Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Huyền Nhiệm Ơn Gọi – Cha Giuse Bùi Đức Vượng –





Kỷ niệm 5o năm linh mục cha Giuse Bùi Đức Vượng.


Anh Lân có gởi cho tôi lời đề nghị cũng là lời yêu cầu thân  tình và chính đáng sau đây:

“Nhân dịp họp mặt TGTT (THÁNH GIA &THĂNG TIẾN) con xin gợi lên hình ảnh vị khai sáng TT, cha Bùi Đức Vượng. Bài con viết dịp kỷ niệm 50 năm LM của ngài”.
Tôi xin đăng lên trang mục vụ truyền thông của Giáo phận Kontum bài  viết : “HUYỀN NHIỆM ƠN GỌI” của anh Lân, cũng là người con thiêng liêng của Cha Bùi Đức VượngVị Khai Sáng TRƯỜNG TRUNG HỌC THĂNG TIÊN, Giáo xứ PHÚ BỔN ( tỉnh Phú Bổn), nhân Mừng NĂM MƯƠI NĂM linh mục của Ngài, lúc đó tôi có tham dự Ngày Mừng ấm áp này.
Thưa quí thầy, Quí Sơ, Quí cô đã từng dạy các trò tại mái trường Thăng Tiến và các bạn cựu học sinh đã từng ngồi ghế nhà trường thân thương này được dịp ôn lại những con người  đã xây dựng cơ sở học vấn và nền giáo dục quí báu mà có thể nói phần lớn chúng ta đã được thành đạt trong cuộc sống mấy mươi năm đã trôi qua, nay ao ước gặp mặt HỘI NGỘ sắp tới.
XIN KÍNH MỜI
HUYỀN NHIỆM ƠN GỌI
 Vũ mến!
Những ngày này anh đang suy nghĩ về ơn gọi 50 năm Linh mục của bố, và anh thấy không thể không kể em nghe.
Anh nghe vang lên lời thánh vịnh :
 Đường đời nguy khó quạnh hiu
 Vẫn bàn tay Chúa dắt dìu, chở che. TV 22
  Ơn gọi 50 năm của bố đã vận theo mệnh nước nổi trôi, nhưng Chúa luôn dắt dìu chở che.
 Bố sinh ra trong một gia đình đạo đức ở Xá thị, Thái Bình. Thân phụ là ông Giuse Bùi văn Đỗ, yêu thương, nhân hậu nhưng khá nghiêm khắc.
Thân mẫu là bà Maria Phạm thị Ca. Bà rất dịu dàng, yêu thương  và tế nhị. Ông cố mất sớm anh không biết mặt, nhưng bà cố thì anh đã sống rất gần.
Năm 1958 gia đình anh dời về Bảo thị sinh sống, lúc đó nhà bà cố còn ở đầu làng. Có một lần bà thấy trẻ con bọn anh thích tượng Đức mẹ bằng dạ quang bà đã lấy trên bàn thờ xuống cho. Nhưng trước khi cho bà đã cẩn thận rửa sạch lau chùi như mới. Điều đó  nói lên sự tế nhị và lòng tôn trọng kẻ khác, ngay cả khi đó là đứa trẻ, đứa cháu.
Hình ảnh bà cố ở thời điểm đó còn đọng lại trong ký ức anh là : một thiếu phụ áo nâu sồng, đầu đội nón lá, vai mang cuốc và bàn tay xiết chặt tràng chuỗi mân côi. Anh chưa thấy bà to tiếng với con cháu hay người nào bao giờ. Lúc nào bà cũng tươi cười kể cả khi bà buồn khổ hoặc đau đớn. Anh nghe nói đến cuối đời bà đã đọc trọn bộ Kinh thánh 2 lần. Phải chăng chính Lời Chúa nuôi dưỡng bà và bà đã múc được nguồn yêu thương nơi Lời Chúa và Mình Chúa để ban lại cho con cháu.
Anh thấy rõ những ơn lành Chúa ban cho bố, chú Phong, chú Phổ, các cô Tuyết, cô Lê, gia đình cô Hường, và chú Nghĩa qua bà cố. Anh cảm nghiệm thêm được ý nghĩa câu “phúc đức tại mẫu”.
11 tuổi, bố đã xa nhà, làm cậu giúp lễ tận giáo xứ Thanh Châu, rồi dần dần học trường La tinh, Lý đoán (triết học) và Thần học.
Năm 1954 chiến tranh khốc liệt, nhà ông bà cố bị bỏ bom, cháy rụi. Ông cố mất. Sau đó bà cố dẫn bà cụ, chú Phổ và cô Hường theo dân xứ di cư vào Nam. Thử thách về ơn gọi: cha mất, mình là con lớn, trách nhiệm với mẹ và các em…Nhưng thử thách lớn nhất chính là lúc bố học thần học ở Hongkong.Khi nghe tin bà cố ở Việt Nam nghèo túng, phải đi làm vú em kiếm sống, bố đã quyết định xin về Việt Nam vài năm đi làm giúp gia đình.
Nhưng Chúa quan phòng đã hướng dẫn để bố không phải gián đoạn việc học hành và tu đức.
Thế rồi năm 1958 bố về Việt nam và chịu chức linh mục. Dâng lễ mở tay tại giáo xứ Mẫu Tâm, do cha già cố Micae Hoàng Đức Tụng trông coi, tại Long Phước Thôn – một hòn đảo trên sông Đồng nai. Đây cũng là cái nôi của tu hội Đức Mẹ Thánh Thể – tiền thân của hội dòng Nữ Tỳ Thánh Thể Việt Nam.
Sau đó bố về giáo xứ Bảo Thị, Xuân Lộc, Long Khánh dâng lễ tạ ơn.
Nghỉ ngơi và dâng lễ tạ ơn một thời gian ngắn, sau đó bố lên truyền giáo tại giáo phận Kontum.
Trước tiên bố được sai về dinh điền Sùng Lễ, cách Pleiku chừng 50 cây số. Ngày bố đi nhận xứ, có một người tài xế laí xe chở đi. Xe jeep đi từ sáng đến chiều mới tới nơi. Đến Sùng Lễ, hỏi thăm chẳng mấy ai biết nhà thờ ở đâu. Sau cùng có một người đàn bà, có lẽ có đạo, nói biết, và bà ta đã dẫn đến nơi.
Khó có thể gọi đó là nhà thờ, thực sự đó chỉ là một căn chòi tranh mới được dựng lên. Đầu chái được nới ra và được dùng  làm nơi ở cho cha xứ mới và người giúp. Giường ngủ đơn giản là một chiếc chõng tre, ngang cỡ 0,80m.
Đêm đó trời đổ mưa, mái tranh thưa, không đủ  chắn được giòng nước mưa xối xả. Gió cao nguyên lạnh giá rít gào. Đêm đó, cha con mải lo che chắn và chống đỡ căn chòi xiêu vẹo, cuối cùng chòi sập, phải đi ở nhờ một gian trường học.
Anh chợt nhớ đến những lễ nhậm chức ở các giáo xứ dưới này: cha xứ mới có cả ngàn người đón, hằng trăm người đưa, có cờ quạt, biểu ngữ, kèn trống, có các cha quản hạt, các cha đồng tế, có diễn văn, vòng hoa, lẵng hoa chúc mừng.
Năm 1960, cha Bảo được điều đến thay thế và bố được Đức cha Paul Seitz, giám  mục  Kontum đưa về dạy tại chủng viện thừa sai Kontum.
Hè 1962 bố về Bảo thị thăm bà cố, anh được giới thiệu với bố  và được bố đưa về chủng viện học. Năm đó anh 11 tuổi, học hết lớp năm tiểu học. Anh biết Kontum từ dạo đó.
Năm 1963 cha quản lý địa phận, cha Jacques về Pháp nghỉ, bố được đưa  sang làm quản lý địa phận.
Năm 1964 bố được sai về Phú Bổn. Tỉnh Phú Bổn mới được thành lập năm 1962, tỉnh giáp giới Pleiku, Tuy Hòa và Daklak. Tỉnh rộng lớn chỉ có 2 cha pháp, cha Jacques Dournes phụ trách người Jơrai ở làng Bon Majơng và cha Radelet phụ trách người kinh tại giáo xứ Phú Bổn, thị xã Hậu Bổn. Do tình hình phát triển, giáo xứ cần một cha Việt nam và bố đã được sai đi khai phá.
Người ta gọi đây là Cheo Reo. Anh nghĩ có lẽ lúc đầu là Cheo Leo, sau được nói trại thành Cheo Reo. Anh nhớ ngày bố về xứ mới, chính bố lái xe landrover, có cha Trần ngọc Quỳnh và cha Trần thái Hiệp (2 cha cùng dạy tại chủng viện Kontum) và anh đi theo. Từ Kontum về Pleiku hơn 40 cây số, từ Pleiku về Phú Bổn chừng 100 cây số, qua 3 ngọn đèo, đường khó khăn hiểm trở, phải đi từ sáng đến chiều. Cha Radelet sau đó đi coi xứ ở Thuần Mẫn, một quận khác trong tỉnh Phú Bổn. Nhưng năm sau chiến tranh thiêu rụi nhà thờ và nhà xứ của cha, giáo dân tan tác, cha về chủng viện dạy học. Cả tỉnh Phú Bổn còn một mình bố trông coi tất cả người kinh.
Phú Bổn là một thung lũng, có giòng sông Ayun Pa, chung quanh là núi. Đất cát cằn cỗi. Nhớ khi bố mới về xứ, cả khu nhà thờ, nhà xứ là một ngọn đồi trọc, toàn sỏi đá. Chỉ có ít cây mắc cỡ đỏ lơ thơ, làm  đồ ăn cho mấy chú dê của người Jơrai làng bên. Bố con cố gắng mãi mới trồng được mấy cây trứng cá trước nhà và một cây dừa phía sau gần giếng nước. Những cây khác như mít, xoài đều bị dê phá hết. Mùa hè nóng khủng khiếp, có những năm nhiệt độ lên đến 40, 410C, anh nhớ những mặt bàn gỗ dầu đều bong lên, rịn dầu ra. Ngày đó người ta cũng xài tiền cắc rồi. Bố thường góp những đồng lẻ lại, thỉnh thoảng trưa hè nóng bức, bố con lại được thưởng thức càrem cây của  những người bán dạo.
Có những kỳ hè có cả cô Hường, cô Hảo (quê Sùng Lễ, được bố giới thệu đi nhà dòng), bác Thịnh, bác Thượng cũng về chơi. Hè 1965 cả bà cố cũng lên chơi một tháng. Sau đó cố và anh về Saigon. Về tới Bình Long, đường giao thông  bị cắt, cả đoàn xe  mấy trăm chiếc phải nằm lại. Dân làng ở đó nấu cháo đem ra bán, lúc đầu 5 đồng một tô, dần dần lên 10, 20 đồng. May mà sau một tuần đường giao thông giải  tỏa mới về được Sài gòn. Từ đó về sau, quốc lộ 13 đó bị gián đoạn, từ Sài gòn muốn lên cao nguyên phải vòng ra Nha trang, lên Daklak, đường dài ra khoảng 200 cây số.
Địa bàn giáo xứ rộng, các giáo họ gần nhất cách khoảng 4-5 cây số như Quý Đức, Tín Lập, cách 15-20 cây số có Thuần Mẫn, Phú Thiện, xa nhất có Phú Túc, Phú Cần, khoảng 50-60 cây số. Bố còn phải đảm trách các quân nhân công giáo tại các tiền đồn nữa. Công tác mục vụ khá vất vả. Lần lượt có các cha phó: Nguyển văn Tri,Đinh hữu Lộc, Nguyễn hoa Viên và Đinh văn Thám giúp.
Cha Phạm Thiên Trường Khai mạc buổi Văn Nghệ  (Noel 1974):
“MAI HOA CÔNG CHÚA”


Tại thị xã, bố đã mở trường trung học tư thục: Trường Thăng Tiến – tư thục nhưng lại miễn phí. Đầu tiên do cha Nguyễn Hoa Viên làm hiệu trưởng với sự cộng tác của các thày IC – Tận Hiến của cha Việt Anh. Về sau có các thày của giáo phận. Năm 1973 thày Đỗ Viết Đại (sau làm Linh mục tại giáo phận Xuân Lộc) giúp xứ, làm giám học, dưới  thời cha Phạm Thiên Trường làm cha xứ, cha Nguyễn Hoàng  Sơn làm  hiệu trưởng. Năm sau, 1974 anh về giúp xứ thay thày Đại, có các thày Nguyễn Văn Ngô, Bùi Phương Hạc, Nguyễn Đức Ngọc, Nguyễn văn Lượng và cả bok thày Quý nữa.
Bố còn mở thư viện và ký túc xá cho các nam sinh Jơrai.(Nữ sinh đã có ký túc xá của các xơ  Saint Paul –tỉnh dòng Đà Nẵng). Các thày phải đến các buôn làng chiêu mộ học sinh. Các em hỏi: “Anh tao đi lính có tiền, tao đi học có tiền không?” Về học rồi, lâu lâu “nhớ rừng” lại về làng uống rượu. Bắt tội các thày lại phải đi tìm.
Năm 2003 anh lên giáo xứ Thăng Thiên dự đám tang cha Hoàng Văn Quy, người gốc Hội Am và bà con của anh. Đang loay hoay ở nhà thờ, anh nghe một người nói “chào thày”. Anh giật mình quay lai. Một phụ nữ Jơrai nói : thày còn nhớ em không? Em là H’Ut học trò Thăng Tiến trước. Anh trả lời: À, H’Ut  lớp 8 năm 1974. Anh hỏi cô ấy giờ làm nghề gì. Cô ấy nói là trông cháu cho 2 con cô ấy dạy hoc, chồng cô ấy chết rồi.
Chắc hẳn những hạt giống văn hóa, tri  thức bố và những công trình giáo dục của bố gieo vãi, đã trổ sinh được 30, 60 và 100.
Năm 1972 bố rời Phú Bổn để đi Bỉ du học.
Năm 1974 bố về làm bề trên chủng viện Kontum ở Đàlat ( nhà  Sohier, bên bờ hồ Xuân Hương) gồm 4 lớp lớn, thay cha Trần Thanh Chung (sau làm Giám mục phó ).
Sau 30/4/1975 Đức cha Seitz gọi bố về tòa giám mục Kontum lập Đại chủng viện, như chủ trương chung của các giáo phận miền Nam lúc đó, vì các Đại chủng viện giáo tỉnh đóng cửa.
Tháng 6 /1976 bố bị bắt đi cải tạo. Cuộc bố ráp như một cuộc hành quân lớn, có công an, bộ đội, có súng AK, có lựu đạn, có cả B40. Sáng đó dân phố điều bọn anh đi lao động nông trường. Họ bắt trói bố, để ngồi trên xe có 2 công an kè 2 bên.
Lúc đó cha Đỗ Hiệu gạt bộ đội ra, đến gần bố. Họ ngăn chặn ngài, nhưng ngài hỏi: “Các anh có trái tim không? Cha bề trên làm việc với chúng tôi, các anh có bắt ngài cũng phải cho chúng tôi gặp ngài chứ”.
 Hôm đó ở Pleiku, cha Trần Sơn Nam cũng bị bắt. Cha Nam là cựu sĩ quan, thời đó các thày đại chủng viện cũng phải đi quân dịch.
 Đêm trước hôm bố bị bắt, Đức cha Phạm văn Lộc (lúc này đã làm giám mục chính tòa thay Đức cha Seitz, bị trục xuất về Pháp) hôm đó đang bệnh, tay đang vào nước biển cũng họp với ban giám đốc và ban đại diện chủng sinh ngay trong phòng khách của đức cha. Ban giám đốc có bố, cha Đông, cha Hiệu. Ban đại diện gồm có anh-trưởng ban, anh Phát- phó ban, anh Bẩy – tổ trưởng dân phố (sau làm linh mục coi xứ Đức An ) và anh Toàn – quản lý. Đức cha cho biết có tin ngày mai họ sẽ bao vây tòa giám mục + đại chủng viện và bắt một số cha. Đức cha nói, nếu họ chỉ bắt đức cha, chủng viện vẫn học. Nếu họ bắt các cha mà không giải tán chủng viện, vẫn cứ học như thường, lớp trên dạy lớp dưới.Bầu khí buổi họp nặng nề, bố ngồi trầm ngâm hút thuốc, bọn anh  rụt rè, ngơ ngác nhìn nhau, lặng thinh, gần như nín thở như sợ ai đó rình rập đâu đây. Cha Nguyễn Vân Đông, quản lý cũng đã cho anh Toàn biết tình hình tài chính của chủng viện.
Nhưng rồi diễn tiến không như đức cha dự kiến. Họ chỉ bắt mình bố. Sau đó mấy ngày, đại diện tỉnh vào gặp gỡ các cha và các chủng sinh. Họ nói chủng viện đã xin phép cho các chủng sinh về nghỉ hè. Họ đang cứu xét giải quyết.
Kỳ thực sau đó một thời gian, họ làm giấy trả các chủng sinh về địa phương. Thế là chỉ còn một vài chủng sinh quê Kontum và Pleiku là ở lại giáo phận thôi.
Tuần đầu tiên, sau khi bị bắt, bố bị nhốt trong một cái conex ( một loại thùng sắt của quân đội Mỹ để chứa đạn dược và hàng hóa, mỗi chiều gần 2m). Ban ngày thì nóng hơn một cái lò, ban đêm thì lạnh cóng, nhất lại là mùa mưa cao nguyên.
Mọi sinh hoạt đều ở trong cái khuôn vuông đó: đứng, ngồi, nằm, ngủ, ăn uống, đại, tiểu tiện…Và vì thế, theo lời bố thì ở đây “hương thơm ngào ngạt”. Sau đó bố bị nhốt một năm trong phòng tối.
Không biết bố bắt đầu hút thuốc từ khi nào, nhưng anh biết bố rất ghiền thuốc lá. Thời kỳ còn ở Phú Bổn, có lúc bố đã định bỏ hút và lên kế hoạch, một bên hộc bàn để thuốc lá, bên kia để kẹo chewing gum. Hút bớt đi, bù lại sẽ nhai chewing gum cho đỡ nhớ thuốc. Cuối tháng tính sổ lại. Kẹo cũng hết mà thuốc cũng hết, tốn cả 2 đàng. Bố đành bỏ kế hoạch.
Sau nhiều ngày tháng lo lắng bị bắt, bị tù. Nay bố không còn sợ bị bắt nữa vì đang bị giam rồi, nên bố bình thản hơn.
Lúc bố bị nhốt trong một lớp học mà có lẽ trước đó đã nhốt nhiều người khác, bằng chứng là có nhiều mẩu thuốc rê dính trên tường. Dân “Nẩu” (người Bình Định) có thói quen hút thuốc rê, còn đuôi thuốc dư , thì dính đâu đó trên tường. Khi bị bắt, trong túi bố chỉ có cỗ tràng hạt mân côi và cái quẹt zippo.
Thuốc không có, bố bèn lượm tất cả những đuôi thuốc rê kia, gỡ ra, dồn lại, lấy một mảnh giấy báo cũ cuốn lại thành một điếu xì gà lớn và bố nằm gác chân tự thưởng cho mình  những giây phút thư giãn sau những ngày căng thẳng, để xem “con tạo xoay vần đến đâu”.
Sau này, khi về giúp các dì ở Bình Đa -Tam hiệp. Những khi bố nghỉ bệnh ở nhà dòng, những lúc bố cảm sốt hoặc ho, bác sĩ thường khuyên giảm thuốc. Các dì cũng nhắc nhở bố hạn chế. Lúc đầu bố chưa trả lời, về sau các dì nhắc mãi, bố gắt: “có phải trẻ con đâu”. Anh thì anh bảo các dì: Khi nào bố không thèm hút nữa mới đáng lo.
Khổ hình Thập giá, nỗi ô nhục của con người, nơi Đức Ki tô lại là ơn cứu độ trần gian. Những trò độc ác, hận thù, nham hiểm suốt 12 năm đã trở thành nguồn hồng phúc tuyệt vời cho bố.
Con người tưởng mình sung túc, giờ đói khát triền miên, cơm chẳng bao giờ no.
Con người tưởng mình lượt là, giờ áo không đủ che thân, nói gì đến mặc ấm.
Con người tưởng mình giàu có, lúc này không đồng xu dính túi.
Con người tưởng mình xinh đẹp duyên dáng, giờ này thân tàn ma dại.
Con người tưởng mình rảnh rang, giờ đây từng ngày dầm mưa, dãi nắng.
Con người tưởng mình mạnh mẽ, giờ đây là những ngày ốm yếu, bệnh tật.
Con người tưởng mình quyền quí, lúc này “được liệt vào hạng phạm nhân”.
Con người tưởng mình uy quyền, giờ đây phải  vâng phục mọi mệnh lệnh vô lý.
Con người tưởng mình nhà cao cửa rộng, giờ là thước mấy vuông lán trại.
Con người tưởng mình xe cộ xênh xang, giờ chỉ lê bước trên sỏi đá, gai góc.
Con người tưởng mình nhàn hạ, giờ là những ngày biệt giam, hầm tối.
Con người tưởng mình tự do, giờ nhất cử nhất động đều bị canh chừng giám sát.
 Không biết người Do thái còn hình phạt nào ghê gớm hơn đòn vọt và tử hình thập giá không. Họ tưởng đã tận diệt được Đức Giêsu. Nhưng họ đã lầm:
“Thày đã thắng tử thần, thày đã thắng thế gian”.
Xem phim hình sự hoặc đọc thông tin trên báo, mình thấy có những phạm nhân đã té xỉu ngay trên vành móng ngựa, khi nghe tuyên án 5 năm, 7 năm tù. Nhưng 12 năm với bao nhục hình, gian khổ, biệt giam, đói khát, rét mướt không đè bẹp được một con người nhỏ con, trầm mặc như bố. Ngược lại họ đã đóng góp vào việc “nommer le directeur –guide”( bổ nhiệm vị Linh hướng-chỉ đạo)- Lời Sr Catherine Perko bề trên tổng quyền  SSS – cho các chị Nữ tỳ Thánh thể Việt nam tương lai.
Chúa đã dạy bố “tìm Chúa chứ không tìm việc Chúa” (lời Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận).
Chính trong ngục tù, bố và các cha cải tạo khác đã giữ vững niềm tin của mình cũng như của nhiều người khác vào Chúa. Đã giúp nhiều người chưa biết Chúa  có niềm tin nơi Chúa. Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận còn kể trong một nhà tù cộng sản, ở ngay thủ đô một nước cộng sản, mỗi sáng có một người công an, đảng viên cao cấp cộng sản, cầu xin Chúa Thánh Thần bằng kinh Veni, Creator Spiritus bằng cung điệu latinh  truyền thống của Giáo Hội Công giáo.
Chính trong tù ngục, biệt giam đó, bố đã liên kết chặt chẽ với Chúa và bố đã chiến thắng.
    ” Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki tô? Phải chăng là gian truân , khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?
Nhưng trong mọi thử thách, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta”.
                                                                                         Rm 8,35.37
Khổ đau, tủi nhục có thể vùi dập ta xuống vực thẳm, nhưng cũng có thể nâng ta lên tới Thiên Chúa. Gian nan, bất hạnh  có thể đẩy ta đến bất mãn, điên dại và sự chết nhưng cũng tạo nên nhiều bậc anh hùng, thánh nhân.
Thiên Chúa đã thanh luyện từng tế bào để bố trở thành “hiến lễ tinh tuyền”.
Chợt nhìn lại 12 năm khổ sai, tưởng như đó là trò đùa cợt của “con tạo”, chuyện ác tâm của con người. Nhưng đôi lúc anh tự hỏi nếu không có 12 năm thanh luyện đó liệu Chúa có trao  sứ vụ trọng đại về sau cho bố không. Thiên Chúa quan phòng luôn hướng dẫn lịch sử con người cách tài tình qua chính ngay những trò lừa lọc, ác tâm, tội lỗi của con người, như Chúa đã chọn Gia cóp thay Esau, hay như Chúa chọn Salômôn làm vua. Chúa không chấp nhận sự dữ. Chúa đã biến những hậu quả của sự dữ nên ích lợi cho con người.
 Giả như sau 30/4/1975 bố xuống tàu ra đi. Điều này có thể xảy ra và theo anh, cũng chẳng có gì sai trái, vì chính Chúa Giêsu cũng đã dạy : “Khi người ta bắt bớ chúng con ở thành này, hãy trốn sang thành khác” Mt 10,23.Nhất  nữa bố lại ở vào trường hợp có nguy cơ tù tội cao. Không biết trường hợp đó, tu hội Đức Mẹ Thánh Thể sẽ ra sao? Hội dòng Nữ Tỳ Thánh Thể có hiện diện ở Việt Nam không? Các dì Nữ Tỳ Thánh Thể hôm nay sẽ ở đâu?
Anh nhớ lời một vị thánh nào đó đã nói: Tout ce qui s’élève, élève le monde.Tất cả những gì vươn lên đều nâng cả thế giới lên. Nếu như bố đã không vươn lên những hy sinh, gian khó, phó thác kia, thì bao nhiêu người đã chẳng được nâng lên.
Anh tin chắc qua 12 năm thanh luyện, Chúa đã tạo cho bố “một quả tim mới”. Một quả tim chia sẻ, hiểu biết thân phận con người hơn. Một quả tim cảm thông  và yêu mến người nghèo khó, bé nhỏ và yếu đuối hơn. Đó là trái tim mục tử, trái tim người cha, cần thiết cho sứ vụ trọng đại về sau.
Năm 1988, sau khi ra trại, bố phải về Sài gòn. Chính trong hoàn cảnh đó Chúa đã trao cho bố một sứ vụ trọng đại khác: Xây dựng dòng Nữ Tỳ Thánh Thể Việt Nam.
Đang miên man suy nghĩ về ơn gọi trọng đại đó, anh tình cờ gặp được mấy vần thơ này:
Khi cần một người cha cho dân mình, Chúa đã chọn một ông lão.
Khi cần một lãnh tụ cho dân , Chúa đã chọn một bạn trẻ, con út trong nhà.
Khi cần người làm nền móng xây dựng Giáo Hội,Chúa đã chọn một kẻ chối Chúa.
Khi cần một người truyền đạo, Chúa đã gọi một người bắt đạo.
 Bài thơ chỉ trích dẫn đến đó. Anh muốn viết thêm:
Khi chọn cho con Chúa một người Mẹ, Chúa đã chọn một trinh nữ “không hề biết đến người nam”.
Khi muốn đặt nền móng cho một dòng nữ, dòng Nữ Tỳ Thánh Thể Việt Nam, Chúa đã chọn một linh mục thừa sai chỉ miệt mài việc truyền giáo và huấn luyện chủng sinh, một linh mục, hơn 12 năm cặm cụi với luống mì, nương khoai trong trại cải tạo.
Không biết khi Chúa trao Tu hội Đức Mẹ Thánh Thể cho bố,  qua cha già cố và Đức Giám Mục Xuân Lộc, bố có thưa như Đức Maria : “Việc ấy xảy đến thế nào được vì con chẳng biết đến nữ tu”?
Nhưng rồi Chúa đã chọn, Chúa đã xếp đặt và “không có gì mà Thiên Chúa không thực hiện được”.
Nhìn lại 50 năm Linh mục: cộng tất cả những năm bố coi xứ, làm quản lý địa phận, du học, dạy ở tiểu chủng viện, làm giám đốc trung chủng viện và đại chủng viện  mới có 18 năm. Có thể nói 32 năm còn lại : 12 năm thanh luyện và 20 năm sau đó đã dành hết cho hội dòng Nữ Tỳ Thánh Thể.
Trước đó, có lẽ chẳng có ai, kể cả bố, biết được đường lối này của Chúa.
Không thể nào nói hết những khó khăn ban đầu khi tu hội còn là “dòng chẳng ra dòng, bè chẳng ra bè”. Bố phải nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo hiến pháp của các dòng khác. Bố phải liên hệ, gặp gỡ, bàn bạc với dòng Nữ Tỳ Thánh Thể Roma, phải làm sao thuyết phục để họ chấp nhận mình…nhất là trong bối cảnh nhà nước nghi ngờ người công giáo, e dè người nước ngoài.
Anh chỉ muốn nói đến những hoạt động dễ thấy để nhận ra sự phát triển của hội dòng. Mới hội nhập hơn 10 năm, hội dòng đã có mặt tại 5 giáo phận với các cơ sở tu luyện và giáo dục khang trang, tiện nghi, thuận lợi : nhà trẻ, trường khiếm thính, trường thiểu năng, nhà tĩnh tâm…Tại giáo phận Xuân Lộc có trụ sở tỉnh dòng tại Bình Đa, Biên Hòa trong cộng đoàn Bình Đa. Ngoài ra còn 5 cộng đoàn khác: Bình Hải, Tân Cang, Tân Bình, Hiền Hòa và Kim Thượng (Gia Kiệm). Tại Giáo phận Bà Rịa-Vũng Tàu có cộng đoàn Chu Hải.Tại giáo phận thành phố Hồ Chí Minh có cộng đoàn Hoàng Mai. Trên cao nguyên, tại giáo phận Ban Mê Thuật có một cộng đoàn, tại giáo phận Kontum có một cộng đoàn tại Pleiku.
Ở hải ngoại, các dì cũng có mặt tại 4 quốc gia để làm việc hoặc học tập. Ở Canada có 1 dì trong Ban Tổng Cố Vấn và 3 dì đi học.Ở Pháp có 5 dì vừa làm việc vừa học tập. Ở Mỹ có 2 dì.Ở Châu Phi có 1 dì đi truyền giáo.
Hàng năm đều có những lớp tập, lớp khấn mới mỗi năm một đông hơn được đào tạo căn bản hơn về nhiều phương diện.
Hằng ngày, hằng giờ các dì thay phiên nhau chầu bên Thánh Thể để tạ ơn để cầu nguyện.
Chỉ sau hơn 10 năm hội nhập, dòng đã từ Miền Dòng được nâng lên Tỉnh Dòng vào cuối năm 2007. Trong dịp này, Miền Dòng Philipines cũng lên Tỉnh Dòng, sau 50 năm  hội nhập.
Công việc của Hội Dòng  mỗi ngày một phát triển .
Năm 1998 bác Thịnh, bác Thượng, thấy bố hay đau yếu , sợ Chúa không ban 50 năm cho bố nên tính “ăn non”, ăn chắc, cùng các dì mừng 40 năm Linh mục của bố cách đơn sơ thân mật trong vòng gia đình. Năm đó có cả cô Tuyết và cháu út từ Canada về dự. Nhưng năm nay Chúa ban 50 năm hồng phúc cho bố.
Nhìn lại 50 năm Linh Mục của bố, ta chỉ còn biết nói:
Thực là huyền nhiệm ơn gọi.
Xin muôn đời tạ ơn Thiên Chúa.
Hãy hiệp lời tri ân và cầu nguyện nhiều cho bố trong dịp trọng đại này nhe Vũ.
                                                                            Nguyễn Đức Lân

tình và chính đáng sau đây:
“Nhân dịp họp mặt TGTT (THÁNH GIA &THĂNG TIẾN) con xin gợi lên hình ảnh vị khai sáng TT, cha Bùi Đức Vượng. Bài con viết dịp kỷ niệm 50 năm LM của ngài”.
Tôi xin đăng lên trang mục vụ truyền thông của Giáo phận Kontum bài  viết : “HUYỀN NHIỆM ƠN GỌI” của anh Lân, cũng là người con thiêng liêng của Cha Bùi Đức VượngVị Khai Sáng TRƯỜNG TRUNG HỌC THĂNG TIÊN, Giáo xứ PHÚ BỔN ( tỉnh Phú Bổn), nhân Mừng NĂM MƯƠI NĂM linh mục của Ngài, lúc đó tôi có tham dự Ngày Mừng ấm áp này.
Thưa quí thầy, Quí Sơ, Quí cô đã từng dạy các trò tại mái trường Thăng Tiến và các bạn cựu học sinh đã từng ngồi ghế nhà trường thân thương này được dịp ôn lại những con người  đã xây dựng cơ sở học vấn và nền giáo dục quí báu mà có thể nói phần lớn chúng ta đã được thành đạt trong cuộc sống mấy mươi năm đã trôi qua, nay ao ước gặp mặt HỘI NGỘ sắp tới.
XIN KÍNH MỜI
HUYỀN NHIỆM ƠN GỌI
 Vũ mến!
Những ngày này anh đang suy nghĩ về ơn gọi 50 năm Linh mục của bố, và anh thấy không thể không kể em nghe.
Anh nghe vang lên lời thánh vịnh :
 Đường đời nguy khó quạnh hiu
 Vẫn bàn tay Chúa dắt dìu, chở che. TV 22
  Ơn gọi 50 năm của bố đã vận theo mệnh nước nổi trôi, nhưng Chúa luôn dắt dìu chở che.
 Bố sinh ra trong một gia đình đạo đức ở Xá thị, Thái Bình. Thân phụ là ông Giuse Bùi văn Đỗ, yêu thương, nhân hậu nhưng khá nghiêm khắc.
Thân mẫu là bà Maria Phạm thị Ca. Bà rất dịu dàng, yêu thương  và tế nhị. Ông cố mất sớm anh không biết mặt, nhưng bà cố thì anh đã sống rất gần.
Năm 1958 gia đình anh dời về Bảo thị sinh sống, lúc đó nhà bà cố còn ở đầu làng. Có một lần bà thấy trẻ con bọn anh thích tượng Đức mẹ bằng dạ quang bà đã lấy trên bàn thờ xuống cho. Nhưng trước khi cho bà đã cẩn thận rửa sạch lau chùi như mới. Điều đó  nói lên sự tế nhị và lòng tôn trọng kẻ khác, ngay cả khi đó là đứa trẻ, đứa cháu.
Hình ảnh bà cố ở thời điểm đó còn đọng lại trong ký ức anh là : một thiếu phụ áo nâu sồng, đầu đội nón lá, vai mang cuốc và bàn tay xiết chặt tràng chuỗi mân côi. Anh chưa thấy bà to tiếng với con cháu hay người nào bao giờ. Lúc nào bà cũng tươi cười kể cả khi bà buồn khổ hoặc đau đớn. Anh nghe nói đến cuối đời bà đã đọc trọn bộ Kinh thánh 2 lần. Phải chăng chính Lời Chúa nuôi dưỡng bà và bà đã múc được nguồn yêu thương nơi Lời Chúa và Mình Chúa để ban lại cho con cháu.
Anh thấy rõ những ơn lành Chúa ban cho bố, chú Phong, chú Phổ, các cô Tuyết, cô Lê, gia đình cô Hường, và chú Nghĩa qua bà cố. Anh cảm nghiệm thêm được ý nghĩa câu “phúc đức tại mẫu”.
11 tuổi, bố đã xa nhà, làm cậu giúp lễ tận giáo xứ Thanh Châu, rồi dần dần học trường La tinh, Lý đoán (triết học) và Thần học.
Năm 1954 chiến tranh khốc liệt, nhà ông bà cố bị bỏ bom, cháy rụi. Ông cố mất. Sau đó bà cố dẫn bà cụ, chú Phổ và cô Hường theo dân xứ di cư vào Nam. Thử thách về ơn gọi: cha mất, mình là con lớn, trách nhiệm với mẹ và các em…Nhưng thử thách lớn nhất chính là lúc bố học thần học ở Hongkong.Khi nghe tin bà cố ở Việt Nam nghèo túng, phải đi làm vú em kiếm sống, bố đã quyết định xin về Việt Nam vài năm đi làm giúp gia đình.
Nhưng Chúa quan phòng đã hướng dẫn để bố không phải gián đoạn việc học hành và tu đức.
Thế rồi năm 1958 bố về Việt nam và chịu chức linh mục. Dâng lễ mở tay tại giáo xứ Mẫu Tâm, do cha già cố Micae Hoàng Đức Tụng trông coi, tại Long Phước Thôn – một hòn đảo trên sông Đồng nai. Đây cũng là cái nôi của tu hội Đức Mẹ Thánh Thể – tiền thân của hội dòng Nữ Tỳ Thánh Thể Việt Nam.
Sau đó bố về giáo xứ Bảo Thị, Xuân Lộc, Long Khánh dâng lễ tạ ơn.
Nghỉ ngơi và dâng lễ tạ ơn một thời gian ngắn, sau đó bố lên truyền giáo tại giáo phận Kontum.
Trước tiên bố được sai về dinh điền Sùng Lễ, cách Pleiku chừng 50 cây số. Ngày bố đi nhận xứ, có một người tài xế laí xe chở đi. Xe jeep đi từ sáng đến chiều mới tới nơi. Đến Sùng Lễ, hỏi thăm chẳng mấy ai biết nhà thờ ở đâu. Sau cùng có một người đàn bà, có lẽ có đạo, nói biết, và bà ta đã dẫn đến nơi.
Khó có thể gọi đó là nhà thờ, thực sự đó chỉ là một căn chòi tranh mới được dựng lên. Đầu chái được nới ra và được dùng  làm nơi ở cho cha xứ mới và người giúp. Giường ngủ đơn giản là một chiếc chõng tre, ngang cỡ 0,80m.
Đêm đó trời đổ mưa, mái tranh thưa, không đủ  chắn được giòng nước mưa xối xả. Gió cao nguyên lạnh giá rít gào. Đêm đó, cha con mải lo che chắn và chống đỡ căn chòi xiêu vẹo, cuối cùng chòi sập, phải đi ở nhờ một gian trường học.
Anh chợt nhớ đến những lễ nhậm chức ở các giáo xứ dưới này: cha xứ mới có cả ngàn người đón, hằng trăm người đưa, có cờ quạt, biểu ngữ, kèn trống, có các cha quản hạt, các cha đồng tế, có diễn văn, vòng hoa, lẵng hoa chúc mừng.
Năm 1960, cha Bảo được điều đến thay thế và bố được Đức cha Paul Seitz, giám  mục  Kontum đưa về dạy tại chủng viện thừa sai Kontum.
Hè 1962 bố về Bảo thị thăm bà cố, anh được giới thiệu với bố  và được bố đưa về chủng viện học. Năm đó anh 11 tuổi, học hết lớp năm tiểu học. Anh biết Kontum từ dạo đó.
Năm 1963 cha quản lý địa phận, cha Jacques về Pháp nghỉ, bố được đưa  sang làm quản lý địa phận.
Năm 1964 bố được sai về Phú Bổn. Tỉnh Phú Bổn mới được thành lập năm 1962, tỉnh giáp giới Pleiku, Tuy Hòa và Daklak. Tỉnh rộng lớn chỉ có 2 cha pháp, cha Jacques Dournes phụ trách người Jơrai ở làng Bon Majơng và cha Radelet phụ trách người kinh tại giáo xứ Phú Bổn, thị xã Hậu Bổn. Do tình hình phát triển, giáo xứ cần một cha Việt nam và bố đã được sai đi khai phá.
Người ta gọi đây là Cheo Reo. Anh nghĩ có lẽ lúc đầu là Cheo Leo, sau được nói trại thành Cheo Reo. Anh nhớ ngày bố về xứ mới, chính bố lái xe landrover, có cha Trần ngọc Quỳnh và cha Trần thái Hiệp (2 cha cùng dạy tại chủng viện Kontum) và anh đi theo. Từ Kontum về Pleiku hơn 40 cây số, từ Pleiku về Phú Bổn chừng 100 cây số, qua 3 ngọn đèo, đường khó khăn hiểm trở, phải đi từ sáng đến chiều. Cha Radelet sau đó đi coi xứ ở Thuần Mẫn, một quận khác trong tỉnh Phú Bổn. Nhưng năm sau chiến tranh thiêu rụi nhà thờ và nhà xứ của cha, giáo dân tan tác, cha về chủng viện dạy học. Cả tỉnh Phú Bổn còn một mình bố trông coi tất cả người kinh.
Phú Bổn là một thung lũng, có giòng sông Ayun Pa, chung quanh là núi. Đất cát cằn cỗi. Nhớ khi bố mới về xứ, cả khu nhà thờ, nhà xứ là một ngọn đồi trọc, toàn sỏi đá. Chỉ có ít cây mắc cỡ đỏ lơ thơ, làm  đồ ăn cho mấy chú dê của người Jơrai làng bên. Bố con cố gắng mãi mới trồng được mấy cây trứng cá trước nhà và một cây dừa phía sau gần giếng nước. Những cây khác như mít, xoài đều bị dê phá hết. Mùa hè nóng khủng khiếp, có những năm nhiệt độ lên đến 40, 410C, anh nhớ những mặt bàn gỗ dầu đều bong lên, rịn dầu ra. Ngày đó người ta cũng xài tiền cắc rồi. Bố thường góp những đồng lẻ lại, thỉnh thoảng trưa hè nóng bức, bố con lại được thưởng thức càrem cây của  những người bán dạo.
Có những kỳ hè có cả cô Hường, cô Hảo (quê Sùng Lễ, được bố giới thệu đi nhà dòng), bác Thịnh, bác Thượng cũng về chơi. Hè 1965 cả bà cố cũng lên chơi một tháng. Sau đó cố và anh về Saigon. Về tới Bình Long, đường giao thông  bị cắt, cả đoàn xe  mấy trăm chiếc phải nằm lại. Dân làng ở đó nấu cháo đem ra bán, lúc đầu 5 đồng một tô, dần dần lên 10, 20 đồng. May mà sau một tuần đường giao thông giải  tỏa mới về được Sài gòn. Từ đó về sau, quốc lộ 13 đó bị gián đoạn, từ Sài gòn muốn lên cao nguyên phải vòng ra Nha trang, lên Daklak, đường dài ra khoảng 200 cây số.
Địa bàn giáo xứ rộng, các giáo họ gần nhất cách khoảng 4-5 cây số như Quý Đức, Tín Lập, cách 15-20 cây số có Thuần Mẫn, Phú Thiện, xa nhất có Phú Túc, Phú Cần, khoảng 50-60 cây số. Bố còn phải đảm trách các quân nhân công giáo tại các tiền đồn nữa. Công tác mục vụ khá vất vả. Lần lượt có các cha phó: Nguyển văn Tri,Đinh hữu Lộc, Nguyễn hoa Viên và Đinh văn Thám giúp.
Cha Phạm Thiên Trường Khai mạc buổi Văn Nghệ  (Noel 1974):
“MAI HOA CÔNG CHÚA”
Tại thị xã, bố đã mở trường trung học tư thục: Trường Thăng Tiến – tư thục nhưng lại miễn phí. Đầu tiên do cha Nguyễn Hoa Viên làm hiệu trưởng với sự cộng tác của các thày IC – Tận Hiến của cha Việt Anh. Về sau có các thày của giáo phận. Năm 1973 thày Đỗ Viết Đại (sau làm Linh mục tại giáo phận Xuân Lộc) giúp xứ, làm giám học, dưới  thời cha Phạm Thiên Trường làm cha xứ, cha Nguyễn Hoàng  Sơn làm  hiệu trưởng. Năm sau, 1974 anh về giúp xứ thay thày Đại, có các thày Nguyễn Văn Ngô, Bùi Phương Hạc, Nguyễn Đức Ngọc, Nguyễn văn Lượng và cả bok thày Quý nữa.
Bố còn mở thư viện và ký túc xá cho các nam sinh Jơrai.(Nữ sinh đã có ký túc xá của các xơ  Saint Paul –tỉnh dòng Đà Nẵng). Các thày phải đến các buôn làng chiêu mộ học sinh. Các em hỏi: “Anh tao đi lính có tiền, tao đi học có tiền không?” Về học rồi, lâu lâu “nhớ rừng” lại về làng uống rượu. Bắt tội các thày lại phải đi tìm.
Năm 2003 anh lên giáo xứ Thăng Thiên dự đám tang cha Hoàng Văn Quy, người gốc Hội Am và bà con của anh. Đang loay hoay ở nhà thờ, anh nghe một người nói “chào thày”. Anh giật mình quay lai. Một phụ nữ Jơrai nói : thày còn nhớ em không? Em là H’Ut học trò Thăng Tiến trước. Anh trả lời: À, H’Ut  lớp 8 năm 1974. Anh hỏi cô ấy giờ làm nghề gì. Cô ấy nói là trông cháu cho 2 con cô ấy dạy hoc, chồng cô ấy chết rồi.
Chắc hẳn những hạt giống văn hóa, tri  thức bố và những công trình giáo dục của bố gieo vãi, đã trổ sinh được 30, 60 và 100.
Năm 1972 bố rời Phú Bổn để đi Bỉ du học.
Năm 1974 bố về làm bề trên chủng viện Kontum ở Đàlat ( nhà  Sohier, bên bờ hồ Xuân Hương) gồm 4 lớp lớn, thay cha Trần Thanh Chung (sau làm Giám mục phó ).
Sau 30/4/1975 Đức cha Seitz gọi bố về tòa giám mục Kontum lập Đại chủng viện, như chủ trương chung của các giáo phận miền Nam lúc đó, vì các Đại chủng viện giáo tỉnh đóng cửa.
Tháng 6 /1976 bố bị bắt đi cải tạo. Cuộc bố ráp như một cuộc hành quân lớn, có công an, bộ đội, có súng AK, có lựu đạn, có cả B40. Sáng đó dân phố điều bọn anh đi lao động nông trường. Họ bắt trói bố, để ngồi trên xe có 2 công an kè 2 bên.
Lúc đó cha Đỗ Hiệu gạt bộ đội ra, đến gần bố. Họ ngăn chặn ngài, nhưng ngài hỏi: “Các anh có trái tim không? Cha bề trên làm việc với chúng tôi, các anh có bắt ngài cũng phải cho chúng tôi gặp ngài chứ”.
 Hôm đó ở Pleiku, cha Trần Sơn Nam cũng bị bắt. Cha Nam là cựu sĩ quan, thời đó các thày đại chủng viện cũng phải đi quân dịch.
 Đêm trước hôm bố bị bắt, Đức cha Phạm văn Lộc (lúc này đã làm giám mục chính tòa thay Đức cha Seitz, bị trục xuất về Pháp) hôm đó đang bệnh, tay đang vào nước biển cũng họp với ban giám đốc và ban đại diện chủng sinh ngay trong phòng khách của đức cha. Ban giám đốc có bố, cha Đông, cha Hiệu. Ban đại diện gồm có anh-trưởng ban, anh Phát- phó ban, anh Bẩy – tổ trưởng dân phố (sau làm linh mục coi xứ Đức An ) và anh Toàn – quản lý. Đức cha cho biết có tin ngày mai họ sẽ bao vây tòa giám mục + đại chủng viện và bắt một số cha. Đức cha nói, nếu họ chỉ bắt đức cha, chủng viện vẫn học. Nếu họ bắt các cha mà không giải tán chủng viện, vẫn cứ học như thường, lớp trên dạy lớp dưới.Bầu khí buổi họp nặng nề, bố ngồi trầm ngâm hút thuốc, bọn anh  rụt rè, ngơ ngác nhìn nhau, lặng thinh, gần như nín thở như sợ ai đó rình rập đâu đây. Cha Nguyễn Vân Đông, quản lý cũng đã cho anh Toàn biết tình hình tài chính của chủng viện.
Nhưng rồi diễn tiến không như đức cha dự kiến. Họ chỉ bắt mình bố. Sau đó mấy ngày, đại diện tỉnh vào gặp gỡ các cha và các chủng sinh. Họ nói chủng viện đã xin phép cho các chủng sinh về nghỉ hè. Họ đang cứu xét giải quyết.
Kỳ thực sau đó một thời gian, họ làm giấy trả các chủng sinh về địa phương. Thế là chỉ còn một vài chủng sinh quê Kontum và Pleiku là ở lại giáo phận thôi.
Tuần đầu tiên, sau khi bị bắt, bố bị nhốt trong một cái conex ( một loại thùng sắt của quân đội Mỹ để chứa đạn dược và hàng hóa, mỗi chiều gần 2m). Ban ngày thì nóng hơn một cái lò, ban đêm thì lạnh cóng, nhất lại là mùa mưa cao nguyên.
Mọi sinh hoạt đều ở trong cái khuôn vuông đó: đứng, ngồi, nằm, ngủ, ăn uống, đại, tiểu tiện…Và vì thế, theo lời bố thì ở đây “hương thơm ngào ngạt”. Sau đó bố bị nhốt một năm trong phòng tối.
Không biết bố bắt đầu hút thuốc từ khi nào, nhưng anh biết bố rất ghiền thuốc lá. Thời kỳ còn ở Phú Bổn, có lúc bố đã định bỏ hút và lên kế hoạch, một bên hộc bàn để thuốc lá, bên kia để kẹo chewing gum. Hút bớt đi, bù lại sẽ nhai chewing gum cho đỡ nhớ thuốc. Cuối tháng tính sổ lại. Kẹo cũng hết mà thuốc cũng hết, tốn cả 2 đàng. Bố đành bỏ kế hoạch.
Sau nhiều ngày tháng lo lắng bị bắt, bị tù. Nay bố không còn sợ bị bắt nữa vì đang bị giam rồi, nên bố bình thản hơn.
Lúc bố bị nhốt trong một lớp học mà có lẽ trước đó đã nhốt nhiều người khác, bằng chứng là có nhiều mẩu thuốc rê dính trên tường. Dân “Nẩu” (người Bình Định) có thói quen hút thuốc rê, còn đuôi thuốc dư , thì dính đâu đó trên tường. Khi bị bắt, trong túi bố chỉ có cỗ tràng hạt mân côi và cái quẹt zippo.
Thuốc không có, bố bèn lượm tất cả những đuôi thuốc rê kia, gỡ ra, dồn lại, lấy một mảnh giấy báo cũ cuốn lại thành một điếu xì gà lớn và bố nằm gác chân tự thưởng cho mình  những giây phút thư giãn sau những ngày căng thẳng, để xem “con tạo xoay vần đến đâu”.
Sau này, khi về giúp các dì ở Bình Đa -Tam hiệp. Những khi bố nghỉ bệnh ở nhà dòng, những lúc bố cảm sốt hoặc ho, bác sĩ thường khuyên giảm thuốc. Các dì cũng nhắc nhở bố hạn chế. Lúc đầu bố chưa trả lời, về sau các dì nhắc mãi, bố gắt: “có phải trẻ con đâu”. Anh thì anh bảo các dì: Khi nào bố không thèm hút nữa mới đáng lo.
Khổ hình Thập giá, nỗi ô nhục của con người, nơi Đức Ki tô lại là ơn cứu độ trần gian. Những trò độc ác, hận thù, nham hiểm suốt 12 năm đã trở thành nguồn hồng phúc tuyệt vời cho bố.
Con người tưởng mình sung túc, giờ đói khát triền miên, cơm chẳng bao giờ no.
Con người tưởng mình lượt là, giờ áo không đủ che thân, nói gì đến mặc ấm.
Con người tưởng mình giàu có, lúc này không đồng xu dính túi.
Con người tưởng mình xinh đẹp duyên dáng, giờ này thân tàn ma dại.
Con người tưởng mình rảnh rang, giờ đây từng ngày dầm mưa, dãi nắng.
Con người tưởng mình mạnh mẽ, giờ đây là những ngày ốm yếu, bệnh tật.
Con người tưởng mình quyền quí, lúc này “được liệt vào hạng phạm nhân”.
Con người tưởng mình uy quyền, giờ đây phải  vâng phục mọi mệnh lệnh vô lý.
Con người tưởng mình nhà cao cửa rộng, giờ là thước mấy vuông lán trại.
Con người tưởng mình xe cộ xênh xang, giờ chỉ lê bước trên sỏi đá, gai góc.
Con người tưởng mình nhàn hạ, giờ là những ngày biệt giam, hầm tối.
Con người tưởng mình tự do, giờ nhất cử nhất động đều bị canh chừng giám sát.
 Không biết người Do thái còn hình phạt nào ghê gớm hơn đòn vọt và tử hình thập giá không. Họ tưởng đã tận diệt được Đức Giêsu. Nhưng họ đã lầm:
“Thày đã thắng tử thần, thày đã thắng thế gian”.
Xem phim hình sự hoặc đọc thông tin trên báo, mình thấy có những phạm nhân đã té xỉu ngay trên vành móng ngựa, khi nghe tuyên án 5 năm, 7 năm tù. Nhưng 12 năm với bao nhục hình, gian khổ, biệt giam, đói khát, rét mướt không đè bẹp được một con người nhỏ con, trầm mặc như bố. Ngược lại họ đã đóng góp vào việc “nommer le directeur –guide”( bổ nhiệm vị Linh hướng-chỉ đạo)- Lời Sr Catherine Perko bề trên tổng quyền  SSS – cho các chị Nữ tỳ Thánh thể Việt nam tương lai.
Chúa đã dạy bố “tìm Chúa chứ không tìm việc Chúa” (lời Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận).
Chính trong ngục tù, bố và các cha cải tạo khác đã giữ vững niềm tin của mình cũng như của nhiều người khác vào Chúa. Đã giúp nhiều người chưa biết Chúa  có niềm tin nơi Chúa. Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận còn kể trong một nhà tù cộng sản, ở ngay thủ đô một nước cộng sản, mỗi sáng có một người công an, đảng viên cao cấp cộng sản, cầu xin Chúa Thánh Thần bằng kinh Veni, Creator Spiritus bằng cung điệu latinh  truyền thống của Giáo Hội Công giáo.
Chính trong tù ngục, biệt giam đó, bố đã liên kết chặt chẽ với Chúa và bố đã chiến thắng.
    ” Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki tô? Phải chăng là gian truân , khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?
Nhưng trong mọi thử thách, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta”.
                                                                                         Rm 8,35.37
Khổ đau, tủi nhục có thể vùi dập ta xuống vực thẳm, nhưng cũng có thể nâng ta lên tới Thiên Chúa. Gian nan, bất hạnh  có thể đẩy ta đến bất mãn, điên dại và sự chết nhưng cũng tạo nên nhiều bậc anh hùng, thánh nhân.
Thiên Chúa đã thanh luyện từng tế bào để bố trở thành “hiến lễ tinh tuyền”.
Chợt nhìn lại 12 năm khổ sai, tưởng như đó là trò đùa cợt của “con tạo”, chuyện ác tâm của con người. Nhưng đôi lúc anh tự hỏi nếu không có 12 năm thanh luyện đó liệu Chúa có trao  sứ vụ trọng đại về sau cho bố không. Thiên Chúa quan phòng luôn hướng dẫn lịch sử con người cách tài tình qua chính ngay những trò lừa lọc, ác tâm, tội lỗi của con người, như Chúa đã chọn Gia cóp thay Esau, hay như Chúa chọn Salômôn làm vua. Chúa không chấp nhận sự dữ. Chúa đã biến những hậu quả của sự dữ nên ích lợi cho con người.
 Giả như sau 30/4/1975 bố xuống tàu ra đi. Điều này có thể xảy ra và theo anh, cũng chẳng có gì sai trái, vì chính Chúa Giêsu cũng đã dạy : “Khi người ta bắt bớ chúng con ở thành này, hãy trốn sang thành khác” Mt 10,23.Nhất  nữa bố lại ở vào trường hợp có nguy cơ tù tội cao. Không biết trường hợp đó, tu hội Đức Mẹ Thánh Thể sẽ ra sao? Hội dòng Nữ Tỳ Thánh Thể có hiện diện ở Việt Nam không? Các dì Nữ Tỳ Thánh Thể hôm nay sẽ ở đâu?
Anh nhớ lời một vị thánh nào đó đã nói: Tout ce qui s’élève, élève le monde.Tất cả những gì vươn lên đều nâng cả thế giới lên. Nếu như bố đã không vươn lên những hy sinh, gian khó, phó thác kia, thì bao nhiêu người đã chẳng được nâng lên.
Anh tin chắc qua 12 năm thanh luyện, Chúa đã tạo cho bố “một quả tim mới”. Một quả tim chia sẻ, hiểu biết thân phận con người hơn. Một quả tim cảm thông  và yêu mến người nghèo khó, bé nhỏ và yếu đuối hơn. Đó là trái tim mục tử, trái tim người cha, cần thiết cho sứ vụ trọng đại về sau.
Năm 1988, sau khi ra trại, bố phải về Sài gòn. Chính trong hoàn cảnh đó Chúa đã trao cho bố một sứ vụ trọng đại khác: Xây dựng dòng Nữ Tỳ Thánh Thể Việt Nam.
Đang miên man suy nghĩ về ơn gọi trọng đại đó, anh tình cờ gặp được mấy vần thơ này:
Khi cần một người cha cho dân mình, Chúa đã chọn một ông lão.
Khi cần một lãnh tụ cho dân , Chúa đã chọn một bạn trẻ, con út trong nhà.
Khi cần người làm nền móng xây dựng Giáo Hội,Chúa đã chọn một kẻ chối Chúa.
Khi cần một người truyền đạo, Chúa đã gọi một người bắt đạo.
 Bài thơ chỉ trích dẫn đến đó. Anh muốn viết thêm:
Khi chọn cho con Chúa một người Mẹ, Chúa đã chọn một trinh nữ “không hề biết đến người nam”.
Khi muốn đặt nền móng cho một dòng nữ, dòng Nữ Tỳ Thánh Thể Việt Nam, Chúa đã chọn một linh mục thừa sai chỉ miệt mài việc truyền giáo và huấn luyện chủng sinh, một linh mục, hơn 12 năm cặm cụi với luống mì, nương khoai trong trại cải tạo.
Không biết khi Chúa trao Tu hội Đức Mẹ Thánh Thể cho bố,  qua cha già cố và Đức Giám Mục Xuân Lộc, bố có thưa như Đức Maria : “Việc ấy xảy đến thế nào được vì con chẳng biết đến nữ tu”?
Nhưng rồi Chúa đã chọn, Chúa đã xếp đặt và “không có gì mà Thiên Chúa không thực hiện được”.
Nhìn lại 50 năm Linh mục: cộng tất cả những năm bố coi xứ, làm quản lý địa phận, du học, dạy ở tiểu chủng viện, làm giám đốc trung chủng viện và đại chủng viện  mới có 18 năm. Có thể nói 32 năm còn lại : 12 năm thanh luyện và 20 năm sau đó đã dành hết cho hội dòng Nữ Tỳ Thánh Thể.
Trước đó, có lẽ chẳng có ai, kể cả bố, biết được đường lối này của Chúa.
Không thể nào nói hết những khó khăn ban đầu khi tu hội còn là “dòng chẳng ra dòng, bè chẳng ra bè”. Bố phải nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo hiến pháp của các dòng khác. Bố phải liên hệ, gặp gỡ, bàn bạc với dòng Nữ Tỳ Thánh Thể Roma, phải làm sao thuyết phục để họ chấp nhận mình…nhất là trong bối cảnh nhà nước nghi ngờ người công giáo, e dè người nước ngoài.
Anh chỉ muốn nói đến những hoạt động dễ thấy để nhận ra sự phát triển của hội dòng. Mới hội nhập hơn 10 năm, hội dòng đã có mặt tại 5 giáo phận với các cơ sở tu luyện và giáo dục khang trang, tiện nghi, thuận lợi : nhà trẻ, trường khiếm thính, trường thiểu năng, nhà tĩnh tâm…Tại giáo phận Xuân Lộc có trụ sở tỉnh dòng tại Bình Đa, Biên Hòa trong cộng đoàn Bình Đa. Ngoài ra còn 5 cộng đoàn khác: Bình Hải, Tân Cang, Tân Bình, Hiền Hòa và Kim Thượng (Gia Kiệm). Tại Giáo phận Bà Rịa-Vũng Tàu có cộng đoàn Chu Hải.Tại giáo phận thành phố Hồ Chí Minh có cộng đoàn Hoàng Mai. Trên cao nguyên, tại giáo phận Ban Mê Thuật có một cộng đoàn, tại giáo phận Kontum có một cộng đoàn tại Pleiku.
Ở hải ngoại, các dì cũng có mặt tại 4 quốc gia để làm việc hoặc học tập. Ở Canada có 1 dì trong Ban Tổng Cố Vấn và 3 dì đi học.Ở Pháp có 5 dì vừa làm việc vừa học tập. Ở Mỹ có 2 dì.Ở Châu Phi có 1 dì đi truyền giáo.
Hàng năm đều có những lớp tập, lớp khấn mới mỗi năm một đông hơn được đào tạo căn bản hơn về nhiều phương diện.
Hằng ngày, hằng giờ các dì thay phiên nhau chầu bên Thánh Thể để tạ ơn để cầu nguyện.
Chỉ sau hơn 10 năm hội nhập, dòng đã từ Miền Dòng được nâng lên Tỉnh Dòng vào cuối năm 2007. Trong dịp này, Miền Dòng Philipines cũng lên Tỉnh Dòng, sau 50 năm  hội nhập.
Công việc của Hội Dòng  mỗi ngày một phát triển .
Năm 1998 bác Thịnh, bác Thượng, thấy bố hay đau yếu , sợ Chúa không ban 50 năm cho bố nên tính “ăn non”, ăn chắc, cùng các dì mừng 40 năm Linh mục của bố cách đơn sơ thân mật trong vòng gia đình. Năm đó có cả cô Tuyết và cháu út từ Canada về dự. Nhưng năm nay Chúa ban 50 năm hồng phúc cho bố.
Nhìn lại 50 năm Linh Mục của bố, ta chỉ còn biết nói:
Thực là huyền nhiệm ơn gọi.
Xin muôn đời tạ ơn Thiên Chúa.
Hãy hiệp lời tri ân và cầu nguyện nhiều cho bố trong dịp trọng đại này nhe Vũ.
                                                                            Nguyễn Đức Lân



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét