Tôi, Phạm-Bá-Việt,cựu chủng sinh Kontum, sinh ngày 25 tháng 7 năm 1925, tại giáo họ lẽ Tân Thành, thuộc Giáo Xứ Gò Thị, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Thuở lên 5, tôi mắc phải một bệnh nan y, chạy chữa đủ thuốc, đủ cách theo thời đó, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, lại càng ngày càng thêm trầm trọng. Ba má tôi cầu khấn Thiên Chúa và Mẹ Maria, hứa dâng đứa con mình cho Người sau khi lành bệnh. Sau lời khấn hứa, bệnh tự nhiên bớt dần và cảm tạ Chúa, bệnh đã dứt hẳn sau không đầy một năm. Lời cầu xin đã được tọai nguyện. Năm 1938, tôi được nhận vào trường Probatorium của địa phận Kontum (sau nầy là tiểu chủng viện thừa sai Kontum) và vào lớp 8 (huitìème). Học ở lớp 8 được hai tháng, tôi được nhà trường đề bạt lên lớp 7 (septìeme), lớp nhập học năm 1937 và vì thế, tôi coi mình là CVK 37. Lúc đó, trường có 4 lớp, với khỏang 120 chủng sinh:
· Lớp huitìeme 1938
· Lớp Septìeme 1937
· Lớp Sixìeme 1936
· Lớp Cinquìeme 1935
Tôi muốn kể tên tất cả chủng sinh của 4 lớp, nhưng thời gian hơn 60 năm đã làm quên đi khá nhiều tên, tuổi hoặc có những khuôn mặt hãy còn nhớ rõ nhiều nét,mà tên thì lại không làm sao nhớ được. Vì thế, tôi chỉ có thể nêu ra khỏang một nửa trong số các chủng sinh những lớp đầu tiên và những năm đầu tiên ấy. Xin nhắc lại: địa phận Kontum được chính thức thành lập năm 1932, tách từ địa phận mẹ Qui-Nhơn. Ngay sau khi thành lập, Đức Cha Jeannin đã cho tiến hành xây chủng viện, mất gần 3 năm mới hòan tất để có thể đón các lớp chủng sinh đầu tiên vào năm 1935. Trong thời gian ba năm ấy, các chủng sinh được gửi theo học tại địa phận Qui-Nhơn. Vậy, các chủng sinh của 4 Lớp Đầu Tiên ấy là:
LỚP 8 (1938)
|
Di Linh
|
2. Hạnh
|
Pháp
|
3. Phán
|
Nhà Đá, Bình Định
|
4. Chánh
|
Đạ An, Bình Định
|
5. Danh
|
Ñaïi An, Bình Định
|
6. Đề
|
USA
|
7. Niệm
|
USA
|
8. Quế
|
USA
|
9. Hân
|
Kontum
|
10. Sách
|
Miền Tây
|
11. Ánh
|
Tấn Tài, P.Rang
|
12. Đông
|
Banmêthuột
|
13. Nam
|
Sài gòn
|
14. Lê
|
Ninh Hòa
|
15. Nghi
|
Qui-Nhơn
|
16. Trường
|
Pleiku
|
17. Thông
|
Gò Vấp,Sàigòn
|
18. Trinh
|
LM (chết)
|
19. Hườn
|
Qui Nhơn
|
20. Chung
|
Giám Mục KT
|
* vì tôn trọng nguyên bản, cho nên không ghi tên thánh, họ và tên đệm
LỚP 7 (1937)
21. Binh
|
Nhatrang
|
22. Báu
|
Nước ngòai
|
23. Hiển
|
Thanh Đa,Sài gòn
|
24. Dung
|
USA
|
25. Lãnh
|
Phù Mỹ,Bình Định
|
26. Thanh
|
LM, Sài gòn
|
27. Sửa
|
Nhatrang(chết)
|
28. Thông
|
USA
|
29. Việt
|
Hộ Diêm, P.Rang
|
30. Vi
|
Tân Hội, P.Rang (c)
|
31. Thưởng
|
Đại An, Bình Định
|
32. Hương
|
Hà Dừa,Nha Trang (chết)
|
33. Trung
|
Mằng Lăng,Phú Yên
|
34. Ái
|
Đại An,Bình Định
|
35. Nhơn
|
Quảng Nam
|
36. Đăng (Lân)
|
USA
|
37. Đáo
|
Kontum
|
38. Đề
|
Nhà Đá, Bình Định
|
39. Ngôn
|
Phù Mỹ, Bình Định
|
40. Bảy
|
Kỳ Bông, Bình Định
|
41. Sanh
|
Xòai, Bình Định
|
LỚP 6 (1936)
|
Quảng Nam
|
| |
2. Đăng
|
Nước ngòai
|
3. Thường
|
Nước ngòai
|
4. Tri
|
LM, Nhatrang ( c )
|
5. Tấn
|
Nhatrang
|
6. Viết
|
USA
|
7. Chiểu
|
Thủ Đức
|
8. Thứ
|
Đăktô
|
9. Triết
|
Bình Định
|
10. Nhiễu
|
Pleiku
|
11. Phán
|
Qui-Nhơn
|
12. Phán
|
Qui-Nhơn
|
LỚP 5 (1935)
1. Linh
|
LM (Lào)
|
2. Ngữ
|
Hàlan,Đăklăk
|
3. Văn
|
LM (Úc)
|
4. Lê
|
LM (chết)
|
5. Nên
|
LM.Kontum
|
6. Triều
|
Banmêthuột
|
7. Yến
|
Kontum
|
8. Hòang
|
LM,Kontum
|
9. Đường
|
LM,Kontum
|
NHÂN SỰ THỜI KỲ 1938 – 1945
• Bề trên: Cố Jean Baptiste Décrouilles
• Quản Lý: Thầy Điện
• Surveillant : Thầy Đệ và Thầy Diên
• Linh hướng: Cố Nghị
• Giáo sư:
Cố Crétin
|
Pháp + Lý+Hóa
| |
Cố Curien
|
Tóan
|
Lớp Seconde + Premìere
|
Frère Ambroise
|
Pháp + Tóan
|
Lớp troisìeme + quatrìeme
|
Frère Gaston
|
Nhạc + Sử+ Địa
|
Lớp quatrìeme
|
Frère Irénée
|
Pháp
|
Lớp Cinquìeme + lớp sixìeme
|
Frère Jules
|
Pháp
|
Lớp Cinquìeme + lớp sixìeme
|
Thầy Lộc (GM)
|
Pháp
|
Lớp premiere
|
Thầy Lý
|
Pháp
|
Lớp Seconde + lớp Troisìeme
|
Thầy Rậu
|
Latin
| |
Thầy Ánh LM
|
Latin
| |
Thầy Diên
|
Việt+Hán
| |
Thầy Đệ
|
Doctrine(giáo lý)
|
Thời kỳ nầy, chủng viện chia làm hai,lấy Nhà Nguyện làm ranh giới:
• Bên trái nhà nguyện là các lớp từ Huitième tới Cinquième
• Bên phải nhà nguyện là các lớp từ quatrième đến première
Vị trí nhà chủng viện, nếu nhìn trực diện, thì không thấy thay đổi gì, nhưng nhìn toàn diện thì có khá nhiều đổi thay.Trước kia, phía dưới các lớp học của trường dành cho các môn thể thao như bóng bàn, bóng đá nhỏ; trước chủng viện là 2 sân bóng đá dành cho chủng sinh lớn giải trí, tập dượt và thi đấu giao hữu giữa các lớp trong ngày lễ. Đồng thời, mỗi chiều Chúa-nhật hay lễ trọng, các chủng sinh trong y phục áo dài trắng, quần đen, xuất trại đi bách bộ (promenade) hoặc tham quan thăm viếng một làng dân tộc, dưới sự hướng dẫn của thầy giám thị, hoặc vào rừng săn bắt cheo.
Phía sau chủng viện là nhà cơm, kế tiếp là nhà các Dì phước Mến Thánh Giá và đệ tử phụ trách ẩm thực cho các Cha, các Thầy và tòan thể chủng sinh. Các cơ sở nầy không còn nữa, nhường chổ cho phòng Đức Cha, các Cha, nhà ăn và nhà kho mọc lên chi chít. Nhìn thẳng ra phía trước cổng trưởng, là một con đường đất chạy thẳng tắp đến trường Yao-Phu Cuénot. Phía trong là giáo xứ Tân Hương; phía ngòai là giáo xứ Phường Nghĩa. Giáo dân thưa thớt. Con người chất phác, đơn sơ và ngoan đạo, rất kính trọng các Cha, các thầy và cả các chủng sinh nữa. Trước trường, nên phải và bên trái đường thẳng sang trường Yao-Phu Cuenot là hai nghĩa trang. Đường phố chật hẹp, xe cộ ít oi; đường đất rải đá, chứ chưa có đường bêtông rải nhựa như ngày nay. Đất rừng chiếm hết ¾ diện tích tự nhiên (**). Đa số dân tộc ở đây là người Banahr. Địa phận Kontum dưới quyền lãnh đạo của Đức Cha Phước (Jeannin) và một số linh mục rất ít: khỏang 5 hay 7 Cha thừa sai và 5 hay 6 Cha người Việt ở các địa phận khác đưa về, cùng với mấy linh mục người dân tộc.Với một giáo phận rộng lớn, mà số linh mục quá ít, nên cậy nhờ rất nhiều vào các Yao-Phu. So sánh hai đường lối và hai phương cách truyền giáo tuy có khác nhau, nhưng đồng quy một mẫu số chung là đem tình yêu Chúa Giêsu đến cho mọi dân tộc đất cao nguyên.
** TLL xin dừng một chút nơi đây, để giải thích: Hè năm 2000, CVK-NT tổ chức Hành Hương Về Nguồn, trong đó có Phạm-Bá-Việt là thủ-chỉ. Nhìn lại cảnh tiểu chủng viện sau bao biến cố bể dâu, với nhiều thay đổi từ sau 1975, cho nên Anh Phạm-Bá-Việt hồi tưởng lại cảnh trí và con người của những năm đầu, khi địa phận mới thành lập và chủng viện Kontum mới có những lớp học đầu tiên:
Dấu xưa xe ngựa,hồn thu thảo
Đền cũ lâu đài,bóng tịch dương
(Thăng-Long-thành hòai cổ Bà Huyện Thanh-Quan)
Thời gian lặng lẽ trôi qua. Đến năm 1945, lớp tôi mãn tiểu chủng viện, tất cả 11 anh em và chia tay nhau mỗi người một nơi, lãnh nhiệm vụ khác. Tôi được đưa về địa phận Qui-Nhơn cùng với những anh quê Bình Định. Tôi nhận lệnh đi giúp xứ ở giáo xứ Vĩnh Thạnh, Lạc Điền và giáo xứ Bầu Gốc, Quãng Ngãi. Vào khỏang năm 1950, trong một dịp hiếm có, tôi cùng mấy thầy ở chủng viện Làng Sông (Qui-Nhơn) được đưa vào Nhatrang. Đức Cha Piquet (Lợi) đến đón nhận các thầy ở chủng viện Làng Sông (Qui Nhơn); còn tôi thì bơ vơ ở đất khách quê người, không bà con, không tiền bạc, gia tài lúc đó chỉ là bộ đồ đang mặc trong người. Tôi năm tại Trại tiếp cư Nha trang, đang nằm suy nghĩ,cảm tạ Chúa vì tất cả đều có Chúa Quan-Phòng, thì bỗng đâu anh Hạnh dưới tôi một lớp, hiện nay là giáo sư trường đại học Pháp, đến thăm tôi, chia sẽ ngọt bùi và cho tôi một bộ đồ, một cái mũ và 1.200 đồng (tiền Đông-Dương, giá trị cao hơn cả đồng quan của mẫu quốc Pháp. Lúc ấy, giá một trăm kílô gạo là 8 đồng – TLL). Mừng quá, tôi lên xe vào Hộ Diêm, Phanrang. Tôi viết thư cho Bề Trên Kontum, nhưng không được tọai nguyện. Tôi vào Phanrang làm đơn xin dạy học. Giờ nầy có công ăn việc làm nuôi bản thân. Sau mấy tháng, có người bạn giới thiệu,tôi về Đàlạt dạy trường Sainte Marie, cũng là dịp trau dồi thêm tri thức. Vào năm 1954, tôi bị động viên vào trường hạ-sĩ-quan, rồi về trường sĩ quan Đàlạt, về sư đòan 23. Được đưa di học lớp Anh-Văn do Hội Việt-Mỹ tổ chức tại 32, Cao Thắng, Sàigòn. Thời gian ở quân đội đầy gian nan hiểm nguy, nhưng Chúa và Mẹ gìn giữ tôi luôn an tòan trước phong ba bão tố của cuộc đời. Giờ đây về sum họp với anh em CVK, vui buồn sướng khổ tan đi, lập lại cuộc đời cuối cùng của một chủng sinh thừa sai Kontum.
NGƯỜI BẠN ĐỜI.
Khi tôi còn đang dạy ở trường Sainte-Marie, Đàlạt, thì có người viết thư giới thiệu và làm mai cho tôi cô Trần Thị Đàn, vừa mới học hộ sinh ở Đàlạt về, mà tôi cũng đã gặp gỡ đôi ba lần. Tôi nhất trí và việc xây dựng gia đình bắt đầu. Một thân một mình, không cha, không mẹ, không anh chị, đơn thương độc mã, một mình tự biên tự diễn: đăng ký, nộp tờ rao… Trở về Đàlạt dạy. Rao 2 tuần, 3 tuần, rồi tuần thứ tư, đến lần thứ năm, tôi vẫn chưa về được. Nhưng rồi trong tuần thứ 5 nầy, tôi về làm phép tại nhà thờ Hộ Diêm. Bạn bè Việt-Pháp cũng về dự lễ cưới của tôi, tuy không lớn, nhưng cũng nói lên được tình nghĩa, bà con lối xóm. Sống với nhau 46 năm trời và có 8 mặt con, 5 trai và 3 gái***. Vui có, buồn có, sướng khổ có đủ. Vợ chồng đang sống hạnh phúc trong cảnh nghèo, thì Chúa đã gọi người bạn trăm năm của tôi vào ngày 14 tháng 11 năm 1999.
Cuộc sống lại cô đơn!
Viết xong ngày 2 tháng 7 năm 2003.
*** Hai con gái của Anh Phạm-Bá-Việt đều đi tu Dòng Trinh Vương (Đà Nẵng) là Soeur Cúc –Hoa và Sr Mai-Linh (nay tu tại gia).
Một chi-tiết thú vị: TS Phạm Hùng-Sơn gọi Anh Phạm Bá-Việt là chú họ,vì Ông Nội của TS Hùng Sơn là bào-huynh của thân phụ Anh Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét