Bài Ca Hiệp Nhất Xin click vào "Đọc thêm" trước khi nghe.
ÐK. Xin hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Xin hiệp nhất chúng con như Ngài liên kết với Cha. Xin giải thoát chúng con xa điều bât hòa chia rẽ. Xin kết liên muôn người trong lòng mến Chúa Cha muôn đời.
1. Vì Ngài được sai đến, để tìm chiên khắp nơi xa xôi. Vì rằng Cha sai đến, đến đưa về đàn chiên duy nhất. Thì này nguyện xin Chúa, hãy thương ban Thánh Linh của Ngài. Hiệp nhất chúng con trong Chúa.
2. Người người mọi dân nước cũng là con của Cha trên trời. Ðược Ngài thương cứu vớt bởi một lần hy sinh khổ giá. Thì này nguyện xin Chúa, hãy thương ban Thánh Linh của Ngài. Hiệp nhất chúng con trong Chúa.
3. Tựa ngàn hạt lúa miến xay thành nên bánh thơm ngon lành. Tựa ngàn chùm nho chín, ép nên thành rượu nho tinh khiết. Thì này nguyện xin Chúa, hãy thương ban Thánh Linh của Ngài. Hiệp nhất chúng con trong Chúa.
CỬ HÀNH TUẦN ĐẠI KẾT TẠI CÁC CỘNG ĐOÀN VÀ GIÁO XỨ
Lm:Thành Tâm
ÐK. Xin hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Xin hiệp nhất chúng con như Ngài liên kết với Cha. Xin giải thoát chúng con xa điều bât hòa chia rẽ. Xin kết liên muôn người trong lòng mến Chúa Cha muôn đời.
1. Vì Ngài được sai đến, để tìm chiên khắp nơi xa xôi. Vì rằng Cha sai đến, đến đưa về đàn chiên duy nhất. Thì này nguyện xin Chúa, hãy thương ban Thánh Linh của Ngài. Hiệp nhất chúng con trong Chúa.
2. Người người mọi dân nước cũng là con của Cha trên trời. Ðược Ngài thương cứu vớt bởi một lần hy sinh khổ giá. Thì này nguyện xin Chúa, hãy thương ban Thánh Linh của Ngài. Hiệp nhất chúng con trong Chúa.
3. Tựa ngàn hạt lúa miến xay thành nên bánh thơm ngon lành. Tựa ngàn chùm nho chín, ép nên thành rượu nho tinh khiết. Thì này nguyện xin Chúa, hãy thương ban Thánh Linh của Ngài. Hiệp nhất chúng con trong Chúa.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ ĐẠI KẾT CHO NĂM 2016
Chủ đề được chọn trong Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu năm 2016 này, gợi hứng từ thư thứ nhất của thánh Phêrô Tông Đồ, chương 2 câu 9: “Được mời gọi để loan báo những kỳ công của Thiên Chúa”
BẢN THÁNH KINH CHO NĂM 2016: 1 Pr 2,9-10
Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền. Xưa anh em chưa phải là một dân, nay anh em đã là dân của Thiên Chúa; xưa anh em chưa được hưởng lòng thương xót, nay anh em đã được xót thương.
1. Lời mời gọi trở nên dân của Chúa
Thánh Phêrô, trong lá thư đầy nhiệt huyết của mình, đã nhắc nhớ Giáo hội sơ khai rằng trong cuộc tìm kiếm của họ về ý nghĩa trước khi gặp gỡ Tin Mừng, họ không phải là một dân. Nhưng nhờ biết lắng nghe lời kêu gọi để trở thành giống nòi được Thiên Chúa tuyển chọn và đón nhận quyền năng cứu độ của Thiên Chúa nơi Đức Kitô, họ đã trở thành dân của Chúa. Thực tại này được diễn tả trong Bí tích Rửa Tội, chung cho tất cả các Kitô hữu. Nơi Bí tích Rửa Tội chúng ta được sinh lại bởi nước và Thánh Thần (x. Ga 3,5). Nơi Bí tích Rửa Tội, chúng ta chết đi cho tội để cùng sống lại với Đức Kitô cho một cuộc sống mới tràn đầy ân sủng trong Chúa. Để duy trì nhận thức về căn tính mới này trong Đức Kitô, quả là một thách đố thường ngày.
- Làm sao chúng ta nhận thức được rằng ơn kêu gọi chung của chúng ta là trở nên “dân của Chúa”?
- Làm sao chúng ta có thể diễn đạt căn tính rửa tội của mình như là một “phẩm vị tư tế vương giả”?
2. Nghe biết về những kỳ công của Thiên Chúa
Bí tích Rửa Tội mở ra cho chúng ta một hành trình mới của đức tin, hiệp nhất mỗi Kitô hữu với dân Chúa qua mọi thời. Lời Chúa – nghĩa là Thánh Kinh, mà theo truyền thống các Kitô hữu vẫn dùng để cầu nguyện, học hỏi và suy gẫm, chính là nền tảng của một sự hiệp thông thật sự cho dẫu chưa trọn vẹn. Trong việc chia sẻ các bản văn Thánh Kinh, chúng ta nghe biết về các hoạt động cứu độ của Chúa trong lịch sử cứu độ: dẫn đưa Dân Ngài thoát khỏi ách nô lệ tại Ai Cập, và công trình vĩ đại kỳ diệu của Chúa: là cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, vốn mở ra một cuộc sống mới cho tất cả chúng ta. Thêm vào đó, việc đọc Thánh Kinh cách sốt mến sẽ dẫn người Kitô hữu đến việc nhận biết những kỳ công của Chúa ngay cả trong cuộc sống riêng của họ.
- Bằng phương cách nào chúng ta nhận ra và đáp lại trước “những kỳ công” của Thiên Chúa: trong việc phụng thờ và ngợi khen, trong việc phục vụ cho công lý và hoà bình?
- Làm cách nào để chúng ta quý trọng Thánh Kinh như là Lời mang lại sự sống, đang mời gọi chúng ta vươn đến sự hiệp nhất và sứ mạng cao cả hơn?
3. Đáp trả và loan báo
Thiên Chúa đã chọn chúng ta không phải như một thứ ưu đãi. Ngài làm cho chúng ta thánh thiện, nhưng không phải theo nghĩa là các Kitô hữu thì đạo đức hơn người khác. Ngài đã chọn chúng ta để chu toàn một mục đích. Chúng ta là thánh chỉ trong khuôn khổ chúng ta dấn thân phục vụ cho Chúa, tức là luôn đem tình yêu của Ngài đến cho mọi người. Là một dân tư tế, điều này có nghĩa là những người phục vụ cho thế giới, các Kitô hữu sống lời kêu gọi của Bí tích Rửa Tội và làm chứng cho những kỳ công của Thiên Chúa bằng nhiều cách khác nhau:
• Chữa lành những thương tích: Các cuộc chiến tranh, xung đột và lạm dụng đã gây tổn thương cho đời sống tình cảm và tương quan của nhiều quốc gia. Ân sủng của Thiên Chúa giúp chúng ta nài xin sự tha thứ cho những trở ngại đang ngăn cản sự hoà giải và chữa lành, để đón nhận lòng thương xót và tăng trưởng trong sự thánh thiện.
• Việc tìm kiếm chân lý và hiệp nhất: Nhận thức về căn tính chung của chúng ta trong Đức Kitô, mời gọi chúng ta cùng nỗ lực nhằm trả lời cho những vấn nạn vẫn còn làm chia rẽ những Kitô hữu chúng ta. Giống như các môn đệ trên đường đến Emmaus, chúng ta được mời gọi để chia sẻ những kinh nghiệm của chúng ta và cũng để khám phá ra rằng trong cuộc lữ hành chung của chúng ta, có Chúa Giêsu Kitô luôn ở giữa chúng ta.
• Tích cực dấn thân để cổ võ cho phẩm giá con người: Các Kitô hữu, những con người đã được đưa ra khỏi bóng tối vào trong ánh sáng huyền diệu của Thiên Quốc, phải nhận ra phẩm giá siêu việt nơi đời sống mỗi con người. Thông qua những chương trình từ thiện xã hội, chúng ta được mời gọi để đến với những người nghèo, những người thiếu thốn, những người nghiện ngập và những người bị gạt ra bên lề.
- Đang khi chúng ta xét đến trách nhiệm về sự hiệp nhất các Kitô hữu, chúng ta phải cầu xin sự tha thứ về điều gì?
- Khi nhận biết lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta cần phải thực hiện như thế nào cùng với các Kitô hữu khác trong các hoạt động bác ái xã hội?
Thánh Phêrô, trong lá thư đầy nhiệt huyết của mình, đã nhắc nhớ Giáo hội sơ khai rằng trong cuộc tìm kiếm của họ về ý nghĩa trước khi gặp gỡ Tin Mừng, họ không phải là một dân. Nhưng nhờ biết lắng nghe lời kêu gọi để trở thành giống nòi được Thiên Chúa tuyển chọn và đón nhận quyền năng cứu độ của Thiên Chúa nơi Đức Kitô, họ đã trở thành dân của Chúa. Thực tại này được diễn tả trong Bí tích Rửa Tội, chung cho tất cả các Kitô hữu. Nơi Bí tích Rửa Tội chúng ta được sinh lại bởi nước và Thánh Thần (x. Ga 3,5). Nơi Bí tích Rửa Tội, chúng ta chết đi cho tội để cùng sống lại với Đức Kitô cho một cuộc sống mới tràn đầy ân sủng trong Chúa. Để duy trì nhận thức về căn tính mới này trong Đức Kitô, quả là một thách đố thường ngày.
- Làm sao chúng ta nhận thức được rằng ơn kêu gọi chung của chúng ta là trở nên “dân của Chúa”?
- Làm sao chúng ta có thể diễn đạt căn tính rửa tội của mình như là một “phẩm vị tư tế vương giả”?
2. Nghe biết về những kỳ công của Thiên Chúa
Bí tích Rửa Tội mở ra cho chúng ta một hành trình mới của đức tin, hiệp nhất mỗi Kitô hữu với dân Chúa qua mọi thời. Lời Chúa – nghĩa là Thánh Kinh, mà theo truyền thống các Kitô hữu vẫn dùng để cầu nguyện, học hỏi và suy gẫm, chính là nền tảng của một sự hiệp thông thật sự cho dẫu chưa trọn vẹn. Trong việc chia sẻ các bản văn Thánh Kinh, chúng ta nghe biết về các hoạt động cứu độ của Chúa trong lịch sử cứu độ: dẫn đưa Dân Ngài thoát khỏi ách nô lệ tại Ai Cập, và công trình vĩ đại kỳ diệu của Chúa: là cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, vốn mở ra một cuộc sống mới cho tất cả chúng ta. Thêm vào đó, việc đọc Thánh Kinh cách sốt mến sẽ dẫn người Kitô hữu đến việc nhận biết những kỳ công của Chúa ngay cả trong cuộc sống riêng của họ.
- Bằng phương cách nào chúng ta nhận ra và đáp lại trước “những kỳ công” của Thiên Chúa: trong việc phụng thờ và ngợi khen, trong việc phục vụ cho công lý và hoà bình?
- Làm cách nào để chúng ta quý trọng Thánh Kinh như là Lời mang lại sự sống, đang mời gọi chúng ta vươn đến sự hiệp nhất và sứ mạng cao cả hơn?
3. Đáp trả và loan báo
Thiên Chúa đã chọn chúng ta không phải như một thứ ưu đãi. Ngài làm cho chúng ta thánh thiện, nhưng không phải theo nghĩa là các Kitô hữu thì đạo đức hơn người khác. Ngài đã chọn chúng ta để chu toàn một mục đích. Chúng ta là thánh chỉ trong khuôn khổ chúng ta dấn thân phục vụ cho Chúa, tức là luôn đem tình yêu của Ngài đến cho mọi người. Là một dân tư tế, điều này có nghĩa là những người phục vụ cho thế giới, các Kitô hữu sống lời kêu gọi của Bí tích Rửa Tội và làm chứng cho những kỳ công của Thiên Chúa bằng nhiều cách khác nhau:
• Chữa lành những thương tích: Các cuộc chiến tranh, xung đột và lạm dụng đã gây tổn thương cho đời sống tình cảm và tương quan của nhiều quốc gia. Ân sủng của Thiên Chúa giúp chúng ta nài xin sự tha thứ cho những trở ngại đang ngăn cản sự hoà giải và chữa lành, để đón nhận lòng thương xót và tăng trưởng trong sự thánh thiện.
• Việc tìm kiếm chân lý và hiệp nhất: Nhận thức về căn tính chung của chúng ta trong Đức Kitô, mời gọi chúng ta cùng nỗ lực nhằm trả lời cho những vấn nạn vẫn còn làm chia rẽ những Kitô hữu chúng ta. Giống như các môn đệ trên đường đến Emmaus, chúng ta được mời gọi để chia sẻ những kinh nghiệm của chúng ta và cũng để khám phá ra rằng trong cuộc lữ hành chung của chúng ta, có Chúa Giêsu Kitô luôn ở giữa chúng ta.
• Tích cực dấn thân để cổ võ cho phẩm giá con người: Các Kitô hữu, những con người đã được đưa ra khỏi bóng tối vào trong ánh sáng huyền diệu của Thiên Quốc, phải nhận ra phẩm giá siêu việt nơi đời sống mỗi con người. Thông qua những chương trình từ thiện xã hội, chúng ta được mời gọi để đến với những người nghèo, những người thiếu thốn, những người nghiện ngập và những người bị gạt ra bên lề.
- Đang khi chúng ta xét đến trách nhiệm về sự hiệp nhất các Kitô hữu, chúng ta phải cầu xin sự tha thứ về điều gì?
- Khi nhận biết lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta cần phải thực hiện như thế nào cùng với các Kitô hữu khác trong các hoạt động bác ái xã hội?
CỬ HÀNH TUẦN ĐẠI KẾT TẠI CÁC CỘNG ĐOÀN VÀ GIÁO XỨ
Trong ý hướng sống Năm Thánh Lòng Thương Xót, đồng thời cùng hoà nhịp cảm thức với Giáo hội hoàn vũ trong việc cầu nguyện và cổ võ đối thoại đại kết giữa các Kitô hữu, các buổi cầu nguyện được cử hành trong các cộng đoàn và giáo xứ như là một cơ hội quý giá để huấn luyện tâm hồn người Kitô hữu, hoán cải nội tâm và thắt chặt tinh thần hiệp nhất ngay từ chính môi trường mà mỗi người đang sống.
Đây cũng chính là cách thức cụ thể để người tín hữu sống lời tuyên tín: “Tôi tin một Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”, một Giáo hội bắt nguồn từ sự hiệp nhất trong Ba Ngôi của một Thiên Chúa duy nhất.
Đây cũng chính là cách thức cụ thể để người tín hữu sống lời tuyên tín: “Tôi tin một Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”, một Giáo hội bắt nguồn từ sự hiệp nhất trong Ba Ngôi của một Thiên Chúa duy nhất.
DIỄN TIẾN BUỔI CỬ HÀNH
• Chuẩn bị cho buổi cử hành
- Giếng rửa tội đặt cạnh bên giảng đài - nơi công bố Tin Mừng.
- Nến Phục Sinh và đĩa muối đặt hai bên giá - nơi đặt sách Tin Mừng.
- Các cây nến nhỏ cho cuộc rước.
- Tập tài liệu cho Tuần Hiệp Nhất 2016.
- Giếng rửa tội đặt cạnh bên giảng đài - nơi công bố Tin Mừng.
- Nến Phục Sinh và đĩa muối đặt hai bên giá - nơi đặt sách Tin Mừng.
- Các cây nến nhỏ cho cuộc rước.
- Tập tài liệu cho Tuần Hiệp Nhất 2016.
• Ngày khai mạc
Đang khi cộng đoàn hát bài mở đầu “Lên Đền thánh”, một số anh chị em cầm nến trên tay đi đầu đoàn rước, kế đến là hai người cầm nến Phục Sinh và đĩa muối, rồi đến hai thừa tác viên (giúp đọc các câu xuớng trong tài liệu), sau cùng vị chủ sự cầm sách Tin Mừng. Tất cả hợp thành đoàn rước cùng tiến lên gian cung thánh (hoặc một nơi thích hợp) rồi đặt tất cả vào đúng các vị trí đã chuẩn bị truớc. Sau đó, mỗi ngưòi trong đoàn rước trở về vị trí cùa mình. Chủ tế đến ghế chủ toạ và làm dấu Thánh giá khai mạc, sau đó buổi cử hành tiếp tục diễn ra theo thứ tự và nội dung như đã in sẵn trong tập tài liệu.
• Ngày bế mạc
Sau khi đọc lời nguyện kết thúc, chủ sự tiến đến thắp lửa từ nến Phục Sinh và chuyền cho các thừa tác viên, sau đó cho tất cả cộng đoàn. Khi tất cả đã cầm nến sáng trên tay, Chủ sự ban phép lành và đọc lời sai đi. Đang khi cộng đoàn hát bài kết thúc “Con xin làm chứng tá” thì đoàn ruớc với các nến nhỏ, nến Phục Sinh và muối cùng với sách Tin Mừng tiến đi ra bên ngoài nhà nguyện.
Lưu ý:
Trong buổi cử hành, phần phụng vụ Lời Chúa có thể chỉ cần đọc bài Tin Mừng mà thôi.
Đang khi cộng đoàn hát bài mở đầu “Lên Đền thánh”, một số anh chị em cầm nến trên tay đi đầu đoàn rước, kế đến là hai người cầm nến Phục Sinh và đĩa muối, rồi đến hai thừa tác viên (giúp đọc các câu xuớng trong tài liệu), sau cùng vị chủ sự cầm sách Tin Mừng. Tất cả hợp thành đoàn rước cùng tiến lên gian cung thánh (hoặc một nơi thích hợp) rồi đặt tất cả vào đúng các vị trí đã chuẩn bị truớc. Sau đó, mỗi ngưòi trong đoàn rước trở về vị trí cùa mình. Chủ tế đến ghế chủ toạ và làm dấu Thánh giá khai mạc, sau đó buổi cử hành tiếp tục diễn ra theo thứ tự và nội dung như đã in sẵn trong tập tài liệu.
• Ngày bế mạc
Sau khi đọc lời nguyện kết thúc, chủ sự tiến đến thắp lửa từ nến Phục Sinh và chuyền cho các thừa tác viên, sau đó cho tất cả cộng đoàn. Khi tất cả đã cầm nến sáng trên tay, Chủ sự ban phép lành và đọc lời sai đi. Đang khi cộng đoàn hát bài kết thúc “Con xin làm chứng tá” thì đoàn ruớc với các nến nhỏ, nến Phục Sinh và muối cùng với sách Tin Mừng tiến đi ra bên ngoài nhà nguyện.
Lưu ý:
Trong buổi cử hành, phần phụng vụ Lời Chúa có thể chỉ cần đọc bài Tin Mừng mà thôi.
NỘI DUNG BUỔI CỬ HÀNH TUẦN HIỆP NHẤT
Ngày I (18/01): HÃY ĐẨY HÒN ĐÁ LĂN ĐI
Ngày II (19/01): ĐƯỢC KÊU GỌI TRỞ NÊN NHỮNG SỨ GIẢ CỦA NIỀM VUI
Ngày III (20/01): LỜI CHỨNG CỦA TÌNH BẰNG HỮU
Ngày IV (21/01): MỘT DÂN TƯ TẾ ĐƯỢC KÊU GỌI ĐỂ RAO GIẢNG TIN MỪNG
Ngày V (22/01): TÌNH THÂN HỮU CỦA CÁC TÔNG ĐỒ
Ngày VI (23/01): XIN HÃY NGHE GIẤC MƠ NÀY
Ngày VII (24/01): TÌNH THÂN ÁI GIÚP CHO VIỆC CẦU NGUYỆN
Ngày VIII (25/01): NHỮNG TRÁI TIM BỪNG CHÁY CHO SỰ HIỆP NHẤT
Ngày II (19/01): ĐƯỢC KÊU GỌI TRỞ NÊN NHỮNG SỨ GIẢ CỦA NIỀM VUI
Ngày III (20/01): LỜI CHỨNG CỦA TÌNH BẰNG HỮU
Ngày IV (21/01): MỘT DÂN TƯ TẾ ĐƯỢC KÊU GỌI ĐỂ RAO GIẢNG TIN MỪNG
Ngày V (22/01): TÌNH THÂN HỮU CỦA CÁC TÔNG ĐỒ
Ngày VI (23/01): XIN HÃY NGHE GIẤC MƠ NÀY
Ngày VII (24/01): TÌNH THÂN ÁI GIÚP CHO VIỆC CẦU NGUYỆN
Ngày VIII (25/01): NHỮNG TRÁI TIM BỪNG CHÁY CHO SỰ HIỆP NHẤT
KINH XIN ƠN HIỆP NHẤT
Lạy Chúa Giêsu,/ hôm trước ngày chịu chết vì chúng con,/ Chúa đã cầu xin cho tất cả các môn đệ được hiệp nhất/ như sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa./ Xin cho chúng con biết đau lòng cảm thấy sự bất trung gây chia rẽ của chúng con./ Xin cho chúng con biết trung thực nhìn nhận/ và can đảm bỏ đi những gì là thờ ơ ngờ vực,/ và ngay cả hận thù lẫn nhau đang tiềm tàng nơi chúng con.
Xin ban cho tất cả chúng con được gặp nhau trong Chúa,/ để từ tâm hồn và môi miệng chúng con/ không ngớt cất lên lời Chúa nguyện cầu cho các tín hữu Kitô/ được hiệp nhất như ý định của Chúa/ theo phương cách và thời điểm Chúa an bài.
Xin cho chúng con tìm thấy/ con đường đi đến hiệp nhất nơi Chúa là Đức Ái hoàn hảo/ trong sự vâng phục Tình Thương và Chân Lý của Chúa./ Amen.
Xin ban cho tất cả chúng con được gặp nhau trong Chúa,/ để từ tâm hồn và môi miệng chúng con/ không ngớt cất lên lời Chúa nguyện cầu cho các tín hữu Kitô/ được hiệp nhất như ý định của Chúa/ theo phương cách và thời điểm Chúa an bài.
Xin cho chúng con tìm thấy/ con đường đi đến hiệp nhất nơi Chúa là Đức Ái hoàn hảo/ trong sự vâng phục Tình Thương và Chân Lý của Chúa./ Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét