Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc: “Hãy chống lại nền kinh tế loại bỏ người nghèo và mọi thứ văn hóa rác rưởi”
WHĐ (10.05.2014) – Sáng ngày 09-05, tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, và các nhà lãnh đạo các tổ chức chuyên trách trực thuộc Liên Hiệp Quốc đang có mặt tại Rôma tham dự cuộc họp giao ban theo định kì mỗi nửa năm.
Ngỏ lời với ông Tổng thư ký và phái đoàn, Đức Thánh Cha chúc mừng những hoạt động của Liên Hiệp Quốc nhằm thúc đẩy nền hòa bình, tôn trọng con người, nhất là người nghèo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu, đồng thời hoan nghênh những tiến bộ trong việc thực hiện Các mục tiêu Thiên niên kỉ, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục và xóa đói giảm nghèo. Đức Thánh Cha nêu rõ mọi người vẫn đang chờ thành quả sẽ còn tốt đẹp hơn nữa, vì “phần lớn nhân loại vẫn bị loại khỏi những phúc lợi của sự tiến bộ và bị xếp vào loại hạng hai”.
Ngỏ lời với ông Tổng thư ký và phái đoàn, Đức Thánh Cha chúc mừng những hoạt động của Liên Hiệp Quốc nhằm thúc đẩy nền hòa bình, tôn trọng con người, nhất là người nghèo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu, đồng thời hoan nghênh những tiến bộ trong việc thực hiện Các mục tiêu Thiên niên kỉ, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục và xóa đói giảm nghèo. Đức Thánh Cha nêu rõ mọi người vẫn đang chờ thành quả sẽ còn tốt đẹp hơn nữa, vì “phần lớn nhân loại vẫn bị loại khỏi những phúc lợi của sự tiến bộ và bị xếp vào loại hạng hai”.
Vì vậy, Đức Thánh Cha nhấn mạnh phải hướng các mục tiêu phát triển vào “những hiệu quả mang tính cơ cấu trong việc xóa đói giảm nghèo, bao gồm việc giúp mọi người có việc làm xứng đáng, bảo vệ môi trường và gia đình, yếu tố quyết định của sự phát triển kinh tế-xã hội. Phải đấu tranh với mọi hình thức bất công, chống lại nền kinh tế loại trừ, nền văn hóa rác rưởi, văn hóa sự chết đang đe dọa tiêm nhiễm con người”.
Đức Thánh Cha kêu gọi giới hữu trách Liên Hiệp Quốc:
“Tôi muốn mời quý vị, những người đại diện cho các cơ quan phụ trách những hoạt động hợp tác trên phạm vi toàn cẩu, nhớ lại một sự kiện diễn ra từ hai ngàn năm trước, được thuật lại trong sách Tin Mừng Thánh Luca (19, 1-10). Đó là câu chuyện Chúa Giêsu gặp ông Giakêu, viên thu thuế giàu có. Kết quả là ông Giakêu quyết định phân phát của cải và sống theo lẽ công bình, bởi lương tâm của ông đã được ánh mắt của Đức Giêsu đánh thức. Tinh thần này cần phải được nêu cao trong mọi hoạt động chính trị và kinh tế, từ lúc khởi sự đến khi kết thúc. Ánh mắt, vốn luôn im lặng này, thuộc về phần nhân loại bị loại trừ, bỏ rơi, phải làm thức tỉnh lương tâm của những người đang hoạt động chính trị, kinh tế, đưa họ đi đến quyết định can đảm và quảng đại, đi đôi với việc làm thiết thực, như quyết định của Giakêu. Tôi tự hỏi, tinh thần liên đới và chia sẻ có luôn hướng dẫn mọi suy nghĩ và hành động của tôi chăng?
“Tôi muốn mời quý vị, những người đại diện cho các cơ quan phụ trách những hoạt động hợp tác trên phạm vi toàn cẩu, nhớ lại một sự kiện diễn ra từ hai ngàn năm trước, được thuật lại trong sách Tin Mừng Thánh Luca (19, 1-10). Đó là câu chuyện Chúa Giêsu gặp ông Giakêu, viên thu thuế giàu có. Kết quả là ông Giakêu quyết định phân phát của cải và sống theo lẽ công bình, bởi lương tâm của ông đã được ánh mắt của Đức Giêsu đánh thức. Tinh thần này cần phải được nêu cao trong mọi hoạt động chính trị và kinh tế, từ lúc khởi sự đến khi kết thúc. Ánh mắt, vốn luôn im lặng này, thuộc về phần nhân loại bị loại trừ, bỏ rơi, phải làm thức tỉnh lương tâm của những người đang hoạt động chính trị, kinh tế, đưa họ đi đến quyết định can đảm và quảng đại, đi đôi với việc làm thiết thực, như quyết định của Giakêu. Tôi tự hỏi, tinh thần liên đới và chia sẻ có luôn hướng dẫn mọi suy nghĩ và hành động của tôi chăng?
Nói một cách cụ thể, ngày nay nhận thức về phẩm giá của từng người anh em, chị em chúng ta, mà sự sống của họ là thánh thiêng và bất khả xâm phạm ngay từ lúc được tượng thai đến khi chết, phải giúp chúng ta biết chia sẻ một cách hoàn toàn tự do mọi của cải được Chúa quan phòng đặt vào tay chúng ta, của cải vật chất cũng như tinh thần, trí khôn, và biết trao lại một cách rộng rãi và hết lòng những gì trước đây chúng ta đã khước từ tha nhân một cách bất công.
Câu chuyện về Chúa Giêsu và ông Giakêu dạy chúng ta biết rằng bên trên và vượt ra ngoài các hệ thống kinh tế và xã hội vẫn luôn có một nhu cầu thúc đẩy phải hướng đến những người thiếu thốn một cách thực tế, hiệu quả và quảng đại. Chúa Giêsu không đòi Giakêu phải đổi nghề và cũng không lên án hoạt động tài chính của ông, Người chỉ gợi cho ông hãy tự giác, ngay lập tức và không biện bạch dùng mọi sự vào việc phục vụ mọi người. Do đó, như các vị tiền nhiệm của tôi (x. Gioan Phaolô II, Sollicitudo Rei Socialis, 42-43; Centesimus Annus, 43; Bênêđictô XVI, Caritas in Veritate, 6; 24-40), tôi không chút ngần ngại quả quyết rằng sự tiến bộ một cách bình đẳng về kinh tế và xã hội chỉ có thể đạt được bằng những khả năng của khoa học kỹ thuật và kiên trì dấn thân với lòng quảng đại và vô vụ lợi cho sự liên đới trên mọi bình diện với tinh thần không hề đòi hỏi. Việc đóng góp cho sự phát triển bình đẳng cũng còn được thực hiện bởi hoạt động quốc tế hướng đến sự phát triển con người toàn diện của dân chúng trên khắp thế giới và bởi hoạt động của Nhà nước nhằm tái phân phối hợp pháp các phúc lợi kinh tế, cũng như sự hợp tác không thể thiếu giữa khu vực tư nhân và xã hội dân sự.
Do đó, tôi hy vọng quý vị sẽ tiếp tục những cố gắng nhằm phối hợp hoạt động của các cơ quan quốc tế đang phục vụ toàn nhân loại và cũng mong quý vị hãy cùng nhau làm việc nhằm thúc đẩy công cuộc vận động đích thực về đạo đức trên khắp thế giới, vượt trên mọi khác biệt về chính trị và tôn giáo, cuộc vận động này sẽ làm cho lý tưởng huynh đệ và liên đới, nhất là với những người nghèo khổ và bị loại trừ, được lan tỏa và đi vào đời sống”.
Thành Thi.W.HĐGMVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét