VẠ TUYỆT THÔNG
I. Khái quát
Lối xử dụng từ kép TỘI-VẠ rất hay, nhưng không nói lên sự khác biệt giữa TỘI và VẠ.
TỘI, tiếng Latinh: peccatum, tiếng Anh: sin, là việc của một người đủ trí khôn và hiểu biết thấu đáo và cố tình lỗi phạm luật cấm của Chúa hay của Giáo Hội. Như vậy, chỉ thành tội khi hội đủ ba yếu tố: Có luật cấm, biết rõ có luật và cố tình phạm. Thí dụ: Người lính nào cũng biết có luật cấm giết người, nhưng nhiệm vụ đi lính khi ra trận là cầm súng và bắn giết chết đối phương…. Giết chết người trong trường hợp nầy không có tội! Vì thiếu yếu tố cố tính hay chủ ý giết người.
VẠ, tiếng latinh: censura, là hình phạt do Giáo Hội ấn định gắn liền với một số tội.
Xin có những điểm lưu ý quan trọng:
Vạ không phải là luật Chúa, mà là luật của Giáo Hội dựa trên Giáo Huấn Phúc Âm. Giáo Hội Công Giáo Đông Phương không có vạ tuyệt thông tiền kết.
Giáo Hội Công Giáo Rôma phạt vạ nhằm mục đích hoán cải và chữa trị. Nên phạt vạ còn gọi là dược hình, tiếng la tinh: remedium poenale hay tiếng Anh: Medicinal penalties. Nên nhớ Giáo Hội là Mẹ, Giáo Hội không phạt vạ để trừng trị hay khai trừ con cái mình, nhưng để chữa trị và cứu sống. Có người Mẹ nào lại đi nhẫn tâm phạt vạ để trừng trị con mình? (Is. 49.15)
Áp dụng việc phạt vạ được qui định rõ ràng trong Giáo Luật: Tội nào sẽ có vạ và ai có quyền tuyên bố áp dụng phạt vạ. Nên không ai có quyền tuyên bố dứt phép thông công bừa bãi để gọi là “cho biết tay hay cho sáng mắt ra!” Một Giám Mục địa phận không được đình chỉ (treo chén) công việc mục vụ của một linh mục nếu đã không qua các giai đoạn như: Điều tra – thuyết phục – cảnh cáo – đương sự cố chấp không sửa đổi – và sau cùng Giám Mục phải ra vạ đình chỉ… Dù sau khi đã phạt vạ treo chén… đương sự buộc thi hành án phạt, nhưng vẫn có quyền thượng cầu, tiếng Latinh gọi là recursus, tức khiếu nại và xin phán quyết của Tòa Thượng Thẩm Roma, tức linh mục bị vạ kiện Giám Mục mình với Tòa Án Roma. Roman Rota sẽ ra phán quyết sau cùng. Thường thì Giám Mục hay thắng kiện, nhưng có vài trường hợp thua kiện và phải tuyên bố rút lại hình phạt và trả giáo vụ lại cho linh mục. Tôi muốn nói là chuyện ra phạt vạ không dễ dàng theo kiểu “mì ăn liền!” hay tùy cảm giác nóng lạnh hay tùy hứng của người có quyền. Không có ở Việt Nam, nhưng ở nước ngoài, thỉnh thoảng nghe Giám Mục đi Rôma, không hẵn là đi họp đâu, đôi khi các Ngài đi hầu tòa.
Phải có tội trước mới có vạ. Không phải tất cả các tội đều có vạ. Có những tội không kèm theo vạ hay hình phạt. Thí dụ: Nguyên tội tà dâm nếu phạm thầm kín riêng tư không có vạ kèm theo. Ai xưng tội tà dâm thuần túy thì chỉ có nhận việc ăn năn tội thôi, chứ không có phạt vạ. Phạt vạ thường là chuyện công khai, là hậu quả của tội công khai. Tuy nhiên nếu vì tà dâm mà đi đến phá thai thì lỗi giới răn Thứ Năm và có vạ tuyệt thông. Chuyện phá thai dù không ai biết nhưng có can dự đến người khác như: thai nhi, bác sĩ, y tá hay thuốc men…
Lối xử dụng từ kép TỘI-VẠ rất hay, nhưng không nói lên sự khác biệt giữa TỘI và VẠ.
TỘI, tiếng Latinh: peccatum, tiếng Anh: sin, là việc của một người đủ trí khôn và hiểu biết thấu đáo và cố tình lỗi phạm luật cấm của Chúa hay của Giáo Hội. Như vậy, chỉ thành tội khi hội đủ ba yếu tố: Có luật cấm, biết rõ có luật và cố tình phạm. Thí dụ: Người lính nào cũng biết có luật cấm giết người, nhưng nhiệm vụ đi lính khi ra trận là cầm súng và bắn giết chết đối phương…. Giết chết người trong trường hợp nầy không có tội! Vì thiếu yếu tố cố tính hay chủ ý giết người.
VẠ, tiếng latinh: censura, là hình phạt do Giáo Hội ấn định gắn liền với một số tội.
Xin có những điểm lưu ý quan trọng:
Vạ không phải là luật Chúa, mà là luật của Giáo Hội dựa trên Giáo Huấn Phúc Âm. Giáo Hội Công Giáo Đông Phương không có vạ tuyệt thông tiền kết.
Giáo Hội Công Giáo Rôma phạt vạ nhằm mục đích hoán cải và chữa trị. Nên phạt vạ còn gọi là dược hình, tiếng la tinh: remedium poenale hay tiếng Anh: Medicinal penalties. Nên nhớ Giáo Hội là Mẹ, Giáo Hội không phạt vạ để trừng trị hay khai trừ con cái mình, nhưng để chữa trị và cứu sống. Có người Mẹ nào lại đi nhẫn tâm phạt vạ để trừng trị con mình? (Is. 49.15)
Áp dụng việc phạt vạ được qui định rõ ràng trong Giáo Luật: Tội nào sẽ có vạ và ai có quyền tuyên bố áp dụng phạt vạ. Nên không ai có quyền tuyên bố dứt phép thông công bừa bãi để gọi là “cho biết tay hay cho sáng mắt ra!” Một Giám Mục địa phận không được đình chỉ (treo chén) công việc mục vụ của một linh mục nếu đã không qua các giai đoạn như: Điều tra – thuyết phục – cảnh cáo – đương sự cố chấp không sửa đổi – và sau cùng Giám Mục phải ra vạ đình chỉ… Dù sau khi đã phạt vạ treo chén… đương sự buộc thi hành án phạt, nhưng vẫn có quyền thượng cầu, tiếng Latinh gọi là recursus, tức khiếu nại và xin phán quyết của Tòa Thượng Thẩm Roma, tức linh mục bị vạ kiện Giám Mục mình với Tòa Án Roma. Roman Rota sẽ ra phán quyết sau cùng. Thường thì Giám Mục hay thắng kiện, nhưng có vài trường hợp thua kiện và phải tuyên bố rút lại hình phạt và trả giáo vụ lại cho linh mục. Tôi muốn nói là chuyện ra phạt vạ không dễ dàng theo kiểu “mì ăn liền!” hay tùy cảm giác nóng lạnh hay tùy hứng của người có quyền. Không có ở Việt Nam, nhưng ở nước ngoài, thỉnh thoảng nghe Giám Mục đi Rôma, không hẵn là đi họp đâu, đôi khi các Ngài đi hầu tòa.
Phải có tội trước mới có vạ. Không phải tất cả các tội đều có vạ. Có những tội không kèm theo vạ hay hình phạt. Thí dụ: Nguyên tội tà dâm nếu phạm thầm kín riêng tư không có vạ kèm theo. Ai xưng tội tà dâm thuần túy thì chỉ có nhận việc ăn năn tội thôi, chứ không có phạt vạ. Phạt vạ thường là chuyện công khai, là hậu quả của tội công khai. Tuy nhiên nếu vì tà dâm mà đi đến phá thai thì lỗi giới răn Thứ Năm và có vạ tuyệt thông. Chuyện phá thai dù không ai biết nhưng có can dự đến người khác như: thai nhi, bác sĩ, y tá hay thuốc men…
II. Biện pháp chế tài trong trong Giáo Hội
(Sanctiones in Ecclesia – Sanctions in the Church)
Giáo Luật điều 1311: (1) Giáo Hội có quyền lợi bẩm sinh và riêng biệt để câu thúc bằng chế tài hình sự những tín hữu phạm tội.
Giáo Luật điều 1312: (1) Những chế tài hình sự trong Giáo Hội là:
1. những hình phạt điều trị hay vạ, được liệt kê ở các điều 1331-1335;
2. những hình phạt thục tội, nói ở điều 1336.
(2) Luật có thể thiết lập những hình phạt thục tội khác, tước người tín hữu mất một thiện ích thiêng liêng hay trần thế nào đó; những hình phạt ấy phải phù hợp với mục đích siêu nhiên của Giáo Hội.
(3) Ngoài ra, còn được xử dụng những biện pháp hình sự và các việc sám hối: biện pháp hình sự cốt ý nhất là để phòng ngừa tội phạm; còn việc sám hối nhằm thay thế hay gia tăng một hình phạt.
Có nhiều từ ngữ cần phân biệt:
Chế tài – Sanctio – sanction, cũng gọi là những chế tài hình sự (Penal sanctions)tức nhìn nhận Giáo Hội có quyền ra hình phạt hạn chế hay tước đoạt quyền hiệp thông thiêng liêng như cấm rước lễ dành cho giáo dân hay quyền thi hành giáo vụ như cấm giảng dạy công khai dành cho giáo sĩ. Để thực hành quyền hạn cho phép chế tài nầy, Giáo Hội có quyền ra hình phạt. Có hai loại hình phạt trong Giáo Hội là:
(Sanctiones in Ecclesia – Sanctions in the Church)
Giáo Luật điều 1311: (1) Giáo Hội có quyền lợi bẩm sinh và riêng biệt để câu thúc bằng chế tài hình sự những tín hữu phạm tội.
Giáo Luật điều 1312: (1) Những chế tài hình sự trong Giáo Hội là:
1. những hình phạt điều trị hay vạ, được liệt kê ở các điều 1331-1335;
2. những hình phạt thục tội, nói ở điều 1336.
(2) Luật có thể thiết lập những hình phạt thục tội khác, tước người tín hữu mất một thiện ích thiêng liêng hay trần thế nào đó; những hình phạt ấy phải phù hợp với mục đích siêu nhiên của Giáo Hội.
(3) Ngoài ra, còn được xử dụng những biện pháp hình sự và các việc sám hối: biện pháp hình sự cốt ý nhất là để phòng ngừa tội phạm; còn việc sám hối nhằm thay thế hay gia tăng một hình phạt.
Có nhiều từ ngữ cần phân biệt:
Chế tài – Sanctio – sanction, cũng gọi là những chế tài hình sự (Penal sanctions)tức nhìn nhận Giáo Hội có quyền ra hình phạt hạn chế hay tước đoạt quyền hiệp thông thiêng liêng như cấm rước lễ dành cho giáo dân hay quyền thi hành giáo vụ như cấm giảng dạy công khai dành cho giáo sĩ. Để thực hành quyền hạn cho phép chế tài nầy, Giáo Hội có quyền ra hình phạt. Có hai loại hình phạt trong Giáo Hội là:
1. Dược hình – remedium poneale hay cũng gọi là censura. Hình phạt không mang mục đích trừng trị, nhưng có tính cách chữa trị và hoán cải. Có 3 loại dược hình: (1) vạ tuyệt thông – excommunication; (2) vạ cấm chế - interdictum; và (3) vạ huyền chức – suspension, tiếng bình dân hay gọi là treo chén.
2. Thục hình – Poenae expiatoriae – Expiatory Penalties – Là hình phạt thật sự nhằm tước đoạt quyền hành, tước vị, đặc quyền…trục xuất khỏi nhiệm vụ kiêm nhiệm và sa thải khỏi bậc giáo sĩ..Thục hình có thể áp dụng vĩnh viễn hay trong một thời gian được ấn định.
Tội phạm – delictum – delicts là những tội được qui định trong Giáo Luật kèm theo biện pháp chế tài, tức có phạt vạ. Nên khi nói đến những chế tài hình sự, Giáo Luật thường dùng những từ như tội phạm tức delictum trong tiếng Latinh hay delicts trong tiếng Anh. Những từ khác như tội lỗi, peccatum hay culpa trong tiếng Latinh haysin trong tiếng Anh hay tội nhân, peccator trong tiếng Latinh hay sinner trong tiếng Anh…. Là những từ rất chung chung chỉ về những tội lỗi điều răn Chúa và Giáo Hội, nhưng không diễn tả chính xác về những tội phạm hình sự bị chế tài bởi phạt vạ như trên.
III. Dược hình - Vạ tuyệt thông,
tiếng latinh: Excomunicatio hay trong tiếng Anh: ex-communication.
Cũng có những từ bình dân chúng ta thường nghe như: Rút phép thông công hay dứt phép thông công. Vạ tuyệt thông là một trong ba vạ nằm trong thể loại hình phạt gọi là dược hình.
Vạ tuyệt thông là hình phạt nặng nhất do Giáo Hội thiết lập để phạt vạ những Kitô hữu nào lỗi phạm trầm trọng những điều được qui định trong Giáo luật. Dùng từ Kitô hữu (Christifideles hay Christianfaithful) để ám chỉ tất cả: Giáo sĩ và giáo dân. Giáo sĩ bao gồm Giám Mục, linh mục và Phó tế. Giáo dân tức những ai đã rửa tội mà không có chức thánh như nữ tu hay nam tu cũng là giáo dân theo Giáo Luật.
Kitô hữu bị vạ tuyệt thông là người bị tước đoạt quyền thông công và hiệp thông trong thân thể mấu nhiệm của Chúa Kitô là Giáo Hội như không được xưng tội rước lễ, không được tham dự các lễ nghi và hưởng nhờ các ơn phúc thiêng liêng, không được đảm nhận chức vụ gì trong Giáo Hội. Nếu giáo sĩ nào bị phạt vạ tuyệt thông thì thường là bị huyền chức, tức bị đình chỉ giáo vụ và nếu không ăn năn sám hối và sửa đổi, đấng bản quyền sẽ phải tiến hành việc sa thải vĩnh viễn và cho hồi tục.
Vạ tuyệt thông được chia làm hai loại: tiền kết và hậu kết, hay cũng gọi là phán kết.
1. Dược hình - Vạ tuyệt thông tiền kết, tiếng La tinh: Latae sententiae, tức hình phạt đi liền với tội phạm được Giáo Luật qui định và có hậu quả lập tức (ipso facto) ngay khi đã thực sự phạm tội. Bộ Giáo Luật ban hành năm 1983 qui thành 17 vạ tuyệt thông tiền kết trong loại hình phạt gọi là dược hình. 17 vạ tuyệt thông tiền kết được chia làm 3 nhóm: 7 cho vạ tuyệt thông, 6 cho vạ huyền chức và 4 cho vạ đình chỉ hay cấm chỉ
Có 7 vạ tuyệt thông tiền kết được Giáo Luật qui định là:
III. Dược hình - Vạ tuyệt thông,
tiếng latinh: Excomunicatio hay trong tiếng Anh: ex-communication.
Cũng có những từ bình dân chúng ta thường nghe như: Rút phép thông công hay dứt phép thông công. Vạ tuyệt thông là một trong ba vạ nằm trong thể loại hình phạt gọi là dược hình.
Vạ tuyệt thông là hình phạt nặng nhất do Giáo Hội thiết lập để phạt vạ những Kitô hữu nào lỗi phạm trầm trọng những điều được qui định trong Giáo luật. Dùng từ Kitô hữu (Christifideles hay Christianfaithful) để ám chỉ tất cả: Giáo sĩ và giáo dân. Giáo sĩ bao gồm Giám Mục, linh mục và Phó tế. Giáo dân tức những ai đã rửa tội mà không có chức thánh như nữ tu hay nam tu cũng là giáo dân theo Giáo Luật.
Kitô hữu bị vạ tuyệt thông là người bị tước đoạt quyền thông công và hiệp thông trong thân thể mấu nhiệm của Chúa Kitô là Giáo Hội như không được xưng tội rước lễ, không được tham dự các lễ nghi và hưởng nhờ các ơn phúc thiêng liêng, không được đảm nhận chức vụ gì trong Giáo Hội. Nếu giáo sĩ nào bị phạt vạ tuyệt thông thì thường là bị huyền chức, tức bị đình chỉ giáo vụ và nếu không ăn năn sám hối và sửa đổi, đấng bản quyền sẽ phải tiến hành việc sa thải vĩnh viễn và cho hồi tục.
Vạ tuyệt thông được chia làm hai loại: tiền kết và hậu kết, hay cũng gọi là phán kết.
1. Dược hình - Vạ tuyệt thông tiền kết, tiếng La tinh: Latae sententiae, tức hình phạt đi liền với tội phạm được Giáo Luật qui định và có hậu quả lập tức (ipso facto) ngay khi đã thực sự phạm tội. Bộ Giáo Luật ban hành năm 1983 qui thành 17 vạ tuyệt thông tiền kết trong loại hình phạt gọi là dược hình. 17 vạ tuyệt thông tiền kết được chia làm 3 nhóm: 7 cho vạ tuyệt thông, 6 cho vạ huyền chức và 4 cho vạ đình chỉ hay cấm chỉ
Có 7 vạ tuyệt thông tiền kết được Giáo Luật qui định là:
- Bỏ đạo, rối đạo, ly khai khỏi Giáo hội Công Giáo Rôma (G.L. 1364)
- Xúc phạm đến Mình Thánh Chúa (G.L. 1367)
- Hành hung Đức thánh cha (G.L. 1370)
- Giải tội cho người đồng phạm về điều răn thứ sáu, trừ trường hợp nguy tử (GL. 1378)
- Phong chức Giám mục không có phép của ĐGH (GL. 1382)
- Lỗi ấn tín tòa giải tội (GL. 1388)
- Phá thai, trực tiếp (GL. 1398) hay đồng lõa như chỉ chỗ, giúp phương tiện và việc phá thai có kết quả (GL. 1329§2)
Tuy nhiên sẽ không được gọi là mắc vạ tuyệt thông tiền kết nếu tội nhân ở trong tình trạng không hoàn toàn tự do về tâm sinh lý hay bị một ảnh hưởng gây phán đoán bất toàn hay mù quáng được qui định trong G.L. điều 1324.
2. Dược hình - Vạ tuyệt thông hậu kết hay phán kết, tiếng latinh: Ferendae sententiae – Hình phạt đến sau khi đã hoàn tất tiến trình luật pháp hay hành chánh và được Đấng có thẩm quyền tuyên bố hình phạt. Nên vạ tuyệt thông hậu kết chỉ được áp dụng có hiệu lực sau khi công bố phán quyết. Giáo luật qui định những tội có vạ hậu kết hay phán kết trong những khoản Giáo Luật sau:
Điều 1378 §3:
§1 Tư tế hành động ngược lại các quy định ở điều 977, sẽ bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
§2 Sẽ bị hình phạt tiền kết cấm chế hay, nếu là giáo sĩ, hình phạt huyền chức:
1. người nào không có chức tư tế mà dám cử hành Hy Tế Thánh Thể;
2. người nào, ngoài trường hợp nói ở triệt 1, dù không thể ban bí tích giải tội cách hữu hiệu mà dám giải tội hoặc nghe xưng tội như bí tích.
§3 Trong những trường hợp nói ở triệt 2, tùy theo mức độ nặng nề của tội phạm, có thể thêm những hình phạt khác nữa, kể cả vạ tuyệt thông.
Điều 1388 §2:
§1 Cha giải tội nào vi phạm trực tiếp ấn bí tích, phải bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh. Còn ai chỉ vi phạm gián tiếp, sẽ bị phạt tùy theo mức nặng của tội phạm.
§2 Thông dịch viên và những người khác nói ở điều 983, triệt 2, nếu vi phạm bí mật, phải bị phạt hình phạt xứng đáng, kể cả vạ tuyệt thông.
Nên cần phải có phát quyết rõ ràng của bản quyền để thành sự và áp dụng vạ tuyệt thông hậu kết.
3. Dược hình - vạ cấm chế hay cấm chỉ hay đình chỉ
tiếng Latinh: interdictum tiếng Anh: Interdict.
Đây cũng là vạ tuyệt thông nhưng không tuyệt đối, tức người bị vạ bị cấm tham dự một số việc phụng vụ, như không xưng tội rước lễ, tuy nhiên vẫn có thể duy trì những chức vụ hay công việc trong Giáo Hội. Vạ cấm chỉ nầy được qui định trong khoản Giáo Luật 1332.
Ðiều 1332: Người mắc vạ cấm chế thì bị ràng buộc bởi những lệnh cấm nói ở điều 1331, triệt 1, số 1 và 2. Sau khi vạ cấm chế đã tuyên kết hay tuyên bố, thì phải tuân giữ quy định ở điều 1331, triệt 2, số 1.
Ðiều 1331: §1 Người mắc vạ tuyệt thông bị cấm:
1. không được tham phần bằng bất cứ cách nào như thừa tác viên vào việc cử hành Hy Tế Thánh Thể, hay vào các lễ nghi phụng tự nào khác;
2. không được cử hành các bí tích hay á bí tích, và lãnh nhận các bí tích;
§2 Sau khi vạ tuyệt thông đã bị tuyên kết hay tuyên bố, phạm nhân:
1. muốn hành động nghịch lại quy định ở triệt 1, số 1, thời phải bị trục xuất, haylễ nghi phụng vụ phải đình chỉ, trừ khi có một lý do hệ trọng cản lại;
Điều 1378 §3:
§1 Tư tế hành động ngược lại các quy định ở điều 977, sẽ bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
§2 Sẽ bị hình phạt tiền kết cấm chế hay, nếu là giáo sĩ, hình phạt huyền chức:
1. người nào không có chức tư tế mà dám cử hành Hy Tế Thánh Thể;
2. người nào, ngoài trường hợp nói ở triệt 1, dù không thể ban bí tích giải tội cách hữu hiệu mà dám giải tội hoặc nghe xưng tội như bí tích.
§3 Trong những trường hợp nói ở triệt 2, tùy theo mức độ nặng nề của tội phạm, có thể thêm những hình phạt khác nữa, kể cả vạ tuyệt thông.
Điều 1388 §2:
§1 Cha giải tội nào vi phạm trực tiếp ấn bí tích, phải bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh. Còn ai chỉ vi phạm gián tiếp, sẽ bị phạt tùy theo mức nặng của tội phạm.
§2 Thông dịch viên và những người khác nói ở điều 983, triệt 2, nếu vi phạm bí mật, phải bị phạt hình phạt xứng đáng, kể cả vạ tuyệt thông.
Nên cần phải có phát quyết rõ ràng của bản quyền để thành sự và áp dụng vạ tuyệt thông hậu kết.
3. Dược hình - vạ cấm chế hay cấm chỉ hay đình chỉ
tiếng Latinh: interdictum tiếng Anh: Interdict.
Đây cũng là vạ tuyệt thông nhưng không tuyệt đối, tức người bị vạ bị cấm tham dự một số việc phụng vụ, như không xưng tội rước lễ, tuy nhiên vẫn có thể duy trì những chức vụ hay công việc trong Giáo Hội. Vạ cấm chỉ nầy được qui định trong khoản Giáo Luật 1332.
Ðiều 1332: Người mắc vạ cấm chế thì bị ràng buộc bởi những lệnh cấm nói ở điều 1331, triệt 1, số 1 và 2. Sau khi vạ cấm chế đã tuyên kết hay tuyên bố, thì phải tuân giữ quy định ở điều 1331, triệt 2, số 1.
Ðiều 1331: §1 Người mắc vạ tuyệt thông bị cấm:
1. không được tham phần bằng bất cứ cách nào như thừa tác viên vào việc cử hành Hy Tế Thánh Thể, hay vào các lễ nghi phụng tự nào khác;
2. không được cử hành các bí tích hay á bí tích, và lãnh nhận các bí tích;
§2 Sau khi vạ tuyệt thông đã bị tuyên kết hay tuyên bố, phạm nhân:
1. muốn hành động nghịch lại quy định ở triệt 1, số 1, thời phải bị trục xuất, haylễ nghi phụng vụ phải đình chỉ, trừ khi có một lý do hệ trọng cản lại;
4. Dược hình - vạ huyền chức hay đình hoãn
tiếng Latinh: suspensio, tiếng Anh: suspension, tiếng bình dân hay gọi là treo chén.
Vạ huyền chức chỉ dành cho Giáo sĩ mà thôi (Gl. 266, §1)
Vạ huyền chức hạn chế một phần hay toàn bộ việc thi hành quyền thánh chức như cử hành phụng vụ, giảng đạy hay ban bí tích, nhưng không làm mất hoàn toàn nhiệm vụ hay quyền hạn của Giáo sĩ. Vạ huyền chức cần được phán quyết và xác định rõ ràng những hạn chế nào và không hàm chứa sự tước đoạt nơi cư trú hay phải bị trục xuất.
Ðiều 1333: §1 Vạ huyền chức chỉ có thể chi phối giáo sĩ; người mắc vạ này bị cấm:
1. hoặc tất cả hay vài hành vi của quyền thánh chức;
2. hoặc tất cả hay vài hành vi của quyền cai trị;
3. thi hành tất cả hay vài quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với một chức vụ.
§2 Trong luật pháp hay mệnh lệnh có thể ấn định rằng, sau khi án văn tuyên kết hay tuyên bố, người bị huyền chức không thể ban hành hữu hiệu quyết định cai trị.
§3 Sự ngăn cấm chẳng bao giờ chi phối:
1. những chức vụ hay quyền cai trị nào không lệ thuộc vào quyền hành của Bề Trên thiết lập hình phạt;
2. quyền cư ngụ, nếu phạm nhân đã có chỗ ở chiếu theo chức vụ
3. quyền quản trị những tài sản gắn liền với chức vụ của người bị huyền chức, nếu là hình phạt tiền kết.
§4 Sự huyền chức nào ngăn cấm lãnh nhận lợi lộc, lương, hưu bổng, hay các thứ khác, thì cũng bao hàm nghĩa vụ phải hoàn lại mọi thứ đã lãnh nhận bất hợp pháp, cả khi vì ngay tình.
IV. Thục hình – Poenae expiatoriae – Expiatory Penalties
Thục hình là hình phạt thực sự dành cho phạm nhân mà Giáo Hội thấy cần phải tước đoạt quyền lợi, quyền hành và năng quyền có thể vĩnh viễn hay tạm thời. Hình phạt cụ thể được nêu ra trong Giáo Luật điều 1336 như sau:
(§1) Hình phạt thục tội có thể chi phối phạm nhân suốt đời hay trong một thời gian hạn định hay vô hạn định. Ngoài một số hình phạt khác mà pháp luật có thể thiết lập, hình phạt thục tội gồm những thứ sau đây:
1. cấm chỉ hay bắt buộc lưu trú tại một nơi hay một lãnh thổ nhất định;
2. tước mọi quyền hành, chức vụ, nhiệm vụ, quyền lợi, đặc ân, năng quyền, ân huệ, danh hiệu, phù hiệu, dù chỉ là thuần túy danh dự;
3. cấm thi hành những điều kê khai ở số 2, hoặc cấm thi hành các điều ấy ở một nơi hay ngoài một nơi nhất định; sự ngăn cấm này không bao giờ được gắn với hình phạt vô hiệu hóa;
4. thuyên chuyển có tính cách hình sự đến một chức vụ khác;
5. trục xuất khỏi hàng giáo sĩ.
(§2) Chỉ có thể phạt tiền kết những hình phạt thục tội kê khai ở triệt 1, số 3.
tiếng Latinh: suspensio, tiếng Anh: suspension, tiếng bình dân hay gọi là treo chén.
Vạ huyền chức chỉ dành cho Giáo sĩ mà thôi (Gl. 266, §1)
Vạ huyền chức hạn chế một phần hay toàn bộ việc thi hành quyền thánh chức như cử hành phụng vụ, giảng đạy hay ban bí tích, nhưng không làm mất hoàn toàn nhiệm vụ hay quyền hạn của Giáo sĩ. Vạ huyền chức cần được phán quyết và xác định rõ ràng những hạn chế nào và không hàm chứa sự tước đoạt nơi cư trú hay phải bị trục xuất.
Ðiều 1333: §1 Vạ huyền chức chỉ có thể chi phối giáo sĩ; người mắc vạ này bị cấm:
1. hoặc tất cả hay vài hành vi của quyền thánh chức;
2. hoặc tất cả hay vài hành vi của quyền cai trị;
3. thi hành tất cả hay vài quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với một chức vụ.
§2 Trong luật pháp hay mệnh lệnh có thể ấn định rằng, sau khi án văn tuyên kết hay tuyên bố, người bị huyền chức không thể ban hành hữu hiệu quyết định cai trị.
§3 Sự ngăn cấm chẳng bao giờ chi phối:
1. những chức vụ hay quyền cai trị nào không lệ thuộc vào quyền hành của Bề Trên thiết lập hình phạt;
2. quyền cư ngụ, nếu phạm nhân đã có chỗ ở chiếu theo chức vụ
3. quyền quản trị những tài sản gắn liền với chức vụ của người bị huyền chức, nếu là hình phạt tiền kết.
§4 Sự huyền chức nào ngăn cấm lãnh nhận lợi lộc, lương, hưu bổng, hay các thứ khác, thì cũng bao hàm nghĩa vụ phải hoàn lại mọi thứ đã lãnh nhận bất hợp pháp, cả khi vì ngay tình.
IV. Thục hình – Poenae expiatoriae – Expiatory Penalties
Thục hình là hình phạt thực sự dành cho phạm nhân mà Giáo Hội thấy cần phải tước đoạt quyền lợi, quyền hành và năng quyền có thể vĩnh viễn hay tạm thời. Hình phạt cụ thể được nêu ra trong Giáo Luật điều 1336 như sau:
(§1) Hình phạt thục tội có thể chi phối phạm nhân suốt đời hay trong một thời gian hạn định hay vô hạn định. Ngoài một số hình phạt khác mà pháp luật có thể thiết lập, hình phạt thục tội gồm những thứ sau đây:
1. cấm chỉ hay bắt buộc lưu trú tại một nơi hay một lãnh thổ nhất định;
2. tước mọi quyền hành, chức vụ, nhiệm vụ, quyền lợi, đặc ân, năng quyền, ân huệ, danh hiệu, phù hiệu, dù chỉ là thuần túy danh dự;
3. cấm thi hành những điều kê khai ở số 2, hoặc cấm thi hành các điều ấy ở một nơi hay ngoài một nơi nhất định; sự ngăn cấm này không bao giờ được gắn với hình phạt vô hiệu hóa;
4. thuyên chuyển có tính cách hình sự đến một chức vụ khác;
5. trục xuất khỏi hàng giáo sĩ.
(§2) Chỉ có thể phạt tiền kết những hình phạt thục tội kê khai ở triệt 1, số 3.
V. Ai có quyền ra hình phạt hay công bố áp dụng hình phạt hay giải vạ?
Cách chung: Thường không ai phải ra hình phạt, vì hình phạt, dù dược hình hay thục hình đã được Giáo Luật qui định rõ ràng. Hơn nữa, Giáo Luật số 1341 yêu cầu rằng: Hình phạt phải là biện pháp sau cùng, sau khi đã sửa sai trong tình huynh đệ, đã cảnh cáo…. Nhưng vẫn không có kết quả thì hãy áp dụng hình phạt.
Khoản Giáo Luật 1316 và 1341 cũng nói rằng: Giám Mục địa phận là Đấng có thẩm quyền để áp dụng hình phạt nhằm: Tái tạo công bình – Hàn gắn hiệu quả những tai hại và hoán cải phạm nhân.
Trong phương diện ra vạ cho những tội phạm hình sự trong giáo Hội, vị có trách nhiệm và thẩm quyền là Giám Mục địa phận mà thôi, không bao gồm những tất cả những bản quyền địa phương theo nghĩa thông thường như tổng đại diện hay đại diện Giám Mục.
Chính Giám Mục địan phận là vị có thẩm quyền tuyên bố áp dụng hình phạt thì chính Ngài cũng có quyền tuyên bố giải vạ. Thí dụ, Giám Mục địa phương sau khi được biết một tội phạm xảy ra trong hàng giáo sĩ, Ngài cho điều tra, thu thập bằng chứng, khuyên răn, cảnh cáo… không hiệu quả, Ngài ra hình phạt huyền chức hay treo chén….. Tội nhân tuân hành và sau đó thật lòng sám hối, từ bỏ hoàn toàn tội lỗi như đánh bài hay lén lút gian dâm …. Thì sẽ được Ngài tuyên bố giải vạ và trao trả năng quyền. Tuy nhiên Giám Mục địa phận không được quyền giải 5 vạ tuyệt thông tiền kết dành cho tòa thánh được nói trong Giáo Luật điều: 1367, 1370 §1, 1378 §1, 1382 và 1388 §1
Hàng linh mục, dù là Cha xứ hay Cha sở nên tuyệt đối tránh những tuyên bố bừa bải như: ai làm thế nầy, thế khác thì tôi dứt phép thông công… hay ra vạ tuyệt thông… Những tuyên bố nầy không có hiệu lực gì cả! Vì Cha xứ hay Cha sở … không là Bản quyền địa phương theo Giáo Luật khoản 1316 và 1341 về hình sự. Hơn nữa, nếu lạm dụng quyền hành, xúc phạm đến giáo dân … thì coi chừng lại bị chính Giám Mục mình khiển trách hay ra hình phạt.
Cách chung: Thường không ai phải ra hình phạt, vì hình phạt, dù dược hình hay thục hình đã được Giáo Luật qui định rõ ràng. Hơn nữa, Giáo Luật số 1341 yêu cầu rằng: Hình phạt phải là biện pháp sau cùng, sau khi đã sửa sai trong tình huynh đệ, đã cảnh cáo…. Nhưng vẫn không có kết quả thì hãy áp dụng hình phạt.
Khoản Giáo Luật 1316 và 1341 cũng nói rằng: Giám Mục địa phận là Đấng có thẩm quyền để áp dụng hình phạt nhằm: Tái tạo công bình – Hàn gắn hiệu quả những tai hại và hoán cải phạm nhân.
Trong phương diện ra vạ cho những tội phạm hình sự trong giáo Hội, vị có trách nhiệm và thẩm quyền là Giám Mục địa phận mà thôi, không bao gồm những tất cả những bản quyền địa phương theo nghĩa thông thường như tổng đại diện hay đại diện Giám Mục.
Chính Giám Mục địan phận là vị có thẩm quyền tuyên bố áp dụng hình phạt thì chính Ngài cũng có quyền tuyên bố giải vạ. Thí dụ, Giám Mục địa phương sau khi được biết một tội phạm xảy ra trong hàng giáo sĩ, Ngài cho điều tra, thu thập bằng chứng, khuyên răn, cảnh cáo… không hiệu quả, Ngài ra hình phạt huyền chức hay treo chén….. Tội nhân tuân hành và sau đó thật lòng sám hối, từ bỏ hoàn toàn tội lỗi như đánh bài hay lén lút gian dâm …. Thì sẽ được Ngài tuyên bố giải vạ và trao trả năng quyền. Tuy nhiên Giám Mục địa phận không được quyền giải 5 vạ tuyệt thông tiền kết dành cho tòa thánh được nói trong Giáo Luật điều: 1367, 1370 §1, 1378 §1, 1382 và 1388 §1
Hàng linh mục, dù là Cha xứ hay Cha sở nên tuyệt đối tránh những tuyên bố bừa bải như: ai làm thế nầy, thế khác thì tôi dứt phép thông công… hay ra vạ tuyệt thông… Những tuyên bố nầy không có hiệu lực gì cả! Vì Cha xứ hay Cha sở … không là Bản quyền địa phương theo Giáo Luật khoản 1316 và 1341 về hình sự. Hơn nữa, nếu lạm dụng quyền hành, xúc phạm đến giáo dân … thì coi chừng lại bị chính Giám Mục mình khiển trách hay ra hình phạt.
VI. Một số người bị phạt vạ tuyệt thông trong lịch sử Giáo Hội Công giáo Rôma
(nguồn Wikipedia và tài liệu của Đại Học Luật St. Paul, Ottawa)
Đếm được 110 vụ phạt vạ tuyệt thông từ thế kỷ I cho đến hiện tại. Có nhiều vua chúa, Giám Mục, linh mục và nữ tu. Đó là chưa kể từ năm 864 cho đến 1773 có tất cả 24 Hồng Y bị vạ tuyệt thông. Chỉ xin đan cử một ít trường hợp phạt vạ tuyệt thông gây nhiều bàn tán trong Giáo Hội:
Đếm được 110 vụ phạt vạ tuyệt thông từ thế kỷ I cho đến hiện tại. Có nhiều vua chúa, Giám Mục, linh mục và nữ tu. Đó là chưa kể từ năm 864 cho đến 1773 có tất cả 24 Hồng Y bị vạ tuyệt thông. Chỉ xin đan cử một ít trường hợp phạt vạ tuyệt thông gây nhiều bàn tán trong Giáo Hội:
- Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc thành lập năm 1957. Ngày 29.7.1958 ĐGH. Piô XII ra vạ tuyệt thông cho những ai gia nhập hội nầy và các Giám Mục được tấn phong không có phép của Tóa Thánh. Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc có chừng 12 triệu giáo dân. Trong số nầy có chừng 5 triệu gọi là Giáo Hội hầm trú. Số còn lại thuộc Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, bất chấp những chỉ thị của Rôma.
- Đức GH Gioan XXIII ra vạ tuyệt thông Fidel Castro của Cuba năm 1962 vì áp chế Giáo Hội Công Giáo và hàng giáo sĩ.
- Bà Jacqueline Kennedy Onassis, quả phụ phu nhân của cố tổng thống Kennedy, năm 1968, tái hôn với Aristotle Onassis mà không theo phép đạo, bà bị vạ tuyệt thông không được rước lễ. .
- Ngày 1 tháng 1 năm 1976 Tổng giám Mục Ngô đình Thục bị vạ tuyệt thông vì tấn phong cho Dominguez Gomez và bốn người khác thuộc nhóm li giáo ở Palmar de Troya (Tây Ban Nha) làm Giám mục mà không có chuẩn y của Giáo hoàng cũng như không có đầy đủ các thủ tục cần thiết trước đó. Vào tháng 5 và tháng 10 năm 1981, Ngài tiếp tục tự ý tấn phong Giám mục cho ba người nữa. Thực sự Đức Cha Ngô đình thục bị khủng hoảng trầm trọng vì biến cố tang thương của gia đình và bị xúi giục để làm chuyện bất hợp luật nầy. Sau cùng Đức Cha đã xin lỗi, quay trở lại với giáo hội và qua đời trong tình trạng hiệp thông với giáo hội.
- Ngày 30.6. 1988, Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre, cùng với Đức Cha Antônio de Castro Mayer of Camposngười Ba Tây đã về hưu phong cho 4 linh mục trong Hội Thánh Giáo Hoàng Piô X là Bernard Tissier de Mallerais, Richard Williamson, Alfonso de Galarreta and Bernard Fellay làm Giám Mục. Ngày 1.7.1988, Bộ Giám Mục ra tuyên cáo: Đó là ly giáo và ra vạ tuyệt thông cho cả 6 người. Ngày 2.7.1988 Đức GH Gioan Paul II ra tông thư Ecclesia Dei, Giáo Hội của Chúa và ra vạ tuyệt thông cho cả sáu. Năm 2009 Đức GH Benedictô XVI cất vạ tuyệt thông và hợp thức hóa bốn Giám Mục trên. Tuy nhiên Đức Cha Marcel Lefebvre và Đức ChaAntônio de Castro Mayer of Campos đã chết trước đó.
- Tổng Giám Mục Emmanual Milingo, cựu tổng Giám Mục Lusaka in Zambia, Phi Châu năm 2001 công khai gian díu với phụ nữ và nhận chúc lành từ Sun Myung Moon, thuộc nhóm Giáo Hội hiệp nhất (Unification Church), cũng như chủ trương bỏ luật độc thân linh mục. Emmanual Milingo tự phong chức Giám Mục cho 4 người. Tất cả bị vạ tuyệt thông ngày 26.9.2006 và ngày 17 tháng 12 năm 2009, Emmanual Milingo bị khai trừ khỏi hàng giáo sĩ Công Giáo và bị cho hoàn tục.
- Cộng đồng Đức Bà Muôn Dân hay Đạo binh Đức Mẹ tin rằng bà Marie Paule Giguère vị sáng lập là chính Đức Mẹ Maria đầu thai. Bộ Đức Tin ra vạ tuyệt thông ngày 11 tháng 7. 2007 và 12.9.2007 Hội Đồng Giám Mục Canada tuyên bố áp dụng vạ tuyệt thông cho cộng đồng nầy.
- Cha Roy Bourgeois, linh mục năm 1972 và là thành viên của Hội Maryknoll, tức Hội truyền giáo của Mỹ Châu. Ngày 9.8. 2008, Cha tham dự thánh lễ truyền chức linh mục cho phụ nữ ở Lexington, Kentucky và bị huyền chức và cho hoàn tục ngày 4.10. 2012.
- Cha Greg Reynolds ở Melbourne, Úc đã bị vạ tuyệt thông năm 2013 vì ủng hộ việc phong chức linh mục cho phụ nữ và hôn nhân đồng tính.
VII. Có nên ra hình phạt như ra vạ tuyệt thôngcho người đi ăn mừng đám cưới không có phép đạo không?
Không nên, vì ăn cưới không có tội. Nếu không có tội thì làm sao có vạ được?
Rất nên: Cho một giải thích hợp lý về việc đi ăn cưới để chúc mừng những đôi hôn phối không có phép đạo là việc khuyến khích họ làm gương xấu cho cộng đồng dân Chúa địa phương. Nên giải thích, cắt nghĩa để cho giáo dân hiểu hơn là ra vạ trừng trị.
Nên nhớ: hình phạt là biện pháp sau cùng, sau khi đã khuyên răn, cảnh cáo… mà không thay đổi thì mới áp dụng. Có nhiều hoàn cảnh không thể từ chối được: đôi hôn nhân không có phép đạo nầy là con mình hay là bạn thân của mình. Không lẽ Cha Mẹ mà không đi ăn cưới con mình? Không lẽ bạn thân mà từ chối đến với bạn bè. Hơn nữa, “trong chăn mới biết có rận!” vì hoàn cảnh nào đó họ chưa làm đám cưới trong nhà thờ được mà chúng ta không biết. Hình phạt và khai trừ luôn đi liền với mất mát và ác cảm. Nó đối nghịch với lòng thương xót Chúa. Cầu nguyện và thông cảm sẽ có cơ hội hoán cải người khác. Giáo Hội Công Giáo ngày nay đã hoán cải nhiều tâm hồn vì lòng thương xót hơn là Giáo Hội Công Giáo thời Trung Cổ hay vài trăm năm trước chú trọng đến hình phạt và trừng trị. Kết quả của việc chuộng hình phạt và khai trừ làm phát sinh Tin Lành và nhiều người lìa bỏ Giáo Hội. Giáo Hội là bí tích cứu độ chứ không là một tòa án hay một tổ chức chính trị để ra án phạt, trừng trị và khai trừ.
Ngoài ra cũng có những vạ tuyệt thông thật vô lý và bất công cho những người Công giáo bị ly dị. Thử hỏi xem, một người đàn ông đã bị vợ ly dị, bỏ đi… đau khổ đến mức nào… mà bây giờ còn bị Cha Sở, đã không một lời an ủi mà còn không cho xưng tội rước lễ? Làm sao gọi là vui với người vui mà khóc với người khóc như Thánh Phaolô dạy trong thư gửi Rôma 12.15? Người bị ly dị nầy rất đáng thương và đáng được an ủi bằng việc lãnh nhận bí tích. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong huấn từ ngày 24.1.1997 dành cho Hội Đồng Giáo Hoàng về gia đình đã nói: “Xin làm cho mọi người biết rằng Giáo Hội luôn thương yêu mọi người nhất là những ai đau khổ vì hoàn cảnh hôn nhân, gia đình. Cả những ai đã ly dị và tái hôn… cũng vẫn là phần tử của Giáo Hội, vì họ đã rửa tội và vẫn còn đức tin” (Báo L’Observatore Romano, ngày 5.2.1997, trang 4)
Xin trưng dẫn điều khoản Giáo Luật cuối cùng, điều 1752 như một kết thúc: “Việc cứu rỗi các linh hồn là luật tối thượng cần phải giữ trong Giáo Hội! Salus animarum, in Ecclesia suprema lex esse debet!
Không nên, vì ăn cưới không có tội. Nếu không có tội thì làm sao có vạ được?
Rất nên: Cho một giải thích hợp lý về việc đi ăn cưới để chúc mừng những đôi hôn phối không có phép đạo là việc khuyến khích họ làm gương xấu cho cộng đồng dân Chúa địa phương. Nên giải thích, cắt nghĩa để cho giáo dân hiểu hơn là ra vạ trừng trị.
Nên nhớ: hình phạt là biện pháp sau cùng, sau khi đã khuyên răn, cảnh cáo… mà không thay đổi thì mới áp dụng. Có nhiều hoàn cảnh không thể từ chối được: đôi hôn nhân không có phép đạo nầy là con mình hay là bạn thân của mình. Không lẽ Cha Mẹ mà không đi ăn cưới con mình? Không lẽ bạn thân mà từ chối đến với bạn bè. Hơn nữa, “trong chăn mới biết có rận!” vì hoàn cảnh nào đó họ chưa làm đám cưới trong nhà thờ được mà chúng ta không biết. Hình phạt và khai trừ luôn đi liền với mất mát và ác cảm. Nó đối nghịch với lòng thương xót Chúa. Cầu nguyện và thông cảm sẽ có cơ hội hoán cải người khác. Giáo Hội Công Giáo ngày nay đã hoán cải nhiều tâm hồn vì lòng thương xót hơn là Giáo Hội Công Giáo thời Trung Cổ hay vài trăm năm trước chú trọng đến hình phạt và trừng trị. Kết quả của việc chuộng hình phạt và khai trừ làm phát sinh Tin Lành và nhiều người lìa bỏ Giáo Hội. Giáo Hội là bí tích cứu độ chứ không là một tòa án hay một tổ chức chính trị để ra án phạt, trừng trị và khai trừ.
Ngoài ra cũng có những vạ tuyệt thông thật vô lý và bất công cho những người Công giáo bị ly dị. Thử hỏi xem, một người đàn ông đã bị vợ ly dị, bỏ đi… đau khổ đến mức nào… mà bây giờ còn bị Cha Sở, đã không một lời an ủi mà còn không cho xưng tội rước lễ? Làm sao gọi là vui với người vui mà khóc với người khóc như Thánh Phaolô dạy trong thư gửi Rôma 12.15? Người bị ly dị nầy rất đáng thương và đáng được an ủi bằng việc lãnh nhận bí tích. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong huấn từ ngày 24.1.1997 dành cho Hội Đồng Giáo Hoàng về gia đình đã nói: “Xin làm cho mọi người biết rằng Giáo Hội luôn thương yêu mọi người nhất là những ai đau khổ vì hoàn cảnh hôn nhân, gia đình. Cả những ai đã ly dị và tái hôn… cũng vẫn là phần tử của Giáo Hội, vì họ đã rửa tội và vẫn còn đức tin” (Báo L’Observatore Romano, ngày 5.2.1997, trang 4)
Xin trưng dẫn điều khoản Giáo Luật cuối cùng, điều 1752 như một kết thúc: “Việc cứu rỗi các linh hồn là luật tối thượng cần phải giữ trong Giáo Hội! Salus animarum, in Ecclesia suprema lex esse debet!
Lm. Peter Trần Thế Tuyên J.C.L.
Chưởng ấn Tòa Giám Mục St. Paul, Canada
Chưởng ấn Tòa Giám Mục St. Paul, Canada
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét