vang 3 km, tôi sẽ đi La Vang cầu nguyện cho anh’.
Tôi tin lòng thành thật của anh bạn, nhưng tôi hoài nghi làm sao một người cộng sản mà đi cầu nguyện Đức Mẹ cho tôi! Sáu năm sau, đang lúc tôi ở biệt giam, tôi đã được một bức thư của ông Hải, lạ lùng thật! Lạ hơn nữa là lời lẽ của ông như sau:
‘Anh Thuận thân mến, tôi đã hứa với anh, tôi sẽ đi cầu nguyện Đức Mẹ La Vang cho anh. Mỗi Chúa Nhật, nếu trời không mưa, lúc nghe chuông La Vang, tôi lấy xe đạp vào trước đài Đức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã đánh sập nhà thờ rồi. Tôi cầu nguyện thế này: Thưa Đức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào cả. Nhưng tôi đã hứa sẽ đi cầu nguyện Đức Mẹ cho anh Thuận, nên tôi đến đây. Xin Đức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì cho anh ấy’.
Tôi hết sức cảm động. Tôi đọc đi đọc lại rồi đặt thư xuống nhắm mắt lại: ‘Lạy Mẹ, Mẹ đã dùng anh cộng sản này để dạy con cầu nguyện; chắc Mẹ đã nhậm lời anh ấy, con mới còn sống đây!’.
III.- TIẾN TRÌNH CÒN LẠI.
Trong gần ba năm của tiến trình điều tra, đã có gần 120 nhân vật bao gồm các Hồng Y, Đức Cha, Linh mục, Giáo dân và những thành viên thuộc gia đình Đức Hồng Y Thuận đã làm chứng trước các thành viên của Ủy ban sử học. Hồ sơ vụ án tổng cộng gần 1.650 trang, thêm vào đó 10.974 trang bài viết của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, mà phần lớn chưa được công bố. Từ nay, vụ án sẽ bước sang một giai đoạn mới, được gọi là ‘cấp Tòa Thánh’ hay ‘cấp Rôma’ và mọi hồ sơ sẽ được chuyển về Bộ Phong Thánh.
Trao đổi với Vatican Radio, ông Hilgeman Waldery, cáo thỉnh viên án phong chân phước của Đức Hồng Y, cho biết ‘đó là một hình tượng lịch sử đối với Việt Nam. Ngài là một giám mục và sau đó đã trở thành một vị tử đạo của niềm hy vọng. Ngài bị giam giữ và trong thời gian này, Người không bao giờ mất hy vọng vào Giáo Hội và chưa bao giờ từ chối một ai. Điều đó vẫn còn là một biểu tượng, dành cho những người hiện không được sống trong một tình trạng tự do tôn giáo như đáng phải được.’ Ông cũng nhấn mạnh đến tình yêu thương đối với tha nhân của Đức Hồng Y khi dẫn một câu chuyện trong quãng thời gian Người ở tù, để cho thấy Đức Hồng Y Thuận không bao giờ ngừng yêu thương những kẻ bách hại Người.
Sau Qui trình cấp Giáo phận, Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Tổng Giáo phận Rôma sẽ giao cho ông Hilgeman Waldery, cáo thỉnh viên, các tài liệu này, đã được niêm phong, với những chỉ thị để giao chúng cho Bộ Phong Thánh. Sau khi các tài liệu được đánh giá về mặt pháp lý, đời sống và nhân đức Hồng Y Tôi Tớ Chúa sẽ được chính thức ghi nhận mang danh ‘Positio’. Đó là một dạng luận án Phong Thánh, được viết bởi cáo thỉnh viên với sự giúp đỡ của một nhà tư vấn bên ngoài và được hướng dẫn bởi một báo cáo viên. Khi ‘Positio’ đã hoàn tất về mọi phần và đã được đánh giá nội bộ của Tòa Phong Thánh, sẽ được đệ trình lên các thành viên (các Hồng Y và Giám mục) của Tòa Thánh. Những người này sẽ được yêu cầu trình bày ý kiến về mức độ khác thường của các nhân đức mà Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã thực hiện. Thông qua giai đoạn này, Đức Thánh Cha sẽ phong danh hiệu ‘Đấng Đáng Kính’ cho Người.
Nhiều phép lạ đang được nghiên cứu với sự giúp đỡ của các chuyên viên y tế. Sau khi Người được tuyên bố ‘Đấng Đáng Kính’, việc công nhận một phép lạ có thể mở đường cho việc phong Chân phước.
Vietcatholic.
Những tư liệu thế này thật là qúy giá.
Trả lờiXóa