ĐỨC HỒNG Y VIỆT NAM TIÊN KHỞI GIUSE MARIA TRỊNH NHƯ KHUÊ. (1898 - 1978)
7. ĐỨC HỒNG Y GIUSE MARIA TRỊNH NHƯ KHUÊ. (1898 – 1978)
Ngài là vị Hồng Y
tiên khởi của GHCGVN.
Sinh ngày 11 tháng 12 năm
1898 tại làng Tràng Duệ, xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Ngài rất thông thạo tiếng
Hán – Nôm và tiếng Pháp, cho nên ngài đã giúp thông dịch cho khâm sứ tòa thánh
khi đến Việt Nam lúc bấy giờ.
Cụ thể, ngày
20 tháng 5 năm 1925, Giáo hoàng Piô XI thiết lập Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam
và cử Giám mục Constantino Ayuti làm Khâm sứ đại diện Tòa Thánh. Thầy giảng
Giuse Trịnh Như Khuê được Giám mục Tông Toà Hà Nội Pierre Gendreau Đông đề cử
làm thông ngôn cho Khâm sứ Toà Thánh Ayuti, tháp tùng vị Giám mục này này đi
kinh lược.Trịnh Như Khuê tháp tùng Khâm sứ Tòa Thánh nhiều chuyến đi mục vụ và
rất thông thạo tiếng Pháp, nên hỗ trợ Khâm sứ Ayuti một cách đắc lực. Khâm sứ
Tòa Thánh ngỏ ý gửi thầy giảng Khuê du học Pháp, tuy vậy, ngài đã không nhận.
Ngày 1 tháng 4 năm 1933, thầy
Giuse Trịnh Như Khuê chịu chức linh mục tại Kẻ Sở do Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Hà Nội
(quen gọi là Địa phận Hà Nội) Pierre Gendreau Đông.
Sau khi chịu chức, ngài đảm
nhiệm các vai trò lần lượt là phó xứ Khoan Vĩ. Một năm sau, ngài được thuyên
chuyển về làm Giáo sư Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên và đã dạy học tại chủng viện
này trong vòng 7 năm.
Vào năm 1945, nạn
đói nặng nề đã xảy ra ở miền Bắc Việt Nam, linh mục Như Khuê đã cùng nhiều người
tích cực tham gia các hoạt động cứu đói. Trong thời gian này, ông còn cử hành
nghi thức Rửa tội cho 3.000 người.
Năm 1947, chính xứ giáo xứ
Hàm Long, một giáo xứ lớn của Hà Nội. Ngài thành lập một tổ chức đoàn thể lấy
tên "Đạo binh Đức Mẹ".
Ngày 12 tháng 8 năm 1948,
linh mục Khuê công bố thành lập Legio Mariae Việt Nam, với chỉ 6 hội viên ban đầu.
Ngày 18 tháng 4 năm 1950,
Tòa Thánh loan báo thông tin bổ nhiệm linh mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê, hiện
đang là linh mục chính xứ giáo xứ Hàm Long, làm Giám mục hiệu tòa Synaus, Đại
diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Hà Nội. Giám mục Khuê là vị Giám mục người
Việt thứ 7 của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Với chức vụ Đại diện Tông Tòa Địa
phận Hà Nội. Khẩu hiệu giám mục của ngài : “Hãy theo Thầy” "Sequere
me"
Lễ tấn phong Giám mục cho
Tân Giám mục Đại diện Tông Tòa Hà Nội đã diễn ra vào ngày 15 tháng 8 năm 1950 tại
Nhà thờ Lớn Hà Nội do Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Phát Diệm Tađêô
Lê Hữu Từ chủ phong với hai Giám mục phụ phong là Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc
Chi, Đại diện Tông Toà Hạt Đại diện Tông Tòa Bùi Chu và Giám mục Franciscô
Gomez de Santiago, OP – Đại diện Tông Toà Hạt Đại diện Tông Tòa Hải Phòng. Ngài
có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt nên sau khi tấn phong giám mục,ngài đã
lòng ghép tên Đức mẹ vào sau tên thánh của mình là Giuse Maria.
Thời kỳ giám mục của ngài đầy
biến động, điển hình là đợt di cư vào Nam năm 1954. Ngài đã viết nhiều thư
chung cũng như các thông cáo gửi đến giáo dân. Ngài khuyên các linh mục nên ở lại
để chăm lo cho đoàn chiên. Nhữn linh mục bên cạnh ngài lúc bấy giờ sau này đa số
trở thành giám mục như : Trịnh Văn Căn, Nguyễn Văn Sang, nguyễn Tùng Cương, Lê
Đắc Trọng…
Thư Mục Vụ
Thư chung số 1 của Đức Hồng
Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê ngày 22/7/1950
Thư chung số 2 của Đức Hồng
Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê ngày 08/09/1950
Thư chung số 3 của Đức Hồng
Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê ngày 01/11/1950
Thư chung số 4 của Đức Hồng
Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê ngày 10/3/1951
Thư chung số 5 của Đức Hồng
Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê ngày 19/3/1951
Thư chung số 6 của Đức Hồng
Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê ngày 08/5/1951
Thư chung số 7 của Đức Hồng
Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê ngày 13/6/1951
Thư chung số 8 của Đức Hồng
Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê ngày 19/6/1951
Thư chung số 9 của Đức Hồng
Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê ngày 02/7/1951
Thư chung số 10 của Đức Hồng
Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê ngày 20/9/1951
Thư chung số 11 của Đức Hồng
Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê ngày 18/7/1956.
Ngày 24 tháng 11 năm 1960,
Toà Thánh thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam gồm 03 giáo tỉnh : Hà Nội, Huế, Sài
Gòn. Và thành lập các giáo phận địa phương trực thuộc.
Đức cha Giuse Maria Trịnh
Như Khuê được bổ nhiệm làm TGM tiên khởi cho TGP Hà Nội.
Chưa đầy ba năm sau khi trở
thành Tổng giám mục Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 1963, Tổng Giám mục Trịnh Như
Khuê bất ngờ phong chức Tổng Giám mục phó với quyền kế vị cho linh mục Giuse
Maria Trịnh Văn Căn.
Tuy sức khỏe kém, nhưng Tổng
Giám mục Khuê vẫn tiếp tục điều hành giáo hội tại miền Bắc. Tháng 5 năm 1974, ngài
được Tòa Thánh mời dự Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, nhưng với lý do sức khỏe,
ngài đã cử Tổng Giám mục phó Giuse Maria Trịnh Văn Căn đi thay cùng với linh mục
thư ký Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang tháp tùng.
Ngày 28 tháng 4 năm 1976,
Giáo hoàng Phaolô VI chọn Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê làm Hồng y in pectore. Hồng
y Trịnh Như Khuê là Hồng y đầu tiên của Việt Nam. Nhà thờ hiệu tòa của ngài là
San Francesco di Paola ai Monti.
Ngày 6 tháng 8 năm 1978,
Giáo hoàng Phaolô VI qua đời, ngài sang
Rôma dự tang lễ và với tư cách thành viên trong Hồng y đoàn, tham dự mật nghị Hồng
y bầu Giáo hoàng mới là Giáo hoàng Gioan Phaolô I. Nhưng chưa kịp về lại Việt
Nam, tân Giáo hoàng qua đời. Ngài ở lại Vatican để tiếp tục tham gia mật viện bầu
Giáo hoàng – và lần này là Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 16 tháng 10.
Ngày 25 tháng 11 năm 1978, Hồng
y Khuê về đến Hà Nội. Tối ngày 26 tháng 11,ngài cử hành thánh lễ và chủ sự chầu
Thánh thể ở Nhà thờ Lớn Hà Nội. Tối ngày 27, ngài đột ngột qua đời, hưởng thọ
80 tuổi, sau 28 năm trên cương vị Giám mục và hơn 2 năm với tước vị Hồng y. Câu
nói cuối cùng của ngài trước khi từ giã cõi đời là: Chịu lễ. Cái chết bất ngờ của
vị Hồng y làm rộ lên những nghi vấn, nhưng pháp y khẳng định ngài bị nhồi máu
cơ tim.
Lễ tang của Hồng y Trịnh
Như Khuê được tổ chức vào ngày 30 tháng 11 do Tổng Giám mục kế vị Giuse Maria
Trịnh Văn Căn chủ sự cùng đồng tế với 11 Giám mục, 50 linh mục. Hai vạn giáo
dân đã đến quảng trường Đức Mẹ Hà Nội tiễn đưa.
Ngài được chôn cất trong
lòng Nhà thờ chính tòa Hà Nội. Phần mộ của Ngài đặt ngay dưới chân bậc tam cấp
dẫn lên Cung Thánh, là một viên đá lót sàn rất đơn sơ khắc hai dòng chữ “ĐỨC HỒNG
Y JM TRỊNH NHƯ KHUÊ”. Theo lời kể từ một vị Linh mục trong tòa Tổng Giám mục
cũng như Giáo dân ở đây cho biết, đó chính là ước nguyện của Đức Hồng y. Ngài
mong muốn được chôn cất tại vị trí này, để khi Giáo dân lên rước Thánh Thể, mỗi khi đặt
bước chân lên phần mộ Ngài thì hãy nhớ đến và cầu nguyện cho Ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét