Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Đức Cha Paul Seitz (Kim) tại Công Đồng Chung Vatican.

Nhân Kỷ Niệm Ngày Lễ Giỗ 30 Năm của Đức Cha Paul Seitz sắp tới, ban mục vụ truyền thông xin đăng lên Trang Mạng Truyền Thông Giáo phận tài liệu : “Đức  Cha  Paul  Seitz (Kim)  tại  Công  Đồng  Chung  Vatican”
Kính thưa quí gia đình truyền thông trong giáo phận Kontum.
Chúng tôi đã nhận bản dịch gởi đến khá lâu của Cha  LM Phil. Nguyễn Hữu Tiến  chuyển  ngữ,  trích trong “Interventions  des  Pères   conciliaires   MEP  au  Concile  Vatican  II”  LM  J-B  Itcaina, MEP. Nhân Kỷ Niệm Ngày Lễ Giỗ 30 Năm của Đức Cha Paul Seitz sắp tới, ban mục vụ truyền thông xin đăng lên Trang Mạng Truyền Thông Giáo phận tài liệu : “Đức  Cha  Paul  Seitz (Kim)  tại  Công  Đồng  Chung  Vatican”, để chúng ta tạ ơn Chúa và cảm ơn Đức Cha, Nguyên  Giám mục Giáo phận chẳng những lo cho giáo phận nhà, mà còn đóng góp tích cực và sâu sắc cho Công Đồng Chung Vaticanô II về nhiều mặt, đặc biệt về Phụng Vụ thánh.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cha Philiphê.
GPKONTUM (21.02.2014) KONTUM
XIN KÍNH MỜI
.
                               Đức  Cha  Paul  Seitz (Kim)  tại  Công  Đồng  Chung  Vatican
     Trong  phiên  khoáng đại của  kỳ họp thứ nhất, Đức cha Paul  Seitz (Kim), giám  mục  giáo  phận  Kontum, đã phát  biểu  ba  lần. Các  bài phát  biểu  này do cha Jacques Dournes, MEP, (1922-1993), biên soạn, ngài là  thư  ký và chuyên  viên  riêng về thần  học  của  Đức  cha tại Công Đồng chung. Còn cha Joseph Pierron, MEP (1922-1999), dịch các bài phát biểu này sang tiếng La Tinh. Lúc  đó  ngài đang  ở  Roma để chuẩn bị lấy bằng Tiến Sĩ Kinh Thánh. Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày tóm tắt các lần phát biểu của Đức cha .
     1. Lần phát biểu đầu tiên là ngày 05 tháng 11 năm 1962, trong  phiên họp về phụng vụ. Ngài nói trên hàng  trăm ngàn người sắc tộc  thiểu số ở Cao Nguyên Việt Nam, chỉ có  5%  được rao giảng Tin Mừng. Trở ngại lớn nhất trong việc rao giảng Tin Mừng là  cách diễn  đạt  đạo, nhất là nghi thức phụng vụ của chúng ta không hội nhập được với nền văn hoá của các sắc dân này.
     Tôn giáo của các sắc tộc thiểu số này có tính cách cộng đồng, bắt nguồn từ các huyền thoại cổ xưa, có nghi lễ riêng và  các vật tế thần. Tôn giáo của họ bao gồm một lễ vật duy nhất, ngoài ra không có sự cầu khẩn hay chúc phúc nào khác. Các lời  kinh  nguyện trong nghi lễ  tế thần là những lời thánh, bất di bất dịch, được đọc bằng tiếng bản xứ. Khi tham  dự  vào  việc  cúng  thần, mỗi  người  dâng  cúng  lễ  vật   rồi sau đó ăn vật cúng thần  này.
      Việc  Giáo  Hội dùng  tiếng La Tinh trong phụng vụ tạo  ra những  suy  nghĩ  như  sau :“Đạo  của  cha  không thích  hợp  với  chúng  tôi”. Vì  vậy, Đức  cha  xin  Giáo  Hội  hãy có những  thích  nghi  cần  thiết  để  công  việc  truyền  giáo  được  dễ  dàng  hơn  nơi  các  nền  văn  hoá  này.
     2. Lần  thứ  hai  ngài  phát  biểu  là  ngày  13  tháng  11  năm  1962, trong  phiên  họp  về  nghệ  thuật  thánh. Lần  nảy ngài  phát  biểu  nhân  danh  hội  đồng  giám  mục  Việt  Nam. Ngài  đề  cập  đặc  biệt  đến  các  điểm  sau  đây 
          – Làm  sao  cho  nghê  thuật  thánh  phục  vụ  cho  phụng  vụ.
        - Làm  sao  cho  chỉ  Đức  Kitô  trên  Thánh  Giá  được  đặt  cao trên bàn  thờ. Nhưng  cũng  phải  có  chổ  cho  ảnh  tượng  Mẹ  Thiên   Chúa.
        - Còn những ảnh tượng  khác  của  Chúa  Giêsu  và  Mẹ  của  Ngài, đã  được làm  phép trọng  thể, thì không chỉ  được  dùng  như   là  để  trang  trí, mà phải có một vai  trò trong phụng  vụ, như  sách  Kinh  Thánh.
       – Làm  sao cho  công trình  xây dựng  dành  cho  việc  phượng  tự  không  xa  lạ  với  người  ngoại  giáo, nó  còn  là  dấu  chỉ  hiện diện  của  Chúa  Kitô, và  là  ngôi  nhà  thờ  của  người  nghèo,  có  đủ  những  đặc  điểm  như : tính  đơn  giản,  chân  lý  và  sự  khó  nghèo.
       3. Lần  phát  biểu  thứ  ba  của  Đức  cha  là  ngày  19  tháng  11  năm  1962, về  lược  đồ  tín  lý  các  nguồn  gốc  Mạc  Khải. Ngài  đưa  ra  những  ý  kiến nghiêm  khắc  về  lược  đồ  này. Ngài  nói  có  nhìều  đìều  đã  được  khẳng  định  không  làm  thỏa  mãn, chẳng  hạn  như  những điều  có  liên  quan  đến sự  không  thể  sai  lầm  và  linh  ứng  trong  Kinh Thánh. Cựu  Ước  và  Tân  Ước  cũng  chưa  đủ  nối  kết  lại với nhau.  Lược  đồ  này  còn  tạo  ra  ngờ  vực  đối  với  những  ai  miệt  mài  trong  công  việc  nghiên  cứu. Tinh  thần  mà  lược  đồ  này  được  cưu  mang  cho  thấy  có  một  sự  giữ  thế  thủ, điều  này  không   thích  hợp  với  Công  Đồng. Ngài  nói  không  thể  sửa  đổi  luợc  đồ  này. Trước  khi  chuyển  qua  nghiên  cứu  các  đề  mục, cần  phải  tiến  hành  việc  bỏ  phiếu.
         Ngoài  ba  lần  phát  biểu  trên, Đức cha Paul  Seitz  còn  có  khoảng  12  bài  tham  luận  tại  Công  Đồng  về  các  lược  đồ  khác : nhất  là  lược  đồ  về  Giáo  Hội, rồi  về  Đại  Kết, Tông  Đồ  Giáo  Dân,  Đời  Sống  và  Sứ  Vụ  Linh  Mục, về  các  Giáo  Hội  Công  Giáo  Đông  Phương, Tự  Do  Tôn  Giáo, Giáo  Hội  trong  Thế  Giới  Ngày  Nay, về  Hoạt  Động  Truyền  Giáo  của  Giáo  Hội. Ngài  chủ  yếu  phê  bình  tất  cả  các  lược  đồ  này  là  không  đủ  ăn  khớp  với  Hiến  Chế  về  Giáo  Hội  Lumen  Gentium, là  Hiến  Chế  tín  lý  chỉ  đạo  các  lược  đồ  khác.

 Trích “Interventions  des  Pères   conciliaires   MEP 
 au  Concile  Vatican  II”  LM  J-B  Itcaina, MEP
LM Phil. Nguyễn Hữu Tiến  chuyển  ngữ.
W.GPKTVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét